Toptailieu.vn xin giới thiệu 28 câu trắc nghiệm Hóa trị (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 8 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
28 câu trắc nghiệm Hóa trị (có đáp án) chọn lọc
Câu 1: Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị
A. số nguyên tử của nguyên tố (hay số nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.
B. khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
C. khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.
D. phần trăm khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Câu 2: Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo
A. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là hai đơn vị.
B. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là ba đơn vị.
C. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
D. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là ba đơn vị.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Câu 3: Cho công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố (a, b là hóa trị tương ứng của mỗi nguyên tố). Theo quy tắc hóa trị, ta có:
A. x × a = y × b.
B. x × a = y.
C. a = y × b.
D. x × 2a = y × 2b.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Quy tắc hóa trị: “Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”.
Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B (thường là B) là một nhóm nguyên tử.
→ Theo quy tắc hóa trị, ta có:
x × a = y × b.
Câu 4: Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X với H và O như sau: H – X – H, X = O. Quy ước mỗi vạch ngang giữa hai kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Hóa trị của X là
A. I.
B. III.
C. II.
D. IV.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Quy ước mỗi vạch ngang giữa hai kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử.
X liên kết với hai nguyên tử H; X liên kết với một nguyên tử O.
→ X hóa trị II.
Câu 5: Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là
A. I.
B. II.
C. IV.
D. III.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Nguyên tố O hóa trị II.
Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là a.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
2 × a = 3 × II
→ a = III.
Câu 6: Hóa trị của C trong hợp chất CH4 là
A. II.
B. III.
C. IV.
D. VI.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên tố H hóa trị I.
Gọi hóa trị của C trong hợp chất CH4 là a.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
1 × a = 4 × I
→ a = IV.
Câu 7: Biết nhóm (NO3) hóa trị I. Hóa trị của nguyên tố Ba trong hợp chất Ba(NO3)2 và hóa trị của Fe trong hợp chất Fe(NO3)3 lần lượt là:
A. II, II.
B. III, II.
C. II, III.
D. I, III.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi hóa trị của nguyên tố Ba trong hợp chất Ba(NO3)2 và hóa trị của Fe trong hợp chất Fe(NO3)3 lần lượt là a, b.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
Câu 8: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị IV và oxi là
A. SO3.
B. SO2.
C. SO4.
D. S2O4.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi công thức của hợp chất là SxOy.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
Vậy: x = 1, y = 2.
→ Công thức hóa học của hợp chất là SO2.
Câu 9: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi kali hóa trị I và nhóm (SO4) hóa trị II là
A. K2SO4.
B. KSO4.
C. K(SO4)2.
D. K3SO4.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Gọi công thức của hợp chất là Kx(SO4) y.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: x × I = y × II
Vậy: x = 2, y = 1.
→ Công thức hóa học của hợp chất là K2SO4.
Câu 10: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Ba hóa trị II và nhóm (PO4) hóa trị III là
A. Ba2(PO4)3.
B. Ba2PO4.
C. Ba3PO4.
D. Ba3(PO4)2.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi công thức của hợp chất là Bax(PO4) y.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: x × II = y × III
Vậy: x = 3, y = 2.
→ Công thức hóa học của hợp chất là Ba3(PO4)2.
Câu 11: Phân tử của một hợp chất được tạo bởi Cr hóa trị III và nhóm (SO4) hóa trị II. Phân tử khối của hợp chất là
A. 382 đvC.
B. 392 đvC.
C. 348 đvC.
D. 340 đvC.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi công thức của hợp chất là Crx(SO4) y.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: x × III = y × II
Vậy: x = 2, y = 3.
→ Công thức hóa học của hợp chất là Cr2(SO4)3.
Phân tử khối của hợp chất bằng:
2×52 + 3×(32 + 4×16) = 392 (đvC).
Câu 12: Phân tử của một hợp chất tạo bởi Na hóa trị I và nhóm (OH) hóa trị I. Tổng số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi công thức của hợp chất là Nax(OH) y.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: x × I = y × I
Vậy: x = 1, y = 1.
→ Công thức hóa học của hợp chất là NaOH (gồm 1 Na, 1 O và 1 H).
Tổng số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất là: 1 + 1 + 1 = 3 (nguyên tử).
Câu 13: Một hợp chất tạo bởi nguyên tố đồng (Cu) hóa trị II và nhóm (SO4) hóa trị II. Phần trăm khối lượng của nguyên tố Cu tron hợp chất là
A. 40%.
B. 60%.
C. 50%.
D. 65%.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Gọi công thức của hợp chất là Cux(SO4) y.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: x × II = y × II
Câu 14: Một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Phân tích cho thấy cứ 21 phần khối lượng sắt có tương ứng với 8 phần khối lượng oxi. Công thức hóa học và phân tử khối của hợp chất là:
A. Fe3O4, 232 đvC.
B. Fe2O3, 160 đvC.
C. FeO, 72 đvC.
D. Fe3O2, 200 đvC.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Gọi công thức hóa học của hợp chất là FexOy.
Theo đề bài, ta có:
Vậy: x = 3, y = 4.
Công thức hóa học của hợp chất là Fe3O4.
Phân tử khối của hợp chất bằng: 3×56 + 4×16 = 232 (đvC).
Câu 15: Người ta xác định được rằng, nguyên tố cacbon (C) chiếm 75% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố hiđro. Hóa trị của cacbon trong hợp chất là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi công thức hóa học của hợp chất là CxHy.
Theo đề bài, ta có:
Vậy: x = 1, y = 4.
Công thức của hợp chất là CH4.
→ Hóa trị của cacbon trong hợp chất là IV.
Câu 16: Hợp chất ALx(NO3)3 có phân tử khối 213. Giá trị của x là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 17: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai
A. NaOH
B. CuOH
C. KOH
D. Fe(OH)3
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 18: Bari có hóa tri II. Chọn công thức sai
A. BaSO4
B. BaO
C. BaCl
D. Ba(OH)2
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 19: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe
D. FeCl3
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 20: Khi phân tích hợp chất (X) chứa 27,273% cacbon và còn lại là oxi. Hóa trị của cacbon trong hợp chất trên là bao nhiêu?
A. I
B. II
C. III
D. IV
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 21: Cho hợp chất (A) có dạng Alx(SO4)y và phân tử khối bằng 342 đvC. Biết nhôm có hóa trị III. Hóa trị của nhóm SO4 là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 22: Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5
A. NaCl
B. BaCl2
C. NaO
D. MgCl
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hợp chất hiđrô thường có hóa trị I và oxi thường có hóa trị II
B. Mỗi nguyên tố chỉ có một hóa trị
C. Mỗi nguyên tố có thể có nhiều hóa trị
D. Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử đó với nguyên tử của nguyên tố khác
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 24: Một hợp chất (Q) có thành phần khối lượng là: 34,5% Fe và 65,5% Cl. Hóa trị của sắt trong hợp chất (Q) là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 25: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I)
A. CaOH
B. Ca(OH)2
C. Ca2(OH)
D. Ca3OH
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 26: Hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất FeCl2 là: (Biết Cl có hóa trị I)
A. a/ KI, SII, CIV b) FeII, AgII, SiIV
B. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgII, SiIV
C. a/ KI, SII ,CIV b) FeII, AgI, SiIV
D. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgI, SiIV
Lời giải
Đặt hóa trị của Fe trong hợp chất là x:
Theo quy tắc hóa trị có: x×1= I×2 => chọn x = II thỏa mãn
Vậy hóa trị của Fe trong FeCl2 là 2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27 : Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4 là
A. BaPO4
B. Ba2PO4
C. Ba3PO4
D. Ba3(PO4)
Lời giải
Công thức dạng: Bax(PO4)y
Ta có:
=> lấy x = 3 và y = 2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là
A. I
B. III
C. II
D. IV
Lời giải
+) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x = 3
=> công thức hóa học của hợp chất Al2O3
+) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a =>
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III
Đáp án cần chọn là: B
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.