50 câu trắc nghiệm Animo axit+ (có đáp án) chọn lọc

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Amino axit (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:

50 câu trắc nghiệm Amino axit (có đáp án) chọn lọc

Câu 1:  Hiện tượng xảy ra khi cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng:

A. Xuất hiện màu nâu.

B. Xuất hiện màu đỏ.

C. Xuất hiện màu vàng

D. Xuất hiện màu tím

 Đáp án: D

Câu 2: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly

B. Ala-Ala-Gly-Gly

C. Ala-Gly-Gly

D. Gly- Ala-Gly

Đáp án: A

Câu 3: Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là:

A. CnH2n+1N

B. CnH2n+1NH2

C. CnH2n+3N

D. CxHyN

 Đáp án: C

Câu 4: Số đồng phân amin bậc II của C4H11N là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?

A. C6H5NH2

B. C6H5CH2NH2

C. (C6H5)2NH

D. NH3

Đáp án: C

Câu 6: Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch Br2

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO3

Đáp án: A

Câu 7: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.

B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.

C. Dung dịch trong suốt.

D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn.

Đáp án: A

Câu 8: Cho các phát biểu sau

(1) Các amin đều có tính bazơ.

(2) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.

(3) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

(4) Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

(5) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng H2O.

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: D

Câu 9: Dung dịch etylamin tác dụng với dd nước của chất nào sau đây?

A. NaOH

B. NH3

C. NaCl

D. H2SO4

Đáp án: D

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A.Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 .

B.Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

C.Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α -amino axit.

D.Tất cả peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Đáp án: B

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.

B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh.

C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.

D. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac.

Đáp án: B

Câu 12: Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. anilin, metyl amin, amoniac.

B. amoni clorua metyl amin natri hiđroxit.

C. anilin amoniac natri hiđroxit.

D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Đáp án: C

Câu 13: Anilin và phenol đều có phản ứng vớ

A. dd NaOH

B. dd HCl

C. dd NaCl

D. nước Br2.

Đáp án: D

Câu 14: C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Câu 15: Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3 ,hiện tượng nào xảy ra có:

A. khí bay ra

B. kết tủa màu đỏ nâu

C. khí mùi khai bay ra

D.Không hiện tượng gì.

Đáp án: B

Câu 16: Nhận biết ba dung dịch chứa ba chất glixin, metylamin, axit axêtic người ta dùng:

A . Quỳ tím

B . Dung dịch NaOH

C . Dung dịch HCl

D . Tất cả đều đúng.

 Đáp án: A

Câu 17: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.

D. CH3 -CH(NH2 )COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic.

Đáp án: D

Câu 18: Cho dãy các chất: C6 H5 NH2 (anilin), H2 NCH2 COOH, CH3 CH2COOH, CH3 CH2 CH2 NH2 , C6 H5 OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Đáp án: C

Câu 19: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Đáp án: B

Câu 20: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

A. ancol etylic.

B. benzen.

C. anilin.

D. axit axetic.

Đáp án: C

Câu 21: Phản ứng nào dưới đây KHÔNG thể hiện tính bazơ của amin?

A. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH

B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+

D. CH3NH2 + HNO2 →CH3OH + N2 + H2O

 Đáp án: D

Câu 22: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?

A. 3 chất.

B. 4 chất.

C. 2 chất.

D. 1 chất.

Đáp án: C

Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Cho vài giọt CuSO4 và dd NaOH vào dd lòng trắng trứng thì dd chuyển sang màu xanh tím

B. Cho HNO3 đặc vào dd lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện tủa trắng, khi đun sôi thì tủa chuyển sang màu vàng

C. Axit lactic được gọi là axit béo

D. Lipit là một hợp chất este

 Đáp án: C

Câu 24: hất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. C2H5OH.

B. CH2 = CHCOOH.

C. H2NCH2COOH.

D. CH3COOH.

 Đáp án: C

Câu 25: Tripeptit là hợp chất:

A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

 Đáp án: B

Câu 26: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α−amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α−amino axit.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

 Đáp án: C

Câu 27: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 1 và 1.

B. 2 và 2.

C. 2 và 1.

D. 1 và 2.

 Đáp án: D

Câu 28: Thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch: Lòng trắng trứng (anbumin) , glucozơ, glixerol, anđehit axetic

A. Cu(OH)2 /OH- đun nóng.

B. dung dịch AgNO3 /NH3 .

C. dung dịch HNO3 đặc.

D. dung dịch Brom.

 Đáp án: A

Câu 29: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2 NCH2 COOH, vừa tác dụng được với CH3 NH2 ?

A. NaCl.

B. HCl.

C. CH3OH.

D. NaOH.

 Đáp án: B

Câu 30: Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bé nhất

 

A. Valin

B. Alanin

C. Glyxin

D. Axit glutamic

Đáp án: C

Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

1. Aminoaxit là những chất lỏng, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

2. Tên bán hệ thống của aminoaxit: axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

3. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

4. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực

H3N+–CH2–COO.

Số phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 Đáp án: B

Câu 32: Cho các chất sau: (1) C2H6, (2) CH3-CH(NH2)-COOH, (3) CH3COOH, (4) C2H5OH. Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần là

A. (2) > (3) > (4) > (1).

B. (3) > (4) > (1) > (2).

C. (4) > (3) > (2) > (1).

D. (2) > (3) > (1) > (4).

Đáp án: A

Câu 33: Cho các khẳng định sau:

1. Tất cả amin axit đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

2. Tất cả amino axit đều tan trong nước.

3. Tất cả amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

4. Tất cả amino axit đều có vị chua.

Số đáp án đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 34: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

B. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.

D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.

Đáp án: B

Câu 35: Số đồng phân aminoaxit có công thức phân tử C4H9NO2 là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Đáp án: C

Câu 36:  α - amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32%; 6,67%; 42,66%; 18,67%. Vậy công thức cấu tạo của X là

A. CH3-CH(NH2)COOH.

B. H2N-[CH2]2-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. C2H5-CH(NH2)-COOH.

Đáp án: C

Câu 37: Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là

A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Đáp án: D

Câu 38: Cho các chất: H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH, (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH, H2N- CH2-COOH, H2N-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. Số chất làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 39: Có thể phân biệt dung dịch chứa Glyxin, lysin, axit glutamic bằng ?

A. Nước

B. NaOH

C. HCl

D. Qùy tím

Đáp án: D

Câu 40: X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,725 gam muối. CTCT của X là: 

A. H2N-CH2-COOH.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. C2H5-CH(NH2)-COOH.

D. H2N- CH2-CH2-COOH.

Đáp án: A

Câu 41:

Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino axit là

A. H2N-C2H4-COOH

B. H2N-C3H6-COOH

C. H2N-CH2-COOH

D. H2N-C3H4-COOH

Đáp án: A

Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được V lít CO2 và 4,5 gam H2O và 1,12 lít N2. Giá trị của V là:

A. 0,2

B. 2,24

C. 4,48

D. 5,6

Đáp án: C

Câu 43: Este X được điều chế từ α – aminoaxit và ancol metylic. Tỉ khối hơn của X so với hiđro là 44,5. Đun nóng 8,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 3 M sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được chất rắn G (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Vậy khối lượng chất rắn G là:

A. 28,6 gam

B. 11,15 gam

C. 28,7gam

D. 27,6 gam

Đáp án: C

Câu 44: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức

A. cacboxyl và hiđroxyl.

B. hiđroxyl và amino,

C. cacboxyl và amino.

D. cacbonyl và amino.

Đáp án: C

Câu 45: Công thức của glyxin là

A. CH3NH2.

B. H2NCH(CH3)COOH,

C. H2NCH2COOH.

D. C2H5NH2.

Đáp án: C

Câu 46: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 2 và 2.

B. l và 2.

C 2 và l.

D. 1 và 1.

Đáp án: B

Câu 47: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Đáp án: A

Câu 48: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2 là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6

Đáp án: C

Câu 49: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?

A. dung dịch alanin

B. dung dịch glyxin

C. dung dịch lysin

D. dung dịch valin

Đáp án: C

Câu 50: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng ?

A. axit a-aminopropionic

B. axit a,e-điaminocaproic

C. axit a-aminoglutaric

D. axit aminoaxetic

Đáp án: C

 

 

 

 

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
863 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống