Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết

183

Với Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc trước văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, tìm hiểu thêm những thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

a) Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

b) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

c) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

Trả lời:

- Nghĩa của từ "già" trong các câu:

a. Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.

b. Nhiều tuổi, đã sống từ lâu.

c. Dôi ra, trên một mức độ nào đó.

- Từ "già" có thể sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau: 

+ Nếu là tính từ có thể hiểu là:

Nhiều tuổi, đã sống từ lâu, đã đi đến giai đoạn cuối của một chu kỳ sinh học.

Mang tính chất bên ngoài, hình thức của người đã sống từ lâu dù bản thân chưa nhiều tuổi.

Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.

Nói hoa lợi để quá mức mới thu hoạch hoặc chưa thu.

Trên mức trung bình, mức vừa dùng, mức hợp lý.

+ Nếu là đại từ, có thể hiểu là: Từ thân mật người có tuổi tự xưng hoặc người chưa già gọi người có tuổi.

Đánh giá

0

0 đánh giá