Toán 9 Ôn tập chương 4 | Giải Toán lớp 9

611

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Ôn tập chương 4 chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Ôn tập chương 4

Bài tập trang 129-131 SGK Toán 9

Bài 38 trang 129 SGK Toán 9 tập 2: Hãy tính thể tích , diện tích bề mặt một chi tiết máy theo kích thước đã cho trên hình 114. 

 

 
Phương pháp giải:
+) Diện tích xung quanh của hình trụ: Sxq=2πrh.

+) Diện tích toàn phần của hình trụ: Stp=2πrh+2πr2.

+) Thể tích hình trụ là: V=πr2h. 

Lời giải:

* Ta có: Thể tích phần cần tính là tổng thể tích của hai hình trụ có đường kính là 11cm, chiều cao là 2cm và hình trụ có đường kính đáy là 6cm, chiều cao là 7cm:

V1=πR2h1=π(112)2.2=60,5π(cm3)  

V2=πR2h2=π(62)2.7=63π(cm3) 

Vậy thể tích của chi tiết máy cần tính là:

V=V1+V2=60,5π+63π=123,5π(cm3)387,79cm3

* Tương tự, theo đề bài diện tích bề mặt của chi tiết máy bằng tổng diện tích xung quanh của hai hình trụ và diện tích 2 hình tròn đáy của hình trụ nằm trên = diện tích toàn phần của hình trụ trên + diện tích xung quanh của hình trụ dưới

Diện tích toàn phần của hình trụ có đường kính đáy 11cm, chiều cao là 2cm và là: 

Stp(1)=2πR1h1+2πR12

=2π112.2+2π.5,52=82,5π(cm2)

Diện tích xung quanh của hình trụ có đường kính đáy là 6cm và chiều cao là 7cm là:

Sxq(2)=2πR2h2=2π62.7=42π(cm2) 

Vậy diện tích bề mặt của chi tiết máy là:

S=Stp(1)+Sxq(2)=82,5π+42π=124,5π(cm2)390,93cm2

Bài 39 trang 129 SGK Toán 9 tập 2: Một hình chữ nhật ABCD  AB>AD, diện tích và chu vi của nó theo thứ tự là 2a2 và 6a. Cho hình vẽ quay xung quanh cạnh AB, ta được một hình trụ.

Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ này.

Phương pháp giải:

+) Quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định của nó ta được một hình trụ.

+) Chu vi hình chữ nhật có kích thước a,b là: C=2(a+b).

+) Diện tích hình chữ nhật có kích thước a,b là: S=ab.

+) Diện tích xung quanh của hình trụ: Sxq=2πrh.

+) Thể tích hình trụ là: V=πr2h. 

Lời giải:


Diện tích hình chữ nhật ABCD là: AB.AD=2a2

Chu vi hình chữ nhật  là: 2(AB+CD)=6aAB+CD=3a

Độ dài AB, CD có tổng là 3a, tích là 2.a2 nên độ dài AB và CD là nghiệm của phương trình:

x23ax+2a2=0

x2ax2ax+2a2=0x(xa)2a(xa)=0(xa)(x2a)=0[x=ax=2a

Vì AB>AD nên ta chọn AB=2a;AD=a

Khi quay hình chữ nhật quanh AB ta được hình trụ có h=AB=2a và r=AD=a.

Vậy diện tích xung quanh hình trụ là:

Sxq=2π.AD.AB=2π.a.2a=4πa2

Thể tích hình trụ là:

V=π.AD2.AB=π.a2.2a=2πa3

Bài 40 trang 129 SGK Toán 9 tập 2: Hãy tính diện tích toàn phần của các hình tương ứng theo các kích thước đã cho trên hình 115.

Phương pháp giải:

+) Diện tích xung quanh của hình nón: Sxq=πrl.

+) Diện tích toàn phần của hình nón: Stp=πrl+πr2. 

Lời giải:

Với hình a: Hình nón có bán kính đáy r = 2,5m, đường sinh l = 5,6m

Stp=Sxq+Sđáy=πrl+πr2

=π.2,5.5,6+π.2,5263,59(m2)

- Với hình b: Hình nón có bán kính đáy r = 3,6m; đường sinh l = 4,8m

Stp=Sxq+Sđáy=π.3,6.4,8+π.3,62

94,95(m2)

Bài 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2: Cho ba điểm A,O,B thẳng hàng theo thứ tự đó, OA=a,OB=b (a,b cùng đơn vị: cm).

Qua A và B vẽ theo thứ tự các tia Ax và By cùng vuông góc với AB và cùng phía với AB. Qua O vẽ hai tia vuông gaóc với nhau và cắt Ax ở CBy ở D (xem hình 116).

a) Chứng minh AOC và BDO là hai tam giác đồng dạng; từ đó suy ra tích AC.BD không đổi.

b) Tính diện tích hình thang ABDC khi COA^=600 

c) Với COA^=600 cho hình vẽ quay xung quanh AB. Hãy tính tỉ số tích các hình do các tam giác AOC và BOD tạo thành

Phương pháp giải:

a) Hai tam giác có hai cặp góc tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng.

b) Công thức tính diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b và chiều cao h là: S=(a+b)h2. 

c) Thể tích hình nón: V=13πr2h.

Lời giải:

a) Xét hai tam giác vuông AOC và BDO ta có: A^=B^=900 

 AOC^=BDO^ (cùng phụ với BOD^).

Vậy AOC đồng dạng BDO(gg). 

ACAO=BOBD (2 cặp cạnh tương ứng tỉ lệ) ACa=bBD (1)

Vậy AC.BD=a.b không đổi.

b) Khi COA^=60 , xét tam giác vuông ACO ta có tanAOC^=ACOAtan60=ACaAC=a3

mà AC.BD=ab (câu a) nên a3.BD=abBD=b33

Ta có công thức tính diện tích hình thang ABCD là: 

S=AC+BD2.AB=a3+b332.(a+b)=36(3a2+4ab+b2)(cm2)

c) Theo đề bài ta có:

Tam giác AOC khi quay quanh cạnh AB tạo thành hình nón có chiều cao OA=a và bán kính đáy AC=a3  nên thể tích hình nón là V1=13π.OA.AC2=13π.a.(a3)2=πa3(cm3)

Tam giác BOD khi quay quanh cạnh AB tạo thành hình nón có chiều cao OB=b và bán kính đáy BD=b33  nên thể tích hình nón là V2=13π.OB.BD2=13π.b.(b33)2=πb39(cm3)

Do đó V1V2=πa3πb39=9a3b3

Bài 42 trang 130 SGK Toán 9 tập 2: Hãy tính thể tích các hình dưới đây theo kích thước đã cho (h.117).

Phương pháp giải:

+) Thể tích hình trụ: V=πr2h.

+) Thể tích hình nón: V=13πr2h. 

+) Thể tích hình nón cụt: Vhìnhnónct=VhìnhnónlnVhìnhnónnh.

Lời giải:

- Hình a:

Thể tích hình trụ có đường kính đáy 14cm, đường cao 5,8cm

V1=π.r2h=π.72.5,8=284,2π(cm3)

Thể tích hình nón có đường kính đáy 14cm và đường cao 8,1cm.

V2=13πr2h=13π.72.8,1=132,3π(cm3) 

Vậy thể tích hình cần tính là:

V=V1+V2=284,2π+132,3π=416,5π(cm3)

- Hình b:

Thể tích hình nón lớn có bán kính đáy là 7,6cm, đường cao 8,2+8,2=16,4cm là: V1=13πr2h1=13π(7,6)2.16,4=991,47(cm3) 

Thể tích hình nón nhỏ có bán kính đáy là 3,8cm, đường cao 8,2cm là: V2=13πr2h2=13π(3,8)2.8,2=123,93(cm3)

Thể tích hình nón cụt cần tính là: V=V1V2=991,47123,93=867,54cm3

Bài 43 trang 130 SGK Toán 9 tập 2: Hãy tính thể tích các hình dưới đây theo kích thước đã cho (h.118) (đơn vị : cm).

Phương pháp giải:

+) Thể tích hình trụ: V=πr2h.

+) Thể tích hình nón: V=13πr2h.

+) Thể tích hình cầu:  V=43πr3.

Lời giải:

a) Thể tích hình cần tính gồm một hình trụ có bán kính đáy R=12,6:2=6,3cm, chiều cao h=8,4cm và nửa hình cầu có bán kính  R=12,6:2=6,3cm.

Thể tích hình trụ: V1=πR2h=π.6,32.8,4=333,4πcm3.

Thể tích nửa hình cầu: V2=12.43πR3=23.π.6,33=166,7πcm3.

V=V1+V2=333,4π+166,7π=500,1πcm3. 

b) Thể tích hình cần tính gồm một hình nón có bán kính đáy R=6,9cm, chiều cao h=20cm và nửa hình cầu có bán kính  R=6,9cm.

Thể tích hình nón: V1=13.πR2h=13.π.6,92.20=317,4πcm3.

Thể tích nửa hình cầu: V2=12.43πR3=23.π.6,93=219πcm3.

V=V1+V2=317,4π+219π=536,4πcm3.

c) Thể tích hình cần tính gồm một hình nón có bán kính đáy R=2cm, chiều cao h=4cm; hình trụ có bán kính đáy R=2cm, chiều cao h=4cm và nửa hình cầu có bán kính R=2cm.

Thể tích hình nón: V1=13.πR2h=13.π.22.4=163πcm3.

Thể tích hình trụ: V2=πR2h=π.22.4=16πcm3.

Thể tích nửa hình cầu: V3=12.43πR3=23.π.23=163πcm3.

V=V1+V2+V3=163π+16π+163π=803πcm3.

Bài 44 trang 130 SGK Toán 9 tập 2: Cho hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R  GEF là tam giác đều nội tiếp đường tròn đó, EF là dây song song với AB (h.119). Cho hình đó quay quanh trục GO. Chứng minh rằng:

a) Bình phương thể tích của hình trụ sinh ra bởi hình vuông bằng tích của thể tích hình cầu sinh ra bởi hình tròn và thể tích hình nón do tam giác đều sinh ra.

b) Bình phương diện tích toàn phần của hình trụ bằng tích của diện tích hình cầu và diện tích toàn phần của hình nón.

Phương pháp giải:

+) Thể tích hình trụ: V=πr2h.

+) Thể tích hình nón: V=13πr2h.

+) Thể tích hình cầu:  V=43πr3. 

+) Diện tích toàn phần của hình trụ: Stp=2πrh+2πr2.

+) Diện tích toàn phần của hình nón: Stp=πrl+πr2. 

Lời giải:

Khi quay hình vẽ quanh trục GO ta được:

a) Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC =AD = CD; ACBD ( Tính chất)

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông OAB, ta có: AB=OA2+OB2=2R2=R2.

Thể tích hình trụ được tạo bởi hình vuông ABCD là:

V=π(AB2)2.BC 

V=π(R22)2.R2=π.2R24.R2=πR322V2=(πR322)2=π2R62(1)

Thể tích hình cầu có bán kính R là: V1=43πR3 

Thể tích hình nón có bán kính đường tròn đáy bằng EF2 là:

 V2=13π(EF2)2.GH

Với EF=R3 (cạnh tam giác đều nội tiếp trong đường tròn (O;R))

và GH=EF32=R3.32=3R2 

Thay vào V2, ta có: V2=13π(R32)2.3R2=38πR3 

Ta có: V1V2=43πR3.38πR3=π2R62(2)

So sánh (1) và (2) ta được : V2=V1.V2

b) Diện tích toàn phần của hình trụ có bán kính AB2 là: 

S=2π(AB2).BC+2π(AB2)2S=2π.R22R2+2π(R22)2S=2πR2+πR2=3πR2S2=(3πR2)2=9π2.R4(1) Diện tích mặt cầu có bán kính R là: S1=4πR2 (2)

Diện tích toàn phần của hình nón là: 

S2=πEF2.FG+π(EF2)2

=πR32.R3+π(R32)2=9πR24 

Ta có: S1S2=4πR2.9πR24=9π2R4(2)

So sánh (1) và (2) ta có: S2=S1.S2

Bài 45 trang 131 SGK Toán 9 tập 2: Hình 120 mô tả một hình cầu được đặt khít vào trong một hình trụ, các kích thước cho trên hình vẽ.

Hãy tính:

a)Thể tích hình cầu.

b) Thể tích hình trụ.

c) Hiệu giữa thể tích hình trụ và thể tích hình cầu.

d) Thể tích của một hình nón có bán kính đường tròn đáy là r(cm) và chiều cao 2r(cm).

e) Từ các kết quả a), b), c), d) hãy tìm mối liên hệ giữa chúng.

Phương pháp giải:

+) Thể tích hình trụ: V=πr2h.

+) Thể tích hình nón: V=13πr2h.

+) Thể tích hình cầu:  V=43πr3. 

Lời giải:

a) Thể tích của hình cầu bán kính r cm là: V1=43πr3(cm3) 

b) Theo hình vẽ, hình trụ có chiều cao là: h=2r. cm

 Thể tích hình trụ chiều cao h =2r cm, bán kính đáy r cm là: V2=πr2.2r=2πr3(cm3) 

c) Hiệu giữa thể tích hình trụ và thể tích hình cầu là:

V3=V2V1=2πr343πr2=23πr3(cm3) 

d) Thể tích hình nón bán kính đường tròn đáy là r(cm) và chiều cao 2r(cm) là:

V4=π3r2.2r=23πr3(cm3) 

e) Từ kết quả ở câu a, b,c, d ta có: V4=V2V1 hay “ Thể tích hình nón nội tiếp trong hình trụ bằng hiệu giữa thể tích hình trụ và thể tích hình cầu nội tiếp trong hình trụ ấy”

Hoặc "Thể tích hình trụ bằng tổng thể tích nón và hình cầu nội tiếp trong hình trụ đó".

Lý thuyết Ôn tập chương 4

1. Hình trụ 

Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h. Khi đó :

+ Diện tích xung quanh : Sxq=2πRh .         

+ Diện tích đáy : Sđ=πR2.

+ Diện tích toàn phần :Stp=Sxq+2.Sđ=2πRh+2πR2  .

+ Thể tích : V=πR2h.

2. Hình nón:

Cho hình nón có bán kính đáyR=OA , đường sinh l=SA, chiều cao h=SO. Khi đó :

+ Diện tích xung quanh: Sxq=πRl.

+ Diện tích đáy : Sd=πR2

+ Diện tích toàn phần: Stp=Sxq+Sđ=πRl+πR2.

+ Thể tích: V=13πR2h.

+ Công thức liên hệ : R2+h2=l2

3. Hình nón cụt

Cho hình nón cụt có các bán kính đáy là R và r, chiều cao h, đường sinh l.

 

+ Diện tích xung quanh: Sxq=π(R+r)l.

+ Diện tích toàn phần: Stp=π(R+r)l+πR2+πr2.

+ Thể tích: V=13πh(R2+Rr+r2).

4. Hình cầu

Định nghĩa

- Khi quanh nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định ta thu được một hình cầu.

- Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo thành một mặt cầu.

- Điểm O gọi là tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó.                 

Chú ý:

- Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng ta được một hình tròn.

- Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng ta được một đường tròn, trong đó :

 + Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm (gọi là đường kính lớn).

+ Đường tròn đó có bán kính bé hơn R  nếu mặt phẳng không đi qua tâm.

Diện tích và thể tích

Cho hình cầu bán kính R.

- Diện tích mặt cầu :S=4πR2 .

- Thể tích hình cầu : V=43πR3

 

Đánh giá

0

0 đánh giá