Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu

208

Với soạn bài Tôi đã học tập như thế nào? trang 84 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu

Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

Nội dung/ hình thức

Phần trước

Phần sau

Nội dung

Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành.

Hình thức nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh:

- Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ.

– Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

- Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

- Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

– Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...).

– Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có.

- Về tính thống nhất “chỉnh thể" của tác phẩm, đọc kỉ sẽ thấy sự khác biệt trên không hể phá vỡ tính thống nhất chỉnh thể mà còn cho thấy sự đa dạng của các môi trường hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thử” và phần “người” ở các môi trường khác biệt; đặc biệt cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể. Đó cũng là sự linh hoạt, đa dạng trong bút pháp tự truyện của M. Go rơ ki. 

Đánh giá

0

0 đánh giá