(Bài tập 2, SGK) Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau

194

Với giải Câu 2 trang 33 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

(Bài tập 2, SGK) Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau

Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

a) Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng)

b) Ngoài đường, người ta cũng không còn bị choá mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cánh phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy. (Vũ Bằng)

c) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

d) Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. (Nam Cao)

Trả lời:

a) Từ “say” trong “lòng mình say sưa” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

b) Từ “say” trong “say lòng” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

c) Từ “say” trong “say đắm” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

d) Từ “say” trong “người say” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

Đánh giá

0

0 đánh giá