Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào

107

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

a.

 – Biện pháp đối được dùng trong đoạn trích: nồng nàn yêu nước – làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn đối lập với: mọi sự hiểm nguy, khó khăn; lũ bán nước – lũ cướp nước.

→ Tác dụng tu từ của biện pháp đối: Bằng sự đối xứng tương đồng hoặc tương phản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc hoạ được truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, trải qua mọi biến động của lịch sử, lòng yêu nước ấy vẫn mãi mãi trường tồn.

b.

– Biện pháp đối được dùng trong đoạn trích: tác giả đã sử dụng các cặp từ ngữ đối xứng nhau rất dễ nhận thấy thông qua cấu trúc đối nghịch “X mà Y” trong tiếng Việt: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng.

→Tác dụng tu từ của biện pháp đối: Bằng cách tạo ra những sự đối lập cân xứng, hài hoà, uyển chuyển, tác giả đã vẽ nên một Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội với hàng ngàn năm lịch sử luôn có nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần.

c.

– Biện pháp đối được dùng trong đoạn trích: Tác giả đã sử dụng các cặp từ ngữ đối lập nhau: sông kết vào với biển – sông tan biến vào trong biển; gắn kết với thế giới – tan biến vào thế giới.

→  Tác dụng tu từ của biện pháp đối: Bằng cách tạo ra những sự đối lập, tác giả đã nhấn mạnh được vai trò của việc gắn kết chứ không tan biến với toàn cầu hoá khi hội nhập.

Đánh giá

0

0 đánh giá