50 câu trắc nghiệm Luyện tập: tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng (có đáp án) chọn lọc

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Luyện tập: tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:

50 câu trắc nghiệm Luyện tập: tính chất hóa học của Crom, đồng và hợp chất của chúng (có đáp án) chọn lọc

Câu 1: Nhúng một bản đồng mỏng vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Để cốc này ngoài không khí một thời gian, dung dịch trong cốc dần dần chuyển sang màu xanh. Có thể giải thích hiện tượng này như thế nào?

A. Xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học

B. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

C. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng rất chậm, do đó phải sau một khoảng thời gian dài, ta mới quan sát thấy hiện tượng.

D. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng khi có mặt oxi không khí.

Đáp án: D

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.

B. CrO3 là oxit axit

C. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.

D. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng

Đáp án: D

Câu 3: Hợp kim Cu-Ni (25% Ni) được gọi là

A. đồng thau.

B. đồng thanh.

C. đồng bạch.

D. đuy ra.

Đáp án: C

Câu 4:  Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây?

A. F2.

B. S.

C. Cl2.

D. O2.

Đáp án: A

Câu 5:  Cho Cu (Z = 29), số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đồng là

A. 1.

B. 2.

C. 8.

D. 10.

Đáp án: A

Câu 6: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm

B. Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

C. Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm loãng.

D. Ion Cr3+ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Đáp án: C

Câu 7: Thành phần chính của quặng cancopirit (pirit đồng) là

A. CuS.

B. CuS2.

C. Cu2S.

D. CuFeS2.

Đáp án: D

Câu 8: Cho các mệnh đề sau

(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.

(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.

(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.

Số mô tả sai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Câu 9:  Hãy cho biết hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ crom?

A. CrCl3

B. K2Cr2O7

C. CrO3

D. KCrO2

Đáp án: A

Câu 10: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 2,2

B. 8,5

C. 2,0

D. 6,4

Đáp án: C

Câu 11: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?

A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ thẫm sang màu lục thẫm.

B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.

C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm.

D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm. 

Đáp án: C

Câu 12: Muối amoni đicromat bị nhiệt phân theo phương trình:

(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O.

Khi phân hủy 48 gam muối này thấy còn 30 gam gồm chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là

A. 8,5%.

B. 6,5%.

C. 7,5%.

D. 5,5%

Đáp án: D

Câu 13: Cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A. 63,16%

B. 42,11%

C. 36,84%

D. 26,32%

Đáp án: A

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

A. 0,78 gam.

B. 3,12 gam.

C. 1,74 gam.

D. 1,19 gam.

Đáp án: B

Câu 15: Đem nung 13,0 gam Cr trong khí O2 thì thu được 15,0 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là

A. 4,48 lít.

B. 6,72 lít.

C. 8,40 lít.

D. 5,60 lít.

Đáp án: D

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì IV, nhóm VIB, có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d54s1

B. Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện.

C. Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng electron của cả phân lớp 4s và 3d.

D. Trong hợp chất, crom có các mức oxi hoá đặc trưng là +2, +3 và +6.

Đáp án: B

Câu 17: Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây là không hợp lí?

A. Crom là kim loại cứng nhất, có thể dùng để cắt thuỷ tinh.

B. Crom là hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng không gỉ, chịu nhiệt.

C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.

Đáp án: C

Câu 18: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,03 và 0,02.

B. 0,05 và 0,01.

C. 0,02 và 0,05.

D. 0,01 và 0,03.

Đáp án: A

Câu 19: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: C

Câu 20:  Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án: D

Câu 21:  Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong các chất lỏng?

A. CaSO4 khan.

B. CuSO4 khan.

C. CuSO4.5H2O.

D. Cả A và B.

Đáp án: B

Câu 22: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,8 gam.

B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam.

D. 4,0 gam

Đáp án: D

Câu 23: Cho các mô tả sau:

(1) Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2

(2) Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag

(3) Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3

(4) Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2

(5) Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)

(6) Không tồn tại Cu2O; Cu2S

Số mô tả đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án : C

Câu 24: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn:

A. Fe.

B. K.

C. Na.

D. Ca.

Đáp án: A

Câu 25: Nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng, Cr(III) vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử, Cr(VI) có tính oxi hoá.

B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3; Cr(OH)3 lưỡng tính.

C. Cr2+; Cr3+ trung tính; Cr(OH)3 có tính bazơ.

D. Cr(OH)2 Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.

Đáp án: C

Câu 26: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

A. (CuOH)2.CuCO3.

B. CuCO3.

C. Cu2O.

D. CuO.

Đáp án: A

Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 9,40 g.

B.11,28 g.

C. 8,60 g.

D. 20,50 g.

Đáp án: A

Câu 28:  Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?

A. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch KOH vào.

B. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

C. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+.

D. Cr(OH)2 vừa tan trong dung dịch KOH, vừa tan trong dung dịch HCl.

Đáp án: D

Câu 29:  Phản ứng nào sau đây không đúng ?

A. 2Cr+3F22CrF3   

B. 2Cr+3Cl2t2CrCl3

C. Cr+StCrS    

D. 2Cr+N2t2CrN

Đáp án: C

Câu 30: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là

A. Fe, Al và Cr

B. Fe, Al và Zn

C. Mg, Al và Cu

D. Fe, Zn và Cr

 Đáp án: A

Câu 31:  Cấu hình electron không đúng là

A. Cr (Z = 24): [Ar] 3d54s1 .

B. Cr (Z = 24): [Ar] 3d44s2.

C. Cr2+ : [Ar] 3d4 .

D. Cr3+ : [Ar] 3d3.

 Đáp án: B

Câu 32: Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl đun nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Khối lượng crom ban đầu là

A. 0,065g

B. 1,040g

C. 0,560g

D. 1,015g

 Đáp án: B

Câu 33: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36 lít

B. 7,84lít.

C. 4,48lít.

D. 10,08lít.

 Đáp án: C

Câu 34: Chất nào sau đây không lưỡng tính?

A. CrO3 .

B. Cr2O3 .

C. Cr(OH)3 .

D. Al2O3 .

 Đáp án: A

Câu 35: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 moi FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 29,4 gam    

B. 59,2 gam.    

C. 24,9 gam.    

D. 29 6 gam

Đáp án: A

Câu 36: Muốn điều chế 6,72 lít khí đo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng đế tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam.    

B. 27,4 gam.    

C. 24,9 gam.    

D. 26,4 gam

Đáp án: A

Câu 37: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2CrO+2NaOH2NaCrO2+H2 .

B. 4Cr(OH)2+O2+2H2O4Cr(OH)3.

C. 6CrCl2+3Br24CrCl3+2CrBr3 .

D. Cr(OH)2+H2SO4CrSO4+2H2O.

Đáp án: A

Câu 38: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim.

A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hoá crom thành Cr (VI).

C. Lưu huỳnh không phán ứng được với crom.

D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hoá crom thành Cr (II)

Đáp án: A

Câu 39:  Để phân biệt được Cr2O3,Cr(OH)2 , chỉ cần dùng

A. H2SO4 loãng.

B. HCl.

C. NaOH.

D. HNO3 

Đáp án: C

Câu 40: Phát biểu không đúng là

A. Các hợp chất Cr2O3,Cr(OH)3,CrO đều có tính chất lưỡng tính.

B. Hợp chất CrO có tính khử đặc trưng còn hợp chất CrO3 có tính oxi hóa mạnh.

C. CrO tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch KOH.

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này sẽ chuyển thành muối cromat.

Đáp án: A

Câu 41: Trong các axit: (1) HNO3 ; (2) H2SO4 ; (3) HCl; (4) H2CrO4 ; (5) HBr; (6) HI thì axit có tính khử mạnh nhất là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 6

Đáp án: D

Câu 42: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng kết thúc, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 7,84.

B. 4,48.

C. 3,36.

D. 10,08.

 Đáp án: A

Câu 43: Dung dịch FeSO4 làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. KMnO4 trong môi trường H2SO4 .

B. K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4.

C. Nước brom.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 44: Cho một số phát biểu:

(1) Cho NaOH dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng

(2) Cho NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng

(3) Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3 thấy có kết tủa vàng nâu, sau đó kết tủa lại tan.

(4) Thên từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy có kết tủa lục xám và sau đó kết tủa lại tan.

Số câu phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 45 Tổng các hệ số nguyên nhỏ nhất khi cân bằng phản ứng: K2Cr2O7+FeSO4+H2SO4X+Y+Z+T là

A. 20

B. 22

C. 24

D. 26

Đáp án: A

Câu 46:  Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 có mặt KOH, số mol tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là

A. 0,015 và 0,04.

B. 0,015 và 0,08.

C. 0,03 và 0,08.

D. 0,03 và 0,04.

Đáp án: B

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

A. 0,78 gam.    

B. 3,12 gam.    

C. 1,74 gam.    

D. 1,19 gam.

Đáp án: B

Câu 48: Cho phản ứng K2Cr2O7+HClKCl+CrCl3+Cl2+H2O. Khi cân bằng thì số phân tử HClbị oxi hóa là

A. 3

B. 6

C. 8

D. 14

Đáp án: B

Câu 49:  Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim là

A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr

B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr

C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr

D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr

Đáp án: C

Câu 50:  Cho dãy các chất: Cr(OH)3,Al2(SO4)3,Mg(OH)2,Zn(OH)2,MgO,CrO3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

 

 

 

 

Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống