Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Tại sao có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uân đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng

117

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

Tại sao có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uân đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng

Câu 6 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tại sao có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uân đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình” (Ngữ văn 8, tập một, trang 118).

Trả lời:

Có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình” vì:

- Kinh đô Hoa Lư được hình thành sau khi Đinh Bộ Lĩnh đẹp loạn 12 sứ quân. Đây là vùng đồi núi, sông ngòi hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ nhưng giao thông lại không thuận lợi, không phải trung tâm đất nước. Hai triều đại Đinh, Lê trước đó, thế và lực chưa đủ mạnh nên còn phải dựa vào núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn là cần thiết khi đất nước đã lớn mạnh, loạn cát cứ đã bị đập tan, đất nước cần phát triển để trở thành quốc gia hùng cường của khu vực, có đủ sức mạnh chống lại các thế lực xâm lược từ phương Bắc và phương Nam.

- Lý Công Uẩn không chọn Bắc Ninh là quê hương ông để lập kinh đô mà lại chọn Đại La – trung tâm đất nước – vì sự nghiệp chung của dân tộc, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của lịch sử đất nước và sự lựa chọn của ông cho đến nay vẫn là đúng đắn và hợp lí. Điều đó cho thấy ý thức vì sự lớn mạnh của dân tộc, ột thu vì quyền lợi của trăm họ đã thực sự trở thành động lực chi phối quyết định của vị vua anh minh.

- Khi lựa chọn kinh đô mới là nơi trung tâm rộng lớn, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của đất nước là khi cả dân tộc đã có khát vọng về việc xây dựng một đất nước cường thịnh, thống nhất, muôn đời bền vững. Nói là “cả dân tộc” bởi việc làm Đại của Lý Công Uẩn hợp với ý chí và lòng dân, thể hiện khí phách của dân tộc Đại Việt, - Việc đổi tên Đại La thành kinh đô Thăng Long (Rồng bay – thể hiện khát vọng vươn lên) đã cho thấy mong muốn của cả dân tộc trước bước ngoặt lịch sử lớn lao này.

Đánh giá

0

0 đánh giá