TOP 3 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì (2023) HAY NHẤT

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 3 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì (2023) sách Kết nối tri thức hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 11 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 3 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì (2023) HAY NHẤT

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

Muốn làm nên chuyện lớn trước tiên phải biết cách ăn nói và người khôn  ngoan chắc chắn không mắc phải 6 sai lầm này

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì? (mẫu 1)

Chúng ta đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với nhu cầu giao tiếp hiện nay. Bởi vậy, việc phát ngôn của mỗi người ngày càng được chú ý hơn.

Chúng ta đều biết phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người chính là ngôn ngữ. Vì thế mà việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng đắn, dễ hiểu là điều vô cùng cần thiết. Bởi Tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, được coi là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Cho nên, khi chúng ta phát ngôn về bất cứ  vấn đề nào trong cuộc sống, chúng ta cần phải ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở lời nói đúng chuẩn mực về phát âm, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Như vậy, cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó phải luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới, hiện đại của thế giới, hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người phát ngôn. Không ngừng trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình. Ngôn ngữ được sử dụng khi phát ngôn vốn là một hiện tượng xã hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn giao tiếp, đặc biệt là đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng.

Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ đối với mỗi người hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Mỗi chúng ta cần thể hiện rõ trách nhiệm trong việc phát ngôn để việc giao tiếp trong xã hội chuẩn mực, đúng đắn và ý nghĩa hơn.

10 bí quyết giao tiếp khôn ngoan của người thành đạt: Khéo ăn khéo nói có  thể xoay chuyển càn khôn!

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì? (mẫu 2)

Ông cha ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lời ăn tiếng nói chính là một khía cạnh để đánh giá con người. Vậy nên, việc phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội hằng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà những tinh hoa văn hóa của nhân loại được lưu truyền và phát triển. Với mỗi dân tộc, ngôn ngữ còn thể hiện bản sắc văn hóa. Trong thời đại 4.0 – thời đại của xu thế toàn cầu hóa thì việc phát triển ngôn ngữ cũng ngày càng được coi trọng. Đứng trước làn sóng giao thoa văn hóa mạnh mẽ, sự “lên ngôi” của công nghệ thông tin mỗi con người cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát triển ngôn ngữ.

Đầu tiên, việc sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn sẽ thể hiện tính cách của chúng ta cũng như thái độ của ta đối với mọi vấn đề trong đời sống. Giao tiếp là chìa khóa để kết nối con người. Lời hay, ý đẹp sẽ giúp ta nhận được sự yêu mến. Lời ngay, ý thật khiến ta tạo dựng được lòng tin. Không chỉ vậy, việc có trách nhiệm với lời nói của mình, biết kiểm soát lời nói cũng là cách để ta rèn luyện bản lĩnh, học cách điều hòa cảm xúc và lí trí. Cuộc sống không phải là một con đường thẳng tắp mà luôn chứa đựng những khúc quanh gập ghềnh. Bất cứ mối quan hệ nào cũng có thể xảy ra bất hòa. Trong hoàn cảnh đó, ta cần sử dụng ngôn ngữ của mình một cách khôn khéo thay vì để cảm xúc nhất thời chi phối, làm tổn thương chính mình và người khác.

Mở rộng ta, việc phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội còn có ý nghĩa thiết thực trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước. Tiếng nói là tài sản vô giá của quốc gia, cho thấy vẻ đẹp tinh thần của con người qua bao thăng trầm lịch sử. Chính vì thế, trong bất kì cuộc giao tiếp nào, ta phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với tiếng nói dân tộc. Ngoài ra, tiếng nói địa phương cũng là một phần bản sắc văn hóa, góp phần làm nên diện mạo phong phú cho ngôn ngữ dân tộc nên hãy tự hào vì âm điệu riêng của vùng đất nơi ta sinh ra và lớn lên.

Trong xã hội hiện nay tồn tại một bộ phận người có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của ngôn ngữ. Việc kết hợp một cách lố lăng giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để thể hiện tư tưởng sính ngoại. Bên cạnh đó, có những người lại sử dụng lời ăn tiếng nói bừa bãi, không thành thực, gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội. Đây đều là những hiện tượng đáng phê phán.

Để ngôn ngữ dân tộc được phát triển một cách tự nhiên và trong sáng nhất, mỗi cá nhân cần ý thức được vai trò của mỗi phát ngôn trong từng cuộc giao tiếp. Sự cố gắng của mỗi con người sẽ làm nên một xã hội văn minh trên cơ sở của tình thương và đạo đức.

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Cách ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp bỗng trở thành chuyện nhỏ!

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì? (mẫu 3)

Người ta thường nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, đó là một truyền thống đạo lý được ông cha ta dạy từ xưa đến nay. Trong xã hội ngày này, “học nói” chính là học cách phát ngôn trong giao tiếp xã hội. Vậy ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

Trước tiên ta phải hiểu giao tiếp xã hội là gì. Đó là tất cả những khái niệm liên quan đến phạm trù truyền tải thông tin giữa người với người trong xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện trực tiếp, nhắn tin, đăng bài trên mạng xã hội, viết thư điện tử… Và phát ngôn chính là nội dung của giao tiếp, là cái mà chúng ta muốn truyền tải đến người đọc và người nghe nhằm tác động lên suy nghĩ của họ. Điều này nó gắn với quyền tự do ngôn luận của mỗi người. Phát ngôn có trách nghiệm chính là những phát ngôn chính xác, đảm bảo tính hợp pháp về mặt nội dung cũng như mục đích của người truyền tải. Ví dụ, bạn muốn mọi người theo dõi fanpage của mình, bạn đăng một bài viết về fanpage của mình và kêu gọi mọi người theo dõi và thích, thì đó chính là một phát ngôn có trách nhiệm bởi nó đảm bảo về tính hợp pháp, mục đích của người viết là nhằm kêu gọi mọi người ủng hộ cho fanpage của mình. Hay đơn giản là các trang báo đưa tin về một vụ việc xảy ra, nếu là thông tin thì cần đảm bảo 2 tiêu chí: rõ ràng và đúng sự thật thì đó sẽ là một phát ngôn có trách nhiệm. Hay trong giao tiếp hàng ngày, giao tiếp có trách nhiệm thể hiện qua cách truyền tải thông tin và nội dung của thông tin đến người nghe. Nó phải là một thông tin chính xác và được truyền tải một cách rõ ràng, giúp người nghe có thể nắm bắt được cái mình nói thì nó sẽ tạo lên thành công của phát ngôn. 

Phát ngôn có trách nhiệm là như vậy, vậy ý nghĩa của nó là gì? Một là, nó sẽ giúp người phát ngôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ người khác. Phát ngôn có trách nhiệm sẽ đảm bảo tính chân thật, chính xác của thông tin, bồi dưỡng sự tin tưởng cho người nghe. Hai là nó góp phần tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. Một môi trường làm việc có những phát ngôn có trách nhiệm sẽ tạo nên một môi trường làm việc nghiêm túc, con người có điều kiện phát triển, nâng cao trình độ của bạn thân tại đó. Cuối cùng, đây là cơ sở để hình thành một xã hội lành mạnh, con người văn minh. 

Mặc dù vậy, trong xã hội ta vẫn thường bắt gặp những người phát ngôn thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội, hay ngoài thực tế. Họ đăng tin, đăng bài viết, lợi dụng mạng xã hội để câu like, view bằng những lời bịa đặt, những bài viết nói xấu, cãi nhau… ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Hay ngay ngoài xã hội, chúng ta chẳng khó để bắt gặp những người nói chuyện kèm theo những lời văng tục, chửi bậy… khiến người nghe khó chịu và đánh giá họ kém văn minh giao tiếp. Những người như vậy nên bị phê phán và chúng ta không nên học tập họ.

Trong xã hội, phát ngôn hay giao tiếp đều đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ thể hiện nhân cách con người mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Bởi vậy, là một học sinh, em cũng cần phải đưa ra được những phát ngôn có trách nhiệm, đúng sự thật, rõ ràng và minh bạch. Đồng thời cũng cần nên án những hành vi phát ngôn thiếu trách nhiệm, khuyến khích mọi người nên chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, văn minh cho thế hệ mai sau.  

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của bản thân?

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng sẽ mâu thuẫn với quyền của cá nhân?

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội Lớp trẻ với vấn đề hiến máu nhân đạo

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
538 1 0
TOP 10 mẫu Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
165 1 0
TOP 10 mẫu Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
209 1 0
TOP 10 mẫu Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
126 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống