Giải Vở thực hành Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 1

216

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải Giải Vở thực hành Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập Toán 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Giải Vở thực hành Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 1

Câu 1 trang 23 VTH Toán 8 Tập 1: Đơn thức −23x2yz3 có:

A. hệ số −2, bậc 8.

B. hệ số −23, bậc 5.

C. hệ số −1, bậc 9.

D. hệ số −23, bậc 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đơn thức −23x2yz3 có hệ số là −23 và có bậc là: 2 + 1 + 3 = 6.

Câu 2 trang 23 VTH Toán 8 Tập 1: Gọi T là tổng, H là hiệu của hai đa thức 3x2y – 2xy2 + xy và –2x2y + 3xy2 + 1. Khi đó:

A. T = x2y – xy2 + xy + 1 và H = 5x2y – 5xy2 + xy – 1.

B. T = x2y + xy2 + xy + 1 và H = 5x2y – 5xy2 + xy – 1.

C. T = x2y + xy2 + xy + 1 và H = 5x2y – 5xy2 – xy – 1.

D. T = x2y + xy2 + xy – 1 và H = 5x2y + 5xy2 + xy – 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có:

• T = (3x2y – 2xy2 + xy) + (–2x2y + 3xy2 + 1)

= 3x2y – 2xy2 + xy – 2x2y + 3xy2 + 1

= (3x2y – 2x2y) + (3xy2 – 2xy2) + xy + 1

= x2y + xy2 + xy + 1.

• H = (3x2y – 2xy2 + xy) – (–2x2y + 3xy2 + 1)

= 3x2y – 2xy2 + xy + 2x2y – 3xy2 – 1

= (3x2y + 2x2y) – (3xy2 + 2xy2) + xy – 1

= 5x2y – 5xy2 + xy – 1.

Câu 3 trang 23 VTH Toán 8 Tập 1: Tích của hai đơn thức 6x2yz và −2y2z2 là đơn thức:

A. 4x2y3z3.

B. −12x2y3z3.

C. −12x3y3z3.

D. 4x3y3z3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có 6x2yz.(−2y2z2) = [6.(−2)].x2.(y.y2).(z.z2) = −12x2y3z3.

Câu 4 trang 23 VTH Toán 8 Tập 1: Khi chia đa thức 8x3y2 – 6x2y3 cho đơn thức −2xy, ta được kết quả là

A. −4x2y + 3xy2.

B. −4xy2 + 3x2y.

C. −10x2y + 4xy2.

D. −10x2y + 4xy2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có (8x3y2 – 6x2y3) : (−2xy) = 8x3y2 : (−2xy) – 6x2y3 : (−2xy)

= −4x2y + 3xy2.

Bài 5 trang 23 VTH Toán 8 Tập 1: Một đa thức hai biến bậc hai thu gọn có thể có nhiều nhất

a) bao nhiêu hạng tử bậc 2? Cho ví dụ.

b) bao nhiêu hạng tử bậc nhất? Cho ví dụ.

c) bao nhiêu hạng tử khác 0? Cho ví dụ.

Lời giải:

Gọi M là một đa thức bậc hai thu gọn với hai biến x và y. Khi đó:

a) Các hạng tử bậc hai của M chỉ có thể đồng dạng với một trong ba đơn thức xy; x2 và y2. Do đó M có nhiều nhất là ba hạng tử bậc hai.

Ví dụ, đa thức bậc hai 2x2 – y2 + 4xy + 5; đa thức này có 3 hạng tử bậc hai là 2x2; y2 và 4xy.

b) Các hạng tử bậc nhất của M chỉ có thể đồng dạng với một trong hai đơn thức x và y. Do đó M có nhiều nhất là hai hạng tử bậc nhất.

Ví dụ, đa thức bậc hai 2x + 5y – 6; đa thức này có 2 hạng tử bậc nhất là 2x và 5y.

c) Các hạng tử khác 0 của M gồm các hạng tử bậc hai, bậc nhất và một hạng tử số (hạng tử tự do). Do đó M có 3 + 2 + 1 = 6 hạng tử khác 0.

Ví dụ: x2 + 2y2 – 4xy + 5x – 8y + 4; đa thức này có 3 hạng tử bậc hai, 2 hạng tử bậc nhất và 1 hạng tử số.

Bài 6 trang 24 VTH Toán 8 Tập 1: Cho biểu thức 3x3(x5 – y5) + y5(3x3 – y3).

a) Rút gọn biểu thức đã cho.

b) Tính giá trị của biểu thức đã cho nếu biết y4=x43.

Lời giải:

a) Rút gọn: 3x3(x5 – y5) + y5(3x3 – y3) = 3x8 – y8.

b) Tính giá trị: Khi y4=x43, ta có:

y8=y42=x432=3x8.

Thay y8 = 3x8 vào biểu thức 3x8 – y8, ta được: 3x8 – 3x8 = 0.

Từ đó giá trị của biểu thức đã cho bằng 0 khi y4=x43,

Bài 7 trang 24 VTH Toán 8 Tập 1: Rút gọn biểu thức

142x2+yx2y2+142x2yx+2y2.

Lời giải:

Đặt P=2x2+yx2y2 và Q=2x2yx+2y2.

Khi đó biểu thức đã cho có dạng: 14P+14Q=14P+Q.

Ta lần lượt tính P, Q và P + Q:

P=2x2+yx2y2=2x34x2y2+xy2y3.

Q=2x2yx+2y2=2x3+4x2y2xy2y3.

P + Q = (2x3 – 4x2y2 + xy – 2y3) + (2x3 + 4x2y2 – xy – 2y3)

= 4x3 – 4y3.

Vậy kết quả cuối cùng là

14P+Q=144x34y3=x3y3.

Bài 8 trang 24 VTH Toán 8 Tập 1: Bạn Thành dùng một miếng bìa hình chữ nhật để làm một chiếc hộp (không nắp) bằng cách cắt bốn hình vuông cạnh x centimét ở bốn góc rồi gấp lại. Biết rằng miếng bìa có chiều dài là y centimét, chiều rộng là z centimét.

 (ảnh 2)

Tìm đa thức (ba biến x, y, z) biểu thị thể tích của chiếc hộp. Xác định bậc của đa thức đó.

Lời giải:

Sau khi gấp lại ta được chiếc hộp với 3 kích thước là x, y và z.

Do đó thể tích của nó là V = xyz.

Vậy V là một đa thức bậc 3.

Bài 9 trang 25 VTH Toán 8 Tập 1: Biết rằng D là một đơn thức sao cho –2x3y4 : D = xy2. Hãy tìm thương của phép chia:

(10x5y2 – 6x3y4 + 8x2y5) : D.

Lời giải:

Do –2x3y4 : D = xy2 nên D = −2x3y4 : xy2 = −2x2y2. Vậy ta có phép chia

(10x5y2 – 6x3y4 + 8x2y5) : (−2x2y2) = −5x3 + 3xy2 – 4y3.

Bài 10 trang 25 VTH Toán 8 Tập 1: Tìm đơn thức E, biết rằng (6x2y3 – E) : 2xy = 3xy2 + 13x2y.

Lời giải:

Ta có (6x2y3 – E) : 2xy = (6x2y3 : 2xy) – (E : 2xy) = 3xy2 – E : 2xy.

So sánh kết quả với thương đã cho của phép chia, ta suy ra E : 2xy = 13x2y.

Vậy E=2xy.13x2y=23x3y2.

Bài 11 trang 25 VTH Toán 8 Tập 1: Làm phép chia sau theo hướng dẫn:

[8x3(2x – 5)2 – 6x2(2x – 5)3 + 10x(2x – 5)2] : 2x(2x – 5)2.

Hướng dẫn: Đặt y = 2x – 5.

Lời giải:

Đặt 2x – 5 = y.

• Thay thế 2x – 5 trong đa thức bị chia bởi y, ta được đa thức

A = 8x3y2 – 6x2y3 + 10xy2.

• Tương tự, thay thế 2x – 5 trong đơn thức chia bởi y, ta được B = 2xy2.

Từ đó, phép chia đã cho có dạng

A : B = (8x3y2 – 6x2y3 + 10xy2) : 2xy2.

• Thực hiện phép chia này ta được thương là 4x2 – 3xy + 5.

• Thay thế người lại, y bởi 2x – 5 trong đa thức thương, ta được

4x2 – 3x(2x – 5) + 5

= 4x2 – 6x2 + 15x + 5 = – 2x2 + 15x + 5.

Đó là thương của phép chia đã cho.

Xem thêm Lời giải bài tập Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Luyện tập chung trang 21

Bài 6: Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu

Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu

Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương

Luyện tập chung trang 35

Đánh giá

0

0 đánh giá