Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 bài tập trắc nghiệm Dầu mỏ và khí thiên nhiên (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 9 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa.
Mời các bạn đón xem:
Dầu mỏ và khí thiên nhiên
Câu 1: Thành phần chính của khí thiên nhiên là
A. Etilen và axetilen.
B. Metan và axetilen.
C. Metan và etilen.
D. Metan.
Lời giải:
Thành phần chính của khí thiên nhiên là khí metan.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 2: Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở đâu?
A. Trong lòng đất.
B. Trong khí metan.
C. Trên khí quyển.
D. Trong lòng biển.
Lời giải:
Trong tự nhiên, dầu mỏ có trong lòng đất.
Đáp án cần chọn là:A
Câu 3: Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta
A. Phun nước vào ngọn lửa.
B. Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.
C. Phủ cát vào ngọn lửa.
D. B và C đều đúng.
Lời giải:
Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta:
+ Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.
+ Phủ cát vào ngon lửa.
Vì ngăn không cho xăng, dầu tiếp xúc với không khí.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 4: Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2%CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 9,8 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 4,80 lít
B. 1,12 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
Lời giải:
Thể tích khí thiên nhiên là V (lít)
= 0,96V
= 0,02V
Phương trình phản ứng:
CH4 + 2O2CO2 + 2H2O
Theo phương trình phản ứng ta có:
Suy ra thể tích CO2 thu được sau khi đốt:
0,96V + 0,02V = 0,98V
Phương trình phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Theo phương trình phản ứng ta có
Vậy V = 2,24 lít.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 5: Thành phần chính của dầu mỏ là
A. Các hiđrocacbon.
B. Các dẫn xuất hiđrocacbon.
C. Benzen.
D. Các dẫn xuất chứa oxi của hiđrocacbon
Lời giải:
Thành phần chính của dầu mỏ là các hiđrocacbon.
Đáp án cần chọn là:A
Câu 6: Ứng dụng chính của khí thiên nhiên là
A. Làm nhiên liệu.
B. Làm nguyên liệu hóa học.
C. Làm vật liệu xây dựng.
D. Làm phụ gia thực phẩm.
Lời giải:
Ứng dụng chính của khí thiên nhiên là làm nhiên liệu.
Đáp án cần chọn là:A
Câu 7: Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2%CO2 là
(Biết rằng các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
A. 19,2 lít
B. 20,4 lít
C. 18,9 lít
D. 17,6 lít
Lời giải:
Ta có trong 10 lít khí thiên nhiên có 9,6 lít CH4, 0,2 lít khí N2 và 0,2 lít khí CO2
Phương trình hóa học:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol.
Theo phương trình phản ứng ta có cứ 1 mol CH4 phản ứng cần 2 mol O2
Vậy cứ 9,6 lít CH4 phản ứng cần:
9,6.2 = 19,2 lít O2
Đáp án cần chọn là:A
Câu 8: Mỏ dầu thường có bao nhiêu lớp?
A. 1 lớp
B. 2 lớp
C. 3 lớp
D. 4 lớp
Lời giải:
Mỏ dầu thường có ba lớp:
+ Lớp khí ở trên, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, có thành phần chính là khí metan.
+ Lớp dầu lỏng là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
+ Lớp nước mặn ở dưới đáy.
Đáp án cần chọn là:C
Câu 9: Dầu mỏ nước ta có hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh là
A. nhỏ hơn 0,5%.
B. lớn hơn 0,5%.
C. bằng 0,5%.
D. bằng 0,05%.
Lời giải:
Ưu điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là hàm lượng các hợp chất chứa lưu huỳnh thấp (< 0,5%).
Đáp án cần chọn là:A
Câu 10: Phương pháp dùng để chưng cất dầu mỏ là
A. Chưng cất dưới áp suất thường
B. Chưng cất dưới áp suất thấp
C. Chưng cất với áp suất cao
D. Cả A, B, C đều đúng
Lời giải:
Phương pháp dùng để chưng cất dầu mỏ là chưng cất dưới áp suất thường.
Đáp án cần chọn là:A
Câu 11: Dầu mỏ ở nước ta có đặc điểm là
A. Nhiều parafin, nhiều lưu huỳnh.
B. Nhiều parafin, ít lưu huỳnh.
C. Ít parafin, nhiều hợp chất lưu huỳnh.
D. Ít parafin, ít lưu huỳnh.
Lời giải:
Đặc điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là chứa ít lưu huỳnh, nhiều parafin.
Đáp án cần chọn là:A
Câu 12: Khi đốt 100 lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2, và 2%CO2 về số mol, thể tích khí CO2 thải vào không khí là bao nhiêu?
A. 96 lít
B. 98 lít
C. 97 lít
D. 99 lít
Lời giải:
Ta có: = 100.96% = 96 lít
= 100.2% = 2 lít
Phương trình phản ứng:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Theo phương trình phản ứng có:
Vậy thể tích khí CO2 thải vào không khí là:
= 96 + 2 = 98 lít.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 13: Từ dầu mỏ để thu được xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác thì người ta dùng phương pháp nào?
A. Hóa rắn
B. Đốt cháy
C. Lắng lọc
D. Chưng cất dầu thô và crackinh nhiệt
Lời giải:
Từ dầu mỏ để thu được xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác thì người ta dùng phương pháp: chưng cất dầu thô và crackinh nhiệt.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 14: Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của dầu mỏ?
A. Chất lỏng.
B. Nhẹ hơn nước.
C. Không tan trong nước.
D. Có nhiệt độ sôi thấp và xác định.
Lời giải:
Dầu mỏ có nhiệt độ sôi không xác định.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 15: Crackinh dầu mỏ để thu được
A. Dầu thô
B. Hiđrocacbon nguyên chất
C. Hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn
D. Hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn
Lời giải:
Crackinh dầu mỏ để thu được hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 16: Nhận xét nào sau đây là đúng về dầu mỏ?
A. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
B. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu đen, không tan trong nước, nặng hơn nước.
C. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nhẹ hơn nước.
D. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nặng hơn nước.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:A
Câu 17: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp
A. phun nước vào ngọn lửa.
B. phủ cát vào ngọn lửa.
C. thổi oxi vào ngọn lửa.
D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:B
Câu 18: Thành phần chính của khí đồng hành (hay khí mỏ dầu) là
A. H2.
B. CH4.
C. C2H4.
D. C2H2.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:B
Câu 19: Dầu mỏ nước ta có hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh là
A. nhỏ hơn 0,5%.
B. lớn hơn 0,5%.
C. bằng 0,5%.
D. bằng 0,05%.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:A
Câu 20: Crăckinh dầu mỏ để thu được
A. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn.
B. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn.
C. hiđrocacbon nguyên chất.
D. dầu thô.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:A
Câu 21: Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn
A. thép.
B. gang.
C. kim cương.
D. bạc.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:C
Câu 22: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là
A. hiđro.
B. metan.
C. etilen.
D. axetilen.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:B
Câu 23: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.
B. Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong đời sống và sản xuất.
C. Crackinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.
D. Khí thiên nhiên là do cây quang hợp sinh ra.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:D
Câu 24: Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% metan; 2% nitơ và 2% khí cacbon đioxit là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
A. 9,6 lít.
B. 19,2 lít.
C. 28,8 lít.
D. 4,8 lít.
Lời giải:
Theo bài ra, trong 10 lít khí thiên nhiên có 9,6 lít CH4; 0,2 lít N2 và 0,2 lít CO2.
Đốt cháy khí thiên nhiên có phản ứng hóa học sau:
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.
Theo PTHH cứ 1 mol CH4 phản ứng cần 2 mol O2
→ Cứ 9,6 lít CH4 phản ứng cần 9,6.2 = 19,2 lít O2.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 25: Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 96% CH4; 2% N2 và 2% CO2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 29,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,86 lít.
B. 6,72 lít.
C. 4,48 lít.
D. 67,2 lít.
Lời giải:
Theo bài ra, cứ V lít khí thiên nhiên có 0,96V lít khí CH4; 0,02V lít N2 và 0,02V lít CO2.
Đốt cháy khí thiên nhiên có phản ứng hóa học sau:
Thể tích CO2 thu được sau khí đốt:
VCO2 = VCO2 ban đầu + VCO2 (1) = 0,02V + 0,96V = 0,98V (lít)
Cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư:
Theo PTHH (2) có: nCO2 = n↓ vậy VCO2 = 0,294.22,4 = 0,98V
→ V = 6,72 lít.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 26: Cho các câu sau:
a) Dầu mỏ là một đơn chất.
b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.
d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.
e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
Số câu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Câu đúng là c và e.
c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.
e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
Những câu sai là:
a), b) và d) sai vì dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và 1 số hợp chất khác
Đáp án cần chọn là:B
Câu 27: Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì
A. Vốn đầu tư không lớn.
B. Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt
C. Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.
D. Tất cả các lý do trên.
Lời giải
Nên phát triển các hầm Bio-gas vì
- Vốn đầu tư không lớn
- Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt
- Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:
A. Phun nước vào ngọn lửa.
B. Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.
C. Phủ cát lên ngọn lửa.
D. Cả B và C đều đúng.
Lời giải
Cách làm đúng là B và C vì ngăn không cho xăng, dầu tiếp xúc với không khí.
Cách làm A là sai vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước, gây cháy diện rộng hơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì:
A. Do dầu không tan trong nước
B. Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau
C. Do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết
D. Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lý.
Lời giải
Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết
Đáp án cần chọn là:C
Câu 30 5: Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Lời giải
CH4 + 2O2CO2 + 2H2O (1)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)
Giả sử số mol của V lít khí thiên nhiên là x (mol) => chứa khí CH4 0,96x mol
CH4 + 2O2CO2 + 2H2O
0,96x → 0,96x
⇒ ∑nCO2(2) = 0,96x + 0,02x = 0,98x mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,98x mol → 0,98x mol
=> nCaCO3 = 0,98x = 0,049 => x = 0,05 mol
⇒VCO2 = 0,05.22,4 = 1.12 lít
Đáp án cần chọn là:A
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.