Với giải Bài 8 trang 121 Toán 11 Tập 1 Cánh Diều chi tiết trong Bài tập cuối chương 4 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Bài 8 trang 121 Toán 11 Tập 1 | Cánh Diều Giải Toán lớp 11
Bài 8 trang 121 Toán 11 Tập 1: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Lấy M, M’ lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng BC, B’C’; lấy các điểm G, G’, K lần lượt thuộc các đoạn AM, A’M’, A’B sao cho .
a) Chứng minh rằng C’M // (A’BM’).
b) Chứng minh rằng G’K // (BCC’B’).
c) Chứng minh rằng (GG’K) // (BCC’B’).
d) Gọi (α) là mặt phẳng đi qua K và song song với mặt phẳng (ABC). Mặt phẳng (α) cắt cạnh CC’ tại điểm I. Tính .
Lời giải:
a)
Trong mp(BCC’B’) có tứ giác BCC’B’ là hình bình hành nên BC // B’C’ và BC = B’C’.
Lại có M, N lần lượt là trung điểm của BC, B’C’ nên BM = C’M’ = BC = B’C’.
Tứ giác BMC’M’ có BM // C’M’ (do BC // B’C’) và BM = C’M’ nên BMC’M’ là hình bình hành
Do đó C’M // M’B, mà M’B ⊂ (A’BM’) nên C’M // (A’BM’).
b)
Trong mp(A’BM’), xét A’BM’ có nên G’K // M’B (theo định lí Thalès đảo)
Mà M’B ⊂ (BCC’B’) nên G’K // (BCC’B’).
c)
Trong mp(BCC’B’), tứ giác CMM’C’ có C’M’ // CM và C’M’ = CM = BC = B’C’
Do đó tứ giác CMM’C’ là hình bình hành nên M’M // C’C và M’M = C’C.
Mà A’A // C’C và A’A = C’C nên A’A // M’M và A’A = M’M.
Khi đó AMM’A’ là hình bình hành nên A’M’ // AM và A’M’ = AM.
Lại có nên A’G’ = AG, do đó G’M’ = GM.
Xét tứ giác GMM’G’ có: G’M’ = GM (do A’M’ // AM) và G’M’ = GM.
Do đó GMM’G’ là hình bình hành nên G’G // M’M
Lại có M’M ⊂ (BCC’B’) nên G’G // (BCC’B’).
Ta có: G’K // (BCC’B’);
G’G // (BCC’B’);
G’K, G’G cắt nhau tại điểm G’ và cùng nằm trong (GG’K)
Do đó (GG’K) // ((BCC’B’).
d)
Trong mp(ABB’A’), vẽ đường thẳng qua K và song song với AB, A’B’; cắt A’A và B’B lần lượt tại J và H.
Trong mp (ACC’A”), vẽ đường thẳng qua J và song song với AC, A’C’; cắt C’C tại I.
Ta có: IJ // AC mà AC ⊂ (ABC) nên IJ // (ABC);
JK // AB mà AB ⊂ (ABC) nên JK // (ABC).
Lại có IJ và JK cắt nhau tại J và cùng nằm trong mp(IJK) nên (IJK) // (ABC).
Theo bài, mp(α) // (ABC) và đi qua K nên mp(α) chính là mp(IJK).
Khi đó CC’ cắt (α) tại I.
Ta có: (IJK) // (ABC) mà (ABC) // (A’B’C’) nên (A’B’C’), (IJK), (ABC) là ba mặt phẳng song song với nhau.
Xét hai cát tuyến C’C và A’B bất kì cắt ba mặt phẳng song song (A’B’C’), (IJK), (ABC) lần lượt tại các điểm C’, I, C và A’, K, B. Khi đó theo định lí Thalès trong không gian ta có:
Suy ra
Theo bài, nên do đó hay
Vậy .
Bài 1 trang 120 Toán 11 Tập 1: Trong không gian, hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi:
Bài 3 trang 120 Toán 11 Tập 1: Trong không gian, đường thẳng song song với mặt phẳng khi và chỉ khi:
Bài 4 trang 120 Toán 11 Tập 1: Trong không gian, hai mặt phẳng song song với nhau khi và chỉ khi:
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 11 Cánh Dều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hai đường thẳng song song trong không gian
Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4: Hai mặt phẳng song song
Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp
Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.