Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác

448

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời Giải Toán 11 Bài 5: Phương trình lượng giác hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sgk Toán 11 Bài 5 từ đó học tốt môn Toán 11.

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác

Giải Toán 11 trang 34 Tập 1

Hoạt động khởi động trang 34 Toán 11 Tập 1Trong hình bên, khi bàn đạp xe đạp quay, bóng M của đầu trục quay dao động trên mặt đất quanh điểm O theo phương trình s = 17cos5πt với s (cm) là tọa độ của điểm M trên trục Ox và t (giây) là thời gian bàn đạp quay. Làm cách nào để xác định được các thời điểm mà tại đó độ dài bóng OM bằng 10cm?

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 1)

Lời giải:

Để xác định được các thời điểm mà tại đó độ dài bóng OM bằng 10cm thì s = 10

⇔ 17cos5πt = 10

Ta cần giải phương trình cos5πt = 1017

Bài học này sẽ giúp chúng ta giải quyết phương trình trên.

Hoạt động khám phá 1 trang 34 Toán 11 Tập 1Xác định và so sánh tập nghiệm của các phương trình sau:

a) x – 1 = 0;

b) x2 – 1 = 0;

c) 2x21=x.

Lời giải:

a) x – 1 = 0 ⇔ x = 1.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S1 = {1}.

b) x2 – 1 = 0 ⇔ x = 1 hoặc x = – 1

Vậy tập nghiệm của phương trình là S2 = { – 1; 1}.

c) 2x21=x

2x21=x2

x2=1

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 2)

Thay x = 1 và x = – 1 vào phương trình ban đầu ta thấy x = 1 là thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S3 = {1}.

Ta có nhận xét:

S1 = S3 ⊂ S2.

Giải Toán 11 trang 35 Tập 1

Thực hành 1 trang 35 Toán 11 Tập 1Chỉ ra lỗi sai trong phép biến đổi phương trình dưới đây:

x2=2xx2x=2x=2

Lời giải:

Lỗi sai: Phương trình x2 = 2x và phương trình x2x=2 không tương đương vì:

Phương trình x2 = 2x có tập nghiệm S1 = {0; 2}.

Phương trình x2x=2 có tập nghiệm S2 = {2}.

Hoạt động khám phá 2 trang 35 Toán 11 Tập 1: a) Có giá trị nào của x để sinx = 1,5 không?

b) Trong Hình 1, những điểm nào trên đường tròn lượng giác biểu diễn góc lượng giác x có sinx = 0,5? Xác định số đo của các góc lượng giác đó.

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 4)

Lời giải:

a) Vì – 1 ≤ x ≤ 1 mà 1,5 > 1 nên không tồn tại giá trị của x để sinx = 1,5.

b) Trên Hình 1, những điểm trên đường tròn biểu diễn góc lượng giác x có sinx = 0,5 là điểm M và N.

Điểm M biểu diễn cho các góc lượng giác có số đo là π6+k2π,k.

Điểm N biểu diễn cho các góc lượng giác có số đo là 5π6+k2π,k.

Giải Toán 11 trang 36 Tập 1

Thực hành 2 trang 36 Toán 11 Tập 1Giải các phương trình sau:

a) sinx = 32;

b) sin(x + 30°) = sin(x + 60°).

Lời giải:

a) sinx = 32

Vì sinπ3 = 32 nên phương trình sinx = 32= sinπ3 có các nghiệm là:

x=π3+k2π và x=2π3+k2π, k ∈ ℤ.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: S = π3+k2π,2π3+k2π,k.

b) sin(x + 30°) = sin(x + 60°)

⇔ x + 30° = x + 60° + k360° hoặc x + 30° = 360° – x – 60° + k360° (k ∈ ℤ)

⇔ 30° = 60° + k360° (vô lí) hoặc x = 150° + k180° (k ∈ ℤ).

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: S = {150° + k180°, k ∈ ℤ}.

Hoạt động khám phá 3 trang 36 Toán 11 Tập 1Trong Hình 3, những điểm nào trên đường tròn lượng giác biểu diễn diễn góc lượng giác x có cosx = -12? Xác định số đo của các góc lượng giác đó.

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 5)

Lời giải:

Trên đường tròn lượng giác điểm M và N biểu diễn diễn góc lượng giác x có cosx = -12.

Điểm M là điểm biểu diễn cho các góc lượng giác có số đo là: 2π3+k2π,k.

Điểm N là điểm biểu diễn cho các góc lượng giác có số đo là: 2π3+k2π,k.

Giải Toán 11 trang 37 Tập 1

Thực hành 3 trang 37 Toán 11 Tập 1: Giải các phương trình sau:

a) cosx = – 3;

b) cosx = cos15°;

c) cosx+π12=cos3π12.

Lời giải:

a) Vì – 3 < – 1 nên phương trình cosx = – 3 vô nghiệm.

b) cosx = cos15°

⇔ x = 15° + k360° hoặc x = – 15° + k360° .

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {15° + k360°; – 15° + k360°, k ∈ ℤ}.

c) cosx+π12=cos3π12

x+π12=3π12+k2π hoặc x+π12=3π12+k2π,k

x=π6+k2π hoặc x=π3+k2π,k

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = π6+k2π;π3+k2π,k.

Hoạt động khám phá 4 trang 37 Toán 11 Tập 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho T là điểm trên trục tang có tọa độ là (1; 3) (Hình 5). Những điểm nào trên đường tròn lượng giác biểu diễn góc lượng giác x có tanx = 3? Xác định số đo của các góc lượng giác đó.

Lời giải:

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 6)

Ta thấy M và N là hai điểm biểu diễn các góc lượng giác thỏa mãn tanx = 3.

Điểm M là điểm biểu diễn các góc lượng giác có số đo π3+k2π,k.

Điểm N là điểm biểu diễn các góc lượng giác có số đo 2π3+kπ,k.

Giải Toán 11 trang 38 Tập 1

Thực hành 4 trang 38 Toán 11 Tập 1Giải các phương trình sau:

a) tanx = 0;

b) tan(30° – 3x) = tan75°.

Lời giải:

a) Điều kiện xác định là: xπ2+kπ,k.

Vì tan0 = 0 nên phương trình tanx = 0 có các nghiệm x = kπ, k ∈ ℤ.

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {kπ, k ∈ ℤ}.

b) tan(30° – 3x) = tan75°

⇔ tan(3x – 30°) = tan(– 75°)

⇔ 3x – 30° = – 75° + k360°, k ∈ ℤ

⇔ 3x = – 45° + k360°, k ∈ ℤ

⇔ x = – 15° + k120°, k ∈ ℤ

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = { – 15° + k120°, k ∈ ℤ}.

Hoạt động khám phá 5 trang 38 Toán 11 Tập 1Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho C là điểm trên trục côtang có tọa độ là (– 1; 1) (Hình 7). Những điểm nào biểu diễn góc lượng giác x có cotx = – 1? Xác định số đo của các góc lượng giác đó.

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 7)

Lời giải:

Trên đường tròn lượng giác hai điểm M và N biểu diễn các góc lượng giác có số đo góc x thỏa mãn cotx = – 1.

Điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo góc 3π4+k2π,k.

Điểm N biểu diễn các góc lượng giác có số đo góc π4+k2π,k.

Giải Toán 11 trang 40 Tập 1

Thực hành 5 trang 39 Toán 11 Tập 1Giải các phương trình sau:

a) cotx = 1;

b) cot(3x + 30°) = cot75°.

Lời giải:

a) Vì cotπ4= 1 nên phương trình cotx = 1 có các nghiệm là x=π4+kπ,k.

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = π4+kπ,k.

b) cot(3x + 30°) = cot75°

⇔ 3x + 30° = 75° + k180°, k ∈ ℤ

⇔ 3x = 45° + k180°, k ∈ ℤ

⇔ x = 15° + k60°, k ∈ ℤ

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {15° + k60°, k ∈ ℤ}.

Thực hành 6 trang 40 Toán 11 Tập 1Sử dụng máy tính cầm tay để giải các phương trình sau:

a) cosx = 0,4;

b) tanx = 3.

Lời giải:

a) Sử dụng máy tính cầm tay ta có: cos1,16 ≈ 0,4 nên cosx = cos1,16 do đó các nghiệm của phương trình là x = 1,16 + k2π và x = – 1,16 + k2π với k ∈ ℤ.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {1,16 + k2π; – 1,16 + k2π, k ∈ ℤ}.

b) Sử dụng máy tính cầm tay ta có: tanπ3 = 3 nên tanx = tanπ3 do đó các nghiệm của phương trình là x = π3 + kπ với k ∈ ℤ.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = π3+kπ,k.

Vận dụng trang 40 Toán 11 Tập 1: Quay lại bài toán khởi động, phương trình chuyển động của bóng đầu trục bàn đạp là x = 17cos5πt (cm) với t được đo bằng giây. Xác định các thời điểm t mà tại đó độ dài bóng |x| bằng 10 cm. Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

Lời giải:

Xét phương trình |17cos5πt| = 10

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 8)

Độ dài bóng |x| bằng 10 cm tại các thời điểm t = ±0,06 +k25, t = ±0,14 + k25 (kZ).

Bài tập

Bài 1 trang 40 Toán 11 Tập 1Giải các phương trình lượng giác sau:

a) sin2x = 12;

b) sinxπ7 = sin2π7;

c) sin4x - cosx+π6 = 0.

Lời giải:

a) Vì sinπ6 = 12 nên ta có phương trình sin2x = sinπ6

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 9)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = π12+kπ,5π12+kπ,k.

b) sinxπ7= sin2π7

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 10)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = 3π7+k2π;6π7+k2π,k.

c) sin4x - cosx+π6 = 0

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 11)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = 2π9+k2π3;2π15+k2π5,k.

Bài 2 trang 40 Toán 11 Tập 1: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) cosx+π3=32;

b) cos4x = cos5π12;

c) cos2x = 1.

Lời giải:

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 12)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = π6+k2π;π2+k2π,k.

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 13)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = ±5π48+kπ2,k.

c) cos2x = 1

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 14)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {kπ, kZ}.

Giải Toán 11 trang 41 Tập 1

Bài 3 trang 41 Toán 11 Tập 1Giải các phương trình lượng giác sau:

a) tanx = tan55°;

b) tan2x+π4=0.

Lời giải:

a) tanx = tan55° (điều kiện xác định x ≠ 90° + k180°).

⇔ x = 55° + k180°, k ∈ ℤ (thỏa mãn điều kiện)

Vậy tập nghiệm của phương trình S = {55° + k180°, k ∈ ℤ}.

b) tan2x+π4=0 (điều kiện xác định 2x+π4π2+k2πxπ8+kπ,k)

2x+π4=kπ,k

x=π4+kπ2,k (thỏa mãn điều kiện)

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = π4+kπ2,k.

Bài 4 trang 41 Toán 11 Tập 1Giải các phương trình lượng giác sau:

a) cot12x+π4= -1;

b) cot3x = -33.

Lời giải:

a) cot12x+π4 = -1 (điểu kiện xác định x # π2 + k2π, kZ)

12x+π4=π4+kπ,k

x=π+k2π,k (thỏa mãn điều kiện)

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = π+k2π,k.

b) cot3x = -33 (điểu kiện xác định x # kπ3, kZ)

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 15)

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = π9+kπ3,k.

Bài 5 trang 41 Toán 11 Tập 1Tại các giá trị nào của x thì đồ thị hàm số y = cosx và y = sinx giao nhau?

Lời giải:

Xét phương trình hoành độ giao điểm: sinx = cosx

⇔ cosx = cosπ2x

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 16)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: S = π4+k2π,k.

Bài 6 trang 41 Toán 11 Tập 1Trong Hình 9, khi được kéo ra khỏi vị trí cân bằng ở điểm O và buông tay, lực đàn hồi của lò xo khiến vật A gắn ở đầu của lò xo dao động quanh O. Tọa độ s (cm) của A trên trục Ox vào thời điểm t (giây) sau khi buông tay được xác định bởi công thức s = 10sin10t+π2. Vào các thời điểm nào thì s = -53 cm?

(Theo https://www.britannica.com/science/simple-harmonic-motion )

Bài 6 trang 41 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải:

Xét phương trình: 10sin10t+π2 = -53

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 17)

Vậy vào các thời điểm t=π12+kπ5k1,k và t=π12+kπ5k0,k thì s = -53 cm.

Bài 7 trang 41 Toán 11 Tập 1Trong Hình 10, ngọn đèn hải đăng H cách bờ biển yy’ một khoảng HO = 1km. Đèn xoay ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ π10 rad/s và chiếu hai luồng ánh sáng về hai phía đối diện nhau. Khi đèn xoay, điểm M mà luồng ánh sáng của hải đăng rọi vào bờ biển chuyển động dọc theo bờ.

(Theo https://www.mnhs.org/splitrock/learn/technology)

Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác (ảnh 18)

a) Ban đầu luồng sáng trùng với đường thẳng HO. Viết hàm số biểu thị tọa độ yM của điểm M trên trục Oy theo thời gian t.

b) Ngôi nhà N nằm trên bờ biển với tọa độ yS = – 1 (km). Xác định các thời điểm t mà đèn hải đăng chiếu vào ngôi nhà.

Lời giải:

a) Sau t giây điểm M quét được một góc lượng giác có số đo là: α=π10t rad.

Xét tam giác HOM vuông tại O có:

MO = tanα.1 = tanπ10t.

Vậy tọa độ y= tanπ10t.

b) Xét tanπ10t = -1

 tanπ10t = tan-π4

 π10t = -π4 + kπ, kZ

 t = -2,5 + 10k, kZ

Vì t ≥ 0 nên tại các thời điểm t = -2,5 + 10k, kZ, k1 thì đèn hải đăng chiếu vào ngôi nhà.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Toán 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Hàm số lượng giác và đồ thị

Bài tập cuối chương 1

Bài 1: Dãy số

Bài 2: Cấp số cộng

Bài 3: Cấp số nhân

Đánh giá

0

0 đánh giá