Với Soạn bài Thương nhớ mùa xuân trang 56 Ngữ văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
Yêu cầu (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản tùy bút, các em cần chú ý:
+ Văn bản viết về đề tài gì?
+ Kết cấu của văn bản được tổ chức như thế nào?
+ Những chi tiết nào của văn bản gây ấn tượng đối với người đọc?
+ Cái “tôi” tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ của văn bản thể hiện ra sao?
+ Văn bản đề cập giá trị văn hóa gì? Điều đó liên quan thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
- Đọc trước văn bản Thương nhớ mùa xuân, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Bằng.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của đoạn trích:
Thương nhớ mười hai (1971) ra đời trong bối cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang văn viết về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trọn vẹn trong một năm, mỗi tháng đều mang những đặc trưng riêng. Qua những trang văn, tác giả kín đáo thể hiện tình yêu đối với Hà Nội và lòng mong mỏi đất nước thống nhất.
Đoạn trích dưới đây viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.
Trả lời:
- Đề tài: mùa xuân
- Kết cấu của văn bản: 3 phần:
+ Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
+ Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.
+ Cảnh sắc, không khí mùa xuân sau những ngày rằm tháng Giêng.
- Tác giả Vũ Bằng:
+ Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng (1913 - 1984) có tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút danh như Thiên Thư, Lưu Tâm, Vạn Lý Trình,…
+ Ông sinh ra tại Hà Nội nhưng quê gốc của ông ở Hải Dương
+ Sinh trưởng trong một gia đình làm nghề xuất bản nhà sách ở Hà Nội
+ Vũ Bằng với phong cách viết miêu tả chân thực cuộc sống xung quanh, về thiên nhiên, về con người về sự đổi thay của quê hương đất nước, giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm và có sức hấp dẫn vô cùng lớn.
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân có đặc điểm gì?
Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảm xúc của nhân vật "tôi" trước mùa xuân thế nào?
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Ở phần 3, tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì về mùa xuân Hà Nội?
Câu 6 (trang 60 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong tâm trí tác giả, trăng tháng Giêng có gì đặc biệt?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.