Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB. Gọi M là trung điểm của AD

270

Với Giải Bài 5 trang 65 sách bài tập Toán 8 Tập 1 trong Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều Sách bài tập Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán lớp 8.

Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB. Gọi M là trung điểm của AD

Bài 5 trang 65 sách bài tập Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB. Gọi M là trung điểm của AD. Kẻ CE vuông góc với AB tại E, MF vuông góc với CE tại F, MF cắt BC tại N. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác MDCN là hình thoi;

b) Tam giác EMC là tam giác cân;

c) BAD^=2AEM^.

Lời giải:

 

 (ảnh 6)

a) Ta có: MF ⊥ CE, AB ⊥ CE, suy ra MN // AB // CD.

Xét tứ giác MDCN ta có: MD // CN (do AD // BC; M ∈AD, N ∈ BC) và MN // CD (chứng minh trên).

Do đó tứ giác MDCN là hình bình hành.

Mặt khác M là trung điểm của AD nên MD=12AD.

Lại có AD = 2AB mà AB = CD (do ABCD là hình bình hành) nên CD=AB=12AD.

Do đó MD = CD.

Suy ra hình bình hành MDCN là hình thoi.

b) Xét tứ giác ADCE ta có AE // CD (theo câu a).

Do đó, tứ giác ADCE là hình thang với hai đáy AE và CD.

Xét hình thang ADCE có:

M là trung điểm AD (giả thiết);

AE // MF // CD (theo câu a).

Theo chứng minh ở Bài 5, trang 63, SBT Toán 8 Tập Một, ta có: F là trung điểm của CE.

Xét ∆EMC có MF là đường trung tuyến ứng với cạnh CE và MF ⊥ CE (giả thiết).

Do đó ∆EMC cân tại M.

c) Tứ giác MDCN là hình thoi nên NMD^=2NMC^ (tính chất đường chéo của hình thoi).

Mà ∆EMC cân tại M nên EMF^=CMF^.

Ta có BAD^=NMD^=2NMC^=2EMF^. (1)

Lại có AEM^=EMF^ (hai góc so le trong). (2)

Từ (1) và (2) suy ra BAD^=2AEM^.

Đánh giá

0

0 đánh giá