30 bài tập trắc nghiệm Axit cacbonic và muối cacbonat (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 bài tập trắc nghiệm Axit cacbonic và muối cacbonat (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 9 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa.

Mời các bạn đón xem:

Axit cacbonic và muối cacbonat

Bài 1: Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

A. 1 chất

B. 2 chất

C. 3 chất

D. không nhận được

Lời giải

- Cho nước vào các mẫu chất rắn, mẫu không tan trong nước là CaCO3, 2 mẫu tan trong nước là NaCl và NaOH

- Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch của 2 mẫu tan, dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, dung dịch làm đổi màu quỳ là NaOH

Đáp án cần chọn là:C

Bài 2: Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

A. 22,4 lít.

B. 224 lít.

C. 44,8 lít.

D. 448 lít.

Lời giải

H2SO4 + 2NaHCO→ Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

98 gam                        →               2.22,4 lít

980 gam                     → Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat  = 448 lít

Vậy thể tích CO2 tạo thành là 448 lít

Đáp án cần chọn là:D

Bài 3: Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam

A. Na2CO3.H2O

B. Na2CO3.2H2O

C. 2Na2CO3.H2O

D. Na2CO3.3H2O

Lời giải

Đặt CTPT của muối cacbonat ngậm nước là: x.Na2CO3.yH2O

Khi nung thu được muối khan:

x.Na2CO3.yH2Bài tập axit cacbonic và muối cacbonatxNa2CO3 + yH2O

Chất rắn có khối lượng 2,65 gam là Na2CO3 

=> Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

Bảo toàn khối lượng: mtinh thể = mH2O + m Na2CO3

mH2O = 3,1 - 2,65 = 0,45 gam => nH2O = 0,025 mol

Tỉ lệ x : y = Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

Vậy CTPT của muối cacbonat ngậm nước là Na2CO3.H2O

Đáp án cần chọn là:A

Bài 4: Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng:

A. CaCO+ CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

B. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

C. CaCO3 → CaO + H2O.

D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Lời giải

Thạch nhũ là CaCO3

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Đáp án cần chọn là:D

Bài 5: Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau?

A. H2SO4 và KHCO3

B. K2CO3 và NaCl

C. MgCO3 và HCl

D. CaCl2 và Na2CO3

Lời giải

Những cặp chất tác dụng với nhau:

A. H2SO4+ 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

C. MgCO3+ 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

D. CaCl2+ Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Cặp chất không tác dụng với nhau là B. K2CO3 và NaCl

Đáp án cần chọn là:B

Bài 6: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

A. NaHCO3, Na2CO3

B. Na2CO3, NaHCO3

C. Na2CO3

D. Không đủ dữ liệu xác định

Lời giải

Ban đầu tạo muối NaCO3

CO+ 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Sau đó, CO2 dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

CO+ Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3

Đáp án cần chọn là:B

Bài 7: Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

A. H2O và CO2

B. H2O và NaOH

C. H2O và HCl

D. H2O và BaCl2

Lời giải

- Cho nước cất vào cả 4 mẫu chất rắn trên, mẫu không tan trong nước là CaCO3 và BaSO4 (nhóm I), 2 mẫu tan trong nước là NaCl và Na2CO3 (nhóm II)

- Cho dung dịch HCl vào các mẫu ở cả 2 nhóm.

+ Nhóm I: mẫu xuất hiện khí thoát ra là CaCO3, mẫu không hiện tượng là BaSO4

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

+ Nhóm II: mẫu xuất hiện khí thoát ra là Na2CO3, mẫu không hiện tượng là NaCl

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Đáp án cần chọn là:C

Bài 8: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

A. Cu, Fe, ZnO, MgO.

B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Cu, Fe, Zn, MgO.

D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Lời giải:

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ

chỉ khử được CuO, Fe2O3, ZnO tạo thành Cu, Fe, Zn

hỗn hợp chất rắn thu được là Cu, Fe, Zn, MgO.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 9: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

A. MgO, Fe3O4, Cu.

B. MgO, Fe, Cu.

C. Mg, Fe, Cu.

D. Mg, Al, Fe, Cu.

Lời giải:

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ.

trong hỗn hợp X, CO khử được Fe3O4 và CuO tạo ra Fe và Cu

chất rắn Y gồm: Al2O3, MgO, Fe, Cu

Cho Y vào dung dịch NaOH dư, chỉ có Al2O3 tan chất rắn Z sau phản ứng gồm MgO, Fe, Cu

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Khi nhiệt phân muối cacbonat, khí sinh ra là

A. CO2

B. SO3

C. SO2

D. O2

Lời giải:

Khi nhiệt phân muối cacbonat, khí sinh ra là CO2

Đáp án cần chọn là:A

Câu 11: Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hiện tượng của phản ứng là

A. Sủi bọt khí

B. Kết tủa trắng

C. Không có hiện tượng

D. Dung dịch chuyển sang màu xanh

Lời giải:

Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hiện tượng của phản ứng là xuất hiện kết tủa trắng (CaCO3)

Phương trình phản ứng:

K2CO3+CaOH2CaCO3+2KOH

Đáp án cần chọn là:B

Câu 12: Cho 6 gam CaCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,02 lít

B. 0,04 lít

C. 0,06 lít

D. 0,08 lít

Lời giải:

Số mol của CaCO3 là:

nCaCO3=6100= 0,06 mol

Phương trình phản ứng:

CaCO3+2HClCaCl2+CO2+H2O0,06        0,12                        mol

Theo phương trình phản ứng ta có:

nHCl = 0,12 mol

Vậy thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

VHCl = 0,122 = 0,06 lít.

Đáp án cần chọn là:C

Câu 13: Chọn đáp án đúng nhất. Tất cả muối cacbonat đều

A. Không tan trong nước

B. Tan trong nước

C. Bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit

D. Bị nhiệt phân trừ muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm

Lời giải:

Tất cả muối cacbonat đều bị nhiệt phân trừ muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm.

Đáp án cần chọn là:D

Câu 14: Ứng dụng của muối cacbonat là

A. CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng, …

B. Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh, …

C. NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa, …

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Ứng dụng của muối cacbonat là

+ CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng, …

+ Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh, …

+ NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa, …

Đáp án cần chọn là:D

Câu 15: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 3,8 gam hai oxit và 1,68 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là

A. 8,2 gam

B. 5,9 gam

C. 6,8 gam

D. 7,1 gam

Lời giải:

Số mol của khí CO2 là:

nCO2=1,6822,4= 0,075 mol

Khối lượng của CO2 là:

mCO2= 0,075.44 = 3,3 gam

Phương trình phản ứng:

CaCO3 t° CaO + CO2

MgCO3 t° MgO + CO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmuối = moxit mCO2

mmuối = 3,8 + 3,3 = 7,1 gam.

Đáp án cần chọn là:D

Câu 16: Tính chất hóa học của muối cacbonat là

A. Tác dụng với axit, với dung dịch bazơ

B. Tác dụng với dung dịch muối

C. Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Tính chất hóa học của muối cacbonat là

+ Tác dụng với axit

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

+ Tác dụng với dung dịch bazơ

Ví dụ:

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

+ Tác dụng với dung dịch muối

Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

+ Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy

CaCO3  CaO + CO2

Đáp án cần chọn là:D

Câu 17: Trong các muối sau, muối nào là muối hidrocacbonat?

A. NaHSO3

B. MgCO3

C. Na2CO3

D. Ca(HCO3)2

Lời giải:

Muối hidrocacbonat là Ca(HCO3)2

Muối hidrocacbonat có công thức dạng M(HCO3)n

Đáp án cần chọn là:D

Câu 18: Nhiệt phân 40 gam CaCO3 thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là

A. 5,60 lít

B. 7,04 lít

C. 8,96 lít

D. 9,08 lít

Lời giải:

Số mol CaCO3 là:

nCaCO3=40100= 0,4 mol

Phương trình phản ứng:

CaCO3t°CaO+CO20,4                     0,4mol

Số mol CO2 là:

nCO2= 0,4 mol

Vậy thể tích khí CO2 là:

V = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Đáp án cần chọn là:C

Câu 19: Phương trình hóa học nào sau đây đúng?

A. 2NaHCO3 t°→→t° Na2CO3 + CO2 + H2O

B. 2NaHCO3 t°→→t° Na2CO3 + H2O

C. NaHCO3 t°→→t° Na2CO3 + O2 + H2O

D. 2NaHCO3 t°→→t° NaOH + CO2 + H2O

Lời giải:

Phương trình phản ứng đúng:

2NaHCO3 t° Na2CO3 + CO2 + H2O

Đáp án cần chọn là:A

Câu 20: Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 5,3 gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2 là

A. 4 gam

B. 5 gam

C. 6 gam

D. 7 gam

Lời giải:

Số mol của Na2CO3 là:

nNa2CO3=5,3106= 0,05 mol

Phương trình phản ứng:

Na2CO3+CaOH2CaCO3+2NaOH0,05                          0,05mol

Số mol của CaCO3 là:

nCaCO3 = 0,05 mol

Khối lượng CaCO3 là:

mCaCO3 = 0,05.100 = 5 gam

Đáp án cần chọn là:B

Câu 21: Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu gì?

A. Đỏ

B. Xanh

C. Tím

D. Vàng

Lời giải:

Dung dịch axit H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

Đáp án cần chọn là:A

Câu 22: Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. Na2CO3

B. MgCO3

C. Mg(HCO3)2

D. Ba(HCO3)2

Lời giải:

Muối không tan trong nước là: MgCO3

Đáp án cần chọn là:B

Câu 23: Nung nóng hoàn toàn 25,2 gam MgCO3, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là

A. 4,46 lít

B. 6,72 lít

C. 7,26 lít

D. 8,02 lít

Lời giải:

Số mol của MgCO3 là:

nMgCO3=25,284= 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

MgCO3t°MgO+CO20,3                       0,3mol

Số mol CO2 là:

nCO2 = 0,3 mol

Thể tích khí CO2 ở đktc là:

V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Đáp án cần chọn là:B

Câu 24: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

A. BaCO3

B. Ca(HCO3)2

C. NaHCO3

D. Na2CO3

Lời giải:

Chất không bị nhiệt phân hủy là Na2CO3

BaCO3 t° BaO + CO2

Ca(HCO3)2 t° CaCO3 ↓ + CO2↑ + H2O

CaCO3 t° CaO + CO2

2NaHCO3 t° Na2CO3 + CO2↑ + H2O

Đáp án cần chọn là:D

Câu 25: Dãy các chất nào sau đây là muối axit ?

A. NaHCO3, BaCO3, Na2CO3.

B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, MgCO3.

D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.

Lời giải:

Đáp án cần chọn là:B

Câu 26: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là

A. CaCO3, MgCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3.

B. CaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3.

C. CaCO3, Na2CO3, NaHCO3, MgCO3.

D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3.

Lời giải:

Đáp án cần chọn là:D

Câu 27: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là

A. Na2CO3, Mg(OH)2, Ca(HCO3)2, BaCO3.

B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.

C. K2CO3, KOH, MgCO3, Ca(HCO3)2.

D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3.

Lời giải:

Đáp án cần chọn là:B

Câu 28: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl ở điều kiện thường là

A. Na2CO3, CaCO3.

B. K2SO4, Na2CO3.

C. Na2SO4, Mg(NO3)2.

D. Na2SO3, KNO3.

Lời giải:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

Đáp án cần chọn là:A

Câu 29: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch ?

A. HCl và KHCO3.

B. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2.

C. K2CO3 và CaCl2.

D. K2CO3 và Na2SO4.

Lời giải:

Dung dịch K2CO3 không phản ứng với dung dịch Na2SO4.

Đáp án cần chọn là:D

Câu 30: Cho phương trình hóa học sau: X + NaOH → Na2CO3 + H2O. X là

A. C.

B. NaHCO3.

C. CO.

D. KHCO3.

Lời giải:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Đáp án cần chọn là:B

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
742 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
708 11 1
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
821 8 6
Tải xuống