35 câu trắc nghiệm Chất (có đáp án) chọn lọc

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Chất (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 8 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Chất (có đáp án) chọn lọc

Câu 1: Chất có ở đâu?

A. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

B. Chất chỉ có trong cơ thể con người.

C. Chất chỉ có trong cơ thể các loài động vật.

D. Chất chỉ có trong cơ thể con người và trong thực vật.

Lời giải:  

Đáp án: A

Giải thích: Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

Câu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?

A. Ấm nhôm.

B. Cây mía.

C. Quần áo.

D. Bình nhựa.

Lời giải:  

Đáp án: B

Giải thích:

Vật thể tự nhiên là vật thể có sẵn trong thiên nhiên (như cây cối, sông, suối, ao, hồ…).

Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu (thường do con người tạo ra).

→ Vật thể tự nhiên: cây mía; vật thể nhân tạo: ấm nhôm, quần áo, bình nhựa.

Câu 3: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

A. Xe đạp.

B. Quả chanh.

C. Sông suối.

D. Cây cỏ.

Lời giải:  

Đáp án: A

Giải thích:

Vật thể tự nhiên là vật thể có sẵn trong thiên nhiên (như cây cối, sông, suối, ao, hồ…).

Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu (thường do con người tạo ra).

→ Vật thể tự nhiên: quả chanh, sông suối, cây cỏ; vật thể nhân tạo: xe đạp.

Câu 4: Dãy đều gồm các chất là

A. sách, tập vở, bút.

B. nhôm, đồng, lọ thủy tinh.

C. nhôm, đồng, kẽm.

D. kẽm, thước kẻ, tập vở.

Lời giải:  

Đáp án: C

Giải thích:

Vật thể được tạo nên từ các chất (hay nói cách khác trong vật thể có chất).

Loại đáp án A vì “sách, tập vở, bút” đều là vật thể.

Loại đáp án B vì “lọ thủy tinh” là vật thể.

Loại đáp án D vì “thước kẻ, tập vở” là vật thể.

Câu 5: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng) trong câu sau: “Cơ thể người có 63 ÷ 68% về khối lượng là nước.”

A. Cơ thể người là vật thể, nước là chất.

B. Cơ thể người là chất, nước là vật thể.

C. Cơ thể người và nước đều là vật thể.

D. Cơ thể người và nước đều là chất.

Lời giải:  

Đáp án: A

Giải thích:

Vật thể được tạo nên từ các chất (hay nói cách khác trong vật thể có chất).

→ Cơ thể người là vật thể, nước là chất.

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí?

A. Mùi vị.

B. Màu sắc.

C. Nhiệt độ sôi.

D. Tính cháy.

Lời giải:  

Đáp án: D

Giải thích: Tính chất vật lí là những tính chất như: trạng thái hay thể (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt…

Câu 7: Tính chất hóa học của một chất là tính chất mà trong đó

A. chất có nhiệt độ sôi cao.

B. chất có khả năng biến đổi thành chất khác.

C. chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

D. chất có khả năng dẫn nhiệt, đẫn điện tốt.

Lời giải:  

Đáp án: B

Giải thích: Tính chất hóa học là những tính chất có khả năng biến đổi chất ban đầu thành chất khác (thí dụ: khả năng bị phân hủy, tính cháy được…).

Câu 8: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?

A. Sắt bị gỉ khi để lâu trong không khí.

B. Sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ.

C. Nhôm có màu trắng bạc.

D. Nhôm tan trong dung dịch axit clohiđric.

Lời giải:  

Đáp án: C

Giải thích:

Tính chất vật lí là những tính chất như: trạng thái hay thể (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt….

Tính chất hóa học là những tính chất có khả năng biến đổi chất ban đầu thành chất khác (thí dụ: khả năng bị phân hủy, tính cháy được…).

→ Đáp án C thể hiện tính chất vật lí; đáp án A, B, D thể hiện tính chất hóa học (vì có sự biến đổi chất ban đầu thành chất khác).

Câu 9: Tính chất nào sau đây của nước (tinh khiết) là tính chất hóa học?

A. Nước là chất lỏng, không màu.

B. Nước sôi ở 100oC.

C. Nước hóa rắn ở 0oC.

D. Nước hòa tan kim loại natri tạo thành dung dịch kiềm.

Lời giải:  

Đáp án: D

Giải thích:

Tính chất hóa học là những tính chất có khả năng biến đổi chất ban đầu thành chất khác (thí dụ: khả năng bị phân hủy, tính cháy được…).

→ Nước tác dụng với kim loại natri tạo thành chất mới (có sự biến đổi về chất), do đó đây là tính chất hóa học của nước.

Câu 10: Tính chất nào sau đây có thể quan sát trực tiếp bằng mắt?

A. Màu sắc.

B. Tính dẫn điện.

C. Tính dẫn nhiệt.

D. Khối lượng riêng.

Lời giải:  

Đáp án: A

Giải thích:

Màu sắc: có thể quan sát bằng mắt.

Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt: phải làm thí nghiệm.

Khối lượng riêng: phải dùng dụng cụ đo.

Câu 11: Căn cứ vào tính chất nào mà: Đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây điện?

A. Tính dẫn nhiệt; không dẫn nhiệt.

B. Tính dẫn điện; không dẫn điện.

C. Tính cháy.

D. Tính tan.

Lời giải:  

Đáp án: B

Giải thích:

Đồng, nhôm dẫn điện được nên được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su không dẫn điện được dùng làm vỏ dây điện.

→ Căn cứ vào tính dẫn điện; không dẫn điện.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.

B. Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.

C. Nước tự nhiên là chất tinh khiết.

D. Nước cất được dùng để pha chế thuốc tiêm và sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Lời giải:  

Đáp án: C

Giải thích: Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp.

Câu 13: Nước nào sau đây là chất tinh khiết ?

A. Nước khoáng.

B. Nước cất.

C. Nước giếng.

D. Nước ao hồ.

Lời giải:  

Đáp án: B

Giải thích:

Nước cất là chất tinh khiết (không có lẫn chất khác).

Nước khoáng, nước giếng, nước ao hồ đều có lẫn một số chất khác, gọi là hỗn hợp.

Câu 14: Người ta ứng dụng phương pháp chưng cất để tách chất ra khỏi hỗn hợp là dựa trên điều kiện

A. nhiệt độ sôi khác nhau.

B. nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

C. tính tan khác nhau.

D. màu sắc khác nhau.

Lời giải:  

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau, có thể tách riêng được một số chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chưng cất.

Câu 15: Bỏ muối ăn vào nước, khuấy cho tan được hỗn hợp nước và muối trong suốt (gọi là dung dịch muối ăn). Làm thế nào để thu được muối ăn ban đầu từ dung dịch muối ăn?

A. Lọc.

B. Để ngoài không khí 2 ngày.

C. Đun nóng.

D. Làm lạnh nhanh.

Lời giải:  

Đáp án: C

Giải thích: Đun nóng dung dịch muối ăn, nước sôi và bay hơi. Muối ăn kết tinh vì có nhiệt độ sôi cao hơn (1450oC).

Câu 16: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết

A. Nước cất

B. Nước mưa

C. Nước lọc

D. Đồ uống có gas

Lời giải:  

Đáp án: A

Câu 17: Chất tinh khiết là chất

A. Chất lẫn ít tạp chất

B. Chất không lẫn tạp chất

C. Chất lẫn nhiều tạp chất

D. Có tính chất thay đổi

Lời giải:  

Đáp án: B

Câu 18: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết?

A. Tính tan trong nước

B. Khối lượng riêng

C. Màu sắc

D. Nhiệt độ nóng chảy

Lời giải:  

Đáp án: C

Câu 19: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:

A. Lọc

B. Bay hơi

C. Chưng cất

D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống

Lời giải:  

Đáp án: B

Câu 20: Vật thể tự nhiên là

A. Con bò

B. Điện thoại

C. Ti vi

D. Bàn là

Lời giải:  

Đáp án: A

Câu 21: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?

A. Hoa đào

B. Cây cỏ

C. Quần áo

D. Tất cả đáp án trên

Lời giải:  

Đáp án: C

Câu 22: Chọn đáp án đúng nhất

A. Nước cất là chất tinh khiết.

B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất

C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra

D. Nước mưa là chất tinh khiết

Lời giải:  

Đáp án: A

Câu 23: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”

A. Thấm nước

B. Không thấm nước

C. Axit

D. Muối

Lời giải:  

Đáp án: B

Câu 24: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong(2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”

A.(1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế

B.(1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế

C.(1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất

D. 3 đáp án trên

Lời giải:  

Đáp án: B

Câu 25: Tìm từ sai trong câu sau

“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.

Thân mía gồm các vật thể (3): đường (tên hóa học là saccarozo (4)), nước, xenlulozo…”

A. (1), (2), (4)

B. (1), (2), (3)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:  

Đáp án: B

Giải thích:

(1) chất rắn

 (2) tính chất

Câu 26: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?

A. Hoa đào

B. Cây cỏ

C. Quần áo

D. Tất cả đáp án trên

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 27: Chọn đáp án đúng nhất

A. Nước cất là chất tinh khiết.

B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất

C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra

D. Nước mưa là chất tinh khiết

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 28: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”

A. Thấm nước

B. Không thấm nước

C. Axit

D. Muối

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 29: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong(2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”

A.(1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế

B.(1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế

C.(1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất

D. 3 đáp án trên

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 30: Tìm từ sai trong câu sau

“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.

Thân mía gồm các vật thể (3): đường (tên hóa học là saccarozo (4)), nước, xenlulozo…”

A. (1), (2), (4)

B. (1), (2), (3)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

Đáp án: B

(1) chất rắn

(2) tính chất

(3) chất

Câu 31: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết

A. Nước cất

B. Nước mưa

C. Nước lọc

D. Đồ uống có gas

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 32: Chất tinh khiết là chất

A. Chất lẫn ít tạp chất

B. Chất không lẫn tạp chất

C. Chất lẫn nhiều tạp chất

D. Có tính chất thay đổi

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 33: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết?

A. Tính tan trong nước

B. Khối lượng riêng

C. Màu sắc

D. Nhiệt độ nóng chảy

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 34: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:

A. Lọc

B. Bay hơi

C. Chưng cất

D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 35: Vật thể tự nhiên là

A. Con bò

B. Điện thoại

C. Ti vi

D. Bàn là

Lời giải:

Đáp án: A

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Hóa học 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
891 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống