Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần

228

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Trả lời:

Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới).

- Theo mô hình do Kim Thánh Thán (nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời trung đại) đề xuất thì một bài thơ bát cú Đường luật có thể được chia làm hai phần, bốn câu trên gọi là tiền giải, bốn câu sau là hậu giải. Một bài thơ Đường luật thường có hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất (thường là sự viêc, câu chuyện, cảnh vật) được triển khai trong phần tiền giải và khía cạnh thứ hai (thường là cảm nghĩ của tác giả) được triển khai trong phần hậu giải.

- Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí hoàn toàn có thể chia thành hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) theo mô hình tiền giải và hậu giải của Kim Thánh Thán. Bốn câu thơ trên là sự việc tác giả đọc Tiểu Thanh kí và cảm nghĩ về số phận Tiểu Thanh, thương cho người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc. Bốn câu thơ sau là cảm nghĩ của nhà thơ về chính mình, là nỗi niềm của nhà thơ gửi tới mai sau.

Đánh giá

0

0 đánh giá