Tìm đọc một số đoạn văn bản tùy bút, tản văn, truyện kí trong sách, báo hoặc internet

203

Với Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 11 trang 86 Ngữ văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

 Tìm đọc một số đoạn văn bản tùy bút, tản văn, truyện kí trong sách, báo hoặc internet

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm đọc một số đoạn văn bản tùy bút, tản văn, truyện kí trong sách, báo hoặc internet. Khi đọc, cần lưu ý: tóm tắt nội dung văn bản, ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú hoặc băn khoăn, chưa hiểu,... của bản thân về những văn bản đó.

Trả lời:

- Tùy bút: Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân.

- Tóm tắt:

Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Có lúc sông Đà cũng dịu dàng: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình,mang màu xanh ngọc bích và màu đỏ phù sa chứ không có màu đen như Pháp nói; sông Đà lại giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại; hai bên bờ sông Đà tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện ra đầy nghệ sĩ, hùng dũng dù rất bình dị đời thường, Ông lái đò vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử; ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, nhưng đêm trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.

- Nội dung chính: Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì quan của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

- Điều ấn tượng về hình tượng ông lái đò:

Ông lái đò hiện ra là một người khoảng bảy mươi tuổi làm nghề lái đò đã nhiều năm nay. Ông là đại diện cho những con người lao động bình dị, từng trải, có nhiều kinh nghiệm lái đò, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán ở nơi đây. Mỗi ngày làm việc như một trận chiến với đám thủy quái trên sông, ông phải dùng hết công lực của mình để đối phó với bọn chúng mà không hề nao núng. Khi bọn đá bày ra trùng vi thạch trận thứ nhất đầy hiểm nguy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình; ông không hề nao núng mà bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái để vượt qua trùng vi thạch trận thứ nhất. Sau khi phá xong vòng một, người lái đò không được nghỉ ngơi mà phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, thứ ba. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá; ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán chèo, một con thuyền không có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức mạnh siêu nhiên của loài thuỷ quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, người lái đò vẫn chiến thắng, khiến cho bọn đá tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh lè vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé

Đánh giá

0

0 đánh giá