SBT Ngữ Văn 7 trang 40 Viết Tập 1 Kết nối tri thức

424

Với Giải SBT Ngữ Văn 7 trang 40 Viết Tập 1 trong Bài 4: Giai điệu đất nước Sách bài tập Ngữ Văn  lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 trang 40.

SBT Ngữ Văn 7 trang 40 Viết Tập 1

Bài tập 1 trang 40 SBT Ngữ Văn 7: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về một sự việc diễn ra trong cộng đồng khiến em không hài lòng.

Trả lời:

- Yêu cầu: Bài tập yêu cầu em viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu.

+ Về hình thức, lưu ý trình bày theo đúng quy cách: mở đầu bằng chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm câu.

+ Về nội dung: nêu được cảm xúc, suy nghĩ của em về một sự việc xảy ra trong cộng đồng khiến em không hài lòng để qua đó khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.

* Dàn ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu đối tượng biểu cảm: sự việc diễn ra trong cộng đồng khiến em không hài lòng (Sự việc đó là gì? Xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?...).

- Thân đoạn: Trình bày cụ thể cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc đó (buồn, xót xa, đau lòng, bức xúc,...): sự việc đó là mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc, làm băng hoại đạo đức xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước,...

- Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ chung về những ảnh hưởng tiêu cực mà sự việc đó gây ra, đồng thời liên hệ để rút ra bài học cho bản thân (tự rèn luyện bản thân, xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, có ý thức sống và cống hiến cho đất nước, cho xã hội,...).

Lưu ý: Khi viết đoạn văn biểu cảm về sự việc, ngôn ngữ bài viết phải sinh động, giàu cảm xúc; tập vận dụng các biện pháp tu từ giàu sắc thái biểu cảm như so sánh, điệp ngữ,... để tăng sự hấp dẫn cho đoạn văn.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Cuộc sống luôn có muôn hình vạn trạng. Chính con người làm nên những màu sắc khác nhau cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Tuy nhiên, ngày nay, hiện tượng vô cảm đang ngày càng xuất hiện nhiều và đẩy khoảng cách của con người với con người ra xa. Vô cảm là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn Vô cảm là một hiện tượng xấu đang ngày càng xuất hiện nhiều ở trong cộng đồng. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống tràn ngập yêu thương và đẩy lùi căn bệnh vô cảm.

Bài tập 2 trang 40 SBT Ngữ Văn 7: Lập dàn ý cho đề văn sau:

Trong bối cảnh phải đối mặt với những hiểm hoạ như thiên tai, dịch bệnh,... chúng ta thường được nghe, được chứng kiến những câu chuyện cảm động. Viết bài văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về một trong những câu chuyện như thế.

Trả lời:

1. Mở bài:

- Giới thiệu, dẫn dắt về câu chuyện cảm động trong mùa dịch: Đó là câu chuyện gì? Diễn ra ở đâu? Trong thời gian nào? Những người liên quan là ai?

Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

2. Thân bài

- Em tận mắt chứng kiến, được nghe kể lại hay được biết qua báo đài và các phương tiện truyền thông?

- Vì sao câu chuyện đó lại khiến em cảm động, muốn chia sẻ?

- Từ câu chuyện đó, em rút ra được điều gì?

Cụ thể:

- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tổng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện đóng cửa, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.

+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.

- Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

3. Kết bài

- Cảm nghĩ của em về câu chuyện: xúc động, tự hào, …

Xem thêm lời giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Ngữ Văn 7 trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 Đọc hiểu và Thực hành Tiếng Việt Tập 1....

SBT Ngữ Văn 7 trang 40 Nói và Nghe Tập 1....

Đánh giá

0

0 đánh giá