Toán 11 Bài 1: Vectơ trong không gian | Giải Toán lớp 11

588

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 11 Bài 1: Vectơ trong không gian chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về vectơ trong không gian lớp 11.

Giải bài tập Toán 11 Bài 1: Vectơ trong không gian

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi 1 trang 85 SGK Hình học 11: Cho hình tứ diện ABCD. Hãy chỉ ra các vecto có điểm đầu là A và điểm cuối là các điểm còn lại của hình tứ diện. Các vecto đó có cùng nằm trong một mặt phẳng không ?

Lời giải:

Các vecto có điểm đầu là A và điểm cuối là các điểm còn lại của hình tứ diện là:

AB;AC;AD

Các vecto đó không cùng nằm trong một mặt phẳng.

Câu hỏi 2 trang 85 SGK Hình học 11: Cho hình hộp ABCD.ABCD. Hãy kể tên các vecto có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của hình hộp và bằng vecto AB

Lời giải:

Các vecto có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của hình hộp và bằng vecto AB là:

DC;AB;DC.

Câu hỏi 3 trang 86 SGK Hình học 11: Cho hình hộp ABCD.EFGH. Hãy thực hiện các phép toán sau đây (h.3.2):

a)AB+CD+EF+GHb)BECH

Phương pháp giải:

Sử dụng các quan hệ véc tơ bằng nhau, đối nhau để tính toán.

Lời giải:

a)AB=CDCD=ABEF=GHGH=EFAB+CD+EF+GH=ABAB+EFEF=00=0

b) Tứ giác BCHE có:

BC=EH và BC//EH nên là hình bình hành.

BE=CHBECH=0.

Câu hỏi 4 trang 87 SGK Hình học 11: Trong không gian cho hai vecto a;b đều khác vecto – không.

Hãy xác định các vecto  m=2a;n=3b;p=m+n.

Phương pháp giải:

- Vẽ các véc tơ a;b bất kì.

- Chọn một điểm làm gốc, lần lượt dựng hai véc tơ m;n.

- Sử dụng quy tắc hình bình hành dựng véc tơ p.

Lời giải:

Lấy điểm I bất kì. 

+) Vẽ IM sao cho:

{IM=2|a|IM//aa;IMcùng hướng

+)  Vẽ IN sao cho:

{IN=3|b|IN//bb;INngược hướng

+) Vẽ hình bình hành IMPN

p=IP.

Câu hỏi 5 trang 89 SGK Hình học 11: Cho hình hộp ABCD.EFGH. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và BC. Chứng minh rằng các đường thẳng IK và ED song song với mặt phẳng (AFC). Từ đó suy ra ba vecto AF;IK;ED đồng phẳng.
Phương pháp giải:
Ba véc tơ được gọi là đồng phẳng nếu giá của chúng cùng song song với một mặt phẳng.

Lời giải:

I và K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và BC IK là đường trung bình của ABC nên IK//AC(ACF)IK//(ACF)

Hình hộp ABCD.EFGH nên (ADHE)//(BCGF)

FC//ED (là đường chéo trong các hình bình hành BCGF và ADHE)

Nên ED//(AFC).

Ngoài ra AF(ACF)

⇒ ba vecto AF;IK;ED đồng phẳng (vì giá của chúng song song với một mặt phẳng, có thể chọn một mặt phẳng bất kì song song với (ACF)).

Câu hỏi 6 trang 89 SGK Hình học 11: Cho hai vecto a;b  đều khác vecto 0  . Hãy xác định vecto c=2ab và giải thích tại sao ba vecto a;b;c đồng phẳng.
Phương pháp giải:

- Dựng hai véc tơ a;b.

- Chọn một điểm làm gốc, vẽ hai véc tơ 2a;b.

- Sử dụng quy tắc hình bình hành dựng véc tơ c.

Lời giải:

a;b;c đồng phẳng vì a;b  không cùng phương và có cặp số (2; -1) sao cho : c=2ab.

Câu hỏi 7 trang 89 SGK Hình học 11: Cho ba vecto a;b;c  trong không gian. Chứng minh rằng nếu ma+nb+pc=0 và một trong ba số m,n,p khác không thì ba vecto a;b;c  đồng phẳng.

Phương pháp giải:

Ba vecto đồng phẳng nếu ta có thể biểu diễn một vecto theo hai vecto còn lại.

Lời giải:

Giả sử p0 ta có:

ma+nb+pc=0ma+nb=pcc=mpa+npb

Do đó, ba vecto a;b;c  đồng phẳng theo định lí 1.

Bài tập trang 91, 92 SGK Toán 11

Bài 1 trang 91 sgk Hình học 11: Cho hình lăng trụ tứ giác: ABCD.ABCD. Mặt phẳng (P) cắt các cạnh bên AA,BB,CC,DD lần lượt tại I,K,L,M. Xét các véctơ có các điểm đầu là các điểm I,K,L,M và có các điểm cuối là các đỉnh của hình lăng trụ. hãy chỉ ra các véctơ:

a) Cùng phương với IA;

b) Cùng hướng với IA;

c) Ngược hướng với IA.

Phương pháp giải:

Các vector được gọi là cùng phương khi và chỉ khi giá của các vector đó song song hoặc trùng nhau. Hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

Lời giải:

a) Các véctơ có các điểm đầu là các điểm I,K,L,M và có các điểm cuối là các đỉnh của hình lăng trụ mà cùng phương với IA là: IAKBKBLCLCMDMD.

b) Các véctơ có các điểm đầu là các điểm I,K,L,M và có các điểm cuối là các đỉnh của hình lăng trụ mà cùng hướng với IA là: KBLCMD.

c) Các véctơ có các điểm đầu là các điểm I,K,L,M và có các điểm cuối là các đỉnh của hình lăng trụ mà ngược hướng với IA là: IAKBLCMD.

Bài 2 trang 91 sgk hình học 11: Cho hình hộp ABCD.ABCD. Chứng minh rằng:

a) AB + BC + DD = AC;

b) BD - DD - BD = BB;

c) AC + BA + DB + CD = 0.

Phương pháp giải:

Dựa vào các vector bằng nhau và quy tắc ba điểm.

Lời giải:

a) Ta có: BC=BC;DD=CC

AB + BC + DD

AB + BC + CC

=AC+CC

AC

b) BD - DD - BD 

BD + DD + DB 

=BD+DB

BB;

c) Ta có: BADC là hình bình hành BA=CD

BDDB là hình bình hành DB=DB

ABCD là hình bình hành CD=BA

AC + BA + DB + CD 

AC + CD + DB + BA

=AD+DB+BA

=AB+BA

0.

Bài 3 trang 91 sgk hình học 11: Cho hình bình hành ABCD. Gọi S là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hình bình hành.

Chứng minh rằng: SA + SC = SB + SD.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: MA+MB=2MI , với M là một điểm bất kì trong không gian và i là trung điểm của AB.

Lời giải:

Gọi O là tâm của hình bình hành ABCD, ta có O là trung điểm của AC và BD.

Khi đó:

{SA+SC=2SOSB+SD=2SOSA+SC=SB+SD(dpcm)

Bài 4 trang 92 sgk hình học 11: Cho hình tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng minh rằng: 

a) MN=12(AD+BC);

b) MN=12(AC+BD).

Phương pháp giải:
Sử dụng quy tắc ba điểm

Lời giải:

a) MN=MA+AD+DN.

MN=MB+BC+CN. 

Cộng từng vế ta được:

2MN=(MA+MB)+(AD+BC)+(DN+CN)

Do M,N là trung điểm của AB,CD nên MA+MB=0 và DN+CN=DN+ND=0

2MN=0+(AD+BC)+0 =AD+BC

MN=12(AD+BC)

b)

MN=MA+AC+CNMN=MB+BD+DN

Cộng từng vế ta được: 

2MN=(MA+MB)+(AC+BD)+(CN+DN)=0+(AC+BD)+0=AC+BD

MN=12(AC+BD).

Bài 5 trang 92 sgk hình học 11: Cho hình tứ diện ABCD. Hãy xác định hai điểm E,F sao cho:

a) AE=AB+AC+AD;

b) AF=AB+ACAD.

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc hình bình hành.

Lời giải:

a) Lấy điểm G sao cho AB+AC=AG

 G là đỉnh của hình bình hành ABGC. Ta có: 

AB+AC+AD=AE AG+AD=AE

 E là đỉnh của hình bình hành ADEG.

Hay AE là đường chéo của hình hộp có ba cạnh AB,AC,AD.

b) Ta có 

AB+ACAD=AFAGAD=AFDG=AF

 F là đỉnh của hình bình hành ADGF.

Bài 6 trang 92 sgk hình học 11: Cho hình tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Chứng minh rằng: DA+DB+DC=3DG.
Phương pháp giải:
Sử dụng quy tắc ba điểm và công thức GA+GB+GC=0 với G là trọng tâm của tam giác ABC.

Lời giải:

Theo quy tắc ba điểm ta có:

{DA=DG+GADB=DG+GBDC=DG+GC

DA+DB+DC=DG+GA+DG+GB+DG+GC=3DG+(GA+GB+GC)0=3DG

(Do G là trọng tâm tam giác ABC nên GA+GB+DC=0).

Bài 7 trang 92 sgk hình học 11: Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC và BD của tứ diện ABCD. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN và P là một điểm bất kì trong không gian. Chứng minh rằng:

a) IA+IB+IC+ID=0;

b) PI=14(PA+PB+PC+PD).

Phương pháp giải:

a) Sử dụng công thức MA+MB=2MI với M là điểm bất kì trong không gian và I là trung điểm của AB.

b) Sử dụng quy tắc ba điểm.

Lời giải:

a)

IA+IC=2IM, (Vì M là trung điểm của AC)

IB+ID=2IN. (Vì N là trung điểm của BD)

Cộng từng vế ta được:

IA+IC+IB+ID =2(IM+IN)=0

(Vì I là trung điểm của MN).

b)

VP=14(PA+PB+PC+PD)=14(PI+IA+PI+IB+PI+IC+PI+ID)=14(4PI+IA+IB+IC+ID0)=14.4PI=PI=VT

Bài 8 trang 92 sgk hình học 11: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.ABC có  AA = aAB = bAC = c. Hãy phân tích (hay biểu thị véctơ BCBC qua các véctơ a,bc.
Phương pháp giải:
Xen điểm thích hợp để làm xuất hiện các véc tơ a,b,c, sử dụng các cặp vecto bằng nhau và bằng các vecto đã cho.

Lời giải:

BC=BA+AA+AC=ABAA+AC=ba+cBC=BA+AA+AC=AB+AA+AC=b+a+c

Nhận xét: Ba véctơ a;b;c ở trên gọi là bộ ba véctơ cơ sở (dùng để phân tích các véctơ khác).

Cách khác:

BC=ACAB=AC(AB+BB)=ACABBB=ACABAA=cbaBC=ACAB=AA+ACAB=AA+ACAB=a+cb

Bài 9 trang 92 sgk hình học 11: Cho tam giác ABC. Lấy điểm S nằm ngoài mặt phẳng (ABC). Trên đoạn SA lấy điểm M sao cho MS = 2MA và trên đoạn BC lấy điểm N sao cho NB=12NC. Chứng minh rằng ba véctơ  ABMNSC đồng phẳng.
Phương pháp giải:

Sử dụng kết quả của định lí 1 về điều kiện để ba vector đồng phẳng.

Trong không gian cho hai vector a;b không cùng phương và vector c. Khi đó ba vector a;b;c đồng phẳng khi và chỉ khi tồn tại cặp số m;n sao cho c=ma+nb. Ngoài ra cặp số m;n là duy nhất.

Lời giải:

Biểu diễn MN qua hai véc tơ AB,SC:

Ta có:

MN=MS+SC+CN=23AS+SC+23CB(1)

MN=MA+AB+BN=13AS+AB13CB(2)

Nhân (2) với 2 rồi cộng với (1) ta được:

3MN = SC + 2AB MN=13SC+23AB.

Vậy ABMNSC đồng phẳng.

Bài 10 trang 92 sgk hình học 11: Cho hình hộp ABCD.EFGH. Gọi K là giao điểm của AH và DEI là giao điểm của BH và DF. Chứng minh ba véctơ ACKIFG đồng phẳng.
Phương pháp giải:
Chứng minh giá của các véctơ KI, FG  song song với mặt phẳng (ABCD) chứa véctơ AC. Từ đó suy ra ba véctơ đồng phẳng.

Lời giải:

I=BHDF là giao điểm của hai đường chéo hình bình hành BDHF do đó I là trung điểm của BH.

K là giao điểm của hai đường chéo hình bình hành ADHE do đó K là trung điểm của AH.

KI là đường trung bình của tam giác ABH.

KI//ABKI//(ABCD)      (1)

Ta có: BCGF là hình bình hành

FG//BCFG//(ABCD)     (2)

Từ (1) và (2) suy ra: các véctơ KIFG song song với mặt phẳng (ABCD) chứa véctơ AC

Vậy ACKIFG đồng phẳng.

Lý thuyết Bài 1: Vectơ trong không gian

1. Định nghĩa:

Véctơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng. Kí hiệu AB chỉ véctơ có điểm đầu A, điểm cuối B. Véctơ còn đc kí hiệu là abc,...

2. Các quy tắc về véctơ

- Quy tắc 3 điểm: AC = AB + BC.

                 Hoặc: AC = BC + AB.

- Quy tắc hình bình hành: cho hình bình hành ABCDAC = AB + AD.

- Quy tắc trung tuyến: AM là trung tuyến của tam giác ABC thì: AM = 12(AB+AC).

- Quy tắc trọng tâm: G là trọng tâm tam giác ABC thì: GA + GB + GC = 0.

- Quy tắc hình hộp: cho hình hộp ABCD.ABCD thì: AB + AD + AA = AC.

3. Sự đồng phẳng của các véctơ, điều kiện để ba véctơ đồng phẳng

    Định nghĩa: ba véctơ gọi là đồng phẳng nếu các giá của chúng cùng song song với một mặt phẳng.

    Điều kiện để ba véctơ đồng phẳng:

    Định lí 1: cho ba véctơ abc, trong đó véctơ  ab không cùng phương. Điều kiện cần và đủ để ba véctơ abc đồng phẳng là có các số m,n sao cho c = ma + nb. Hơn nữa các số m,n là duy nhất.

    Định lí 2: nếu abc,  là ba véctơ không đồng phẳng thì với mỗi véctơ d ta tìm được các số m,n,p sao cho d = ma + nb + pc. Hơn nữa các số m,n,p là duy nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá