(Bài tập 1, SGK) Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già

158

Với giải Câu 1 trang 33 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

(Bài tập 1, SGK) Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già

Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

a) Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

b) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói loà màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

c) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già(Nguyễn Công Hoan)

Trả lời:

a) Từ “già” trong “nghệ nhân già” mang nghĩa gốc, chỉ người lớn tuổi.

b) Từ “già” trong “rừng già” mang nghĩa chuyển, chỉ rừng lâu năm.

c) Từ “già” trong “cười già” mang nghĩa chuyển, chỉ sự vang lớn của tiếng cười.

Đánh giá

0

0 đánh giá