SBT Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 17: Hàm số liên tục sách

359

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập Toán 11 Bài 17: Hàm số liên tục sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Toán 11 Bài 17.

SBT Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 17: Hàm số liên tục sách

Bài 5.21 trang 86 SBT Toán 11 Tập 1: Cho hàm số g(x) liên tục trên ℝ trừ điểm x = 0. Xét tính liên tục của hàm số fx=gxx tại x = 1.

Lời giải:

Do hàm số g(x) liên tục trên ℝ trừ điểmx = 0 nên hàm số g(x) liên tục tại x = 1.

Xét hàm số h(x) = x xác định với mọi x  , ta thấy hàm số này liên tục trên  nên nó cũng liên tục tại x = 1.

Do đó với x ≠ 0, hàm số fx=gxhx=gxx liên tục tại x = 1.

Bài 5.22 trang 86 SBT Toán 11 Tập 1: Cho hàm số fx=3                nê'u  x1ax+b    nê'u  1<x<25                nê'u  x2. Xác định a, b để hàm số liên tục trên ℝ.

Lời giải:

+ Với x < 1 thì f(x) = 3 luôn liên tục trên (– ; 1). 

+ Với 1 < x < 2 thì f(x) = ax + b luôn liên tục trên (1; 2).

+ Với x > 2 thì f(x) = 5 luôn liên tục trên (2; +).

Do đó, ta cần xét tính liên tục của hàm số f(x) tại x = 1 và x = 2.

Ta có: limx1+fx=limx1+ax+b=a+blimx1fx=limx13=3; f(1) = 3;

limx2+fx=limx2+5=5limx2fx=limx2ax+b=2a+b;f(2) = 5.

Để hàm số f(x) liên tục trên  thì hàm số f(x) phải liên tục tại x = 1 và x = 2, tức là

limx1+fx=limx1fx=f1limx2+fx=limx2fx=f2a+b=32a+b=5a=2b=1

Vậy a = 2, b = 1 thì hàm số f(x) liên tục trên ℝ.

Bài 5.23 trang 86 SBT Toán 11 Tập 1: Tìm tham số m để hàm số fx=x21x1        neu   x<1mx+1       neu   x1 liên tục trên ℝ.

Lời giải:

Hàm số đã cho luôn liên tục trên các khoảng (– ; 1) và (1; +).

Ta cần xét tính liên tục của hàm số đã cho tại x = 1.

Ta có: limx1+fx=limx1+mx+1=m+1

limx1fx=limx1x21x1=limx1x1x+1x1=limx1x+1=2

f(1) = m . 1 + 1 = m + 1.

Để hàm số f(x) liên tục trên  thì limx1+fx=limx1fx=f1, tức là m + 1 = 2.

Suy ra m = 1.

Bài 5.24 trang 86 SBT Toán 11 Tập 1: Xét tính liên tục của các hàm số sau trên tập xác định của chúng:

a) fx=x3+x+1x23x+2

b) gx=cosxx2+3x4

Lời giải:

Áp dụng tính chất: Các hàm phân thức hữu tỉ (thương của hai đa thức) liên tục trên tập xác định của chúng.

a) fx=x3+x+1x23x+2

ĐKXĐ: x2 – 3x + 2 ≠ 0 ⇔ x ≠ 1 hoặc x ≠ 2.

Do đó, tập xác định của hàm số f(x) là D = (– ; 1)  (1; 2)  (2; +).

Vậy hàm số f(x) liên tục trên các khoảng (– ; 1), (1; 2), (2; +).

b)gx=cosxx2+3x4

ĐKXĐ: x2 + 3x – 4 ≠ 0 ⇔ x ≠ – 4  hoặc x ≠ 1.

Do đó, tập xác định của hàm số g(x) là D = (– ; – 4)  (– 4; 1)  (1; +).

Vậy hàm số g(x) liên tục trên các khoảng (– ; – 4), (– 4; 1), (1; +).

Bài 5.25 trang 86 SBT Toán 11 Tập 1: Chứng tỏ rằng các phương trình sau có nghiệm trong khoảng tương ứng:

a) x2=x+1, trong khoảng (1; 2).

b) cos x =  x, trong khoảng (0; 1).

Lời giải:

a) Xét hàm số fx=x2x+1 xác định trên [– 1; +∞).

Do đó hàm số f(x) liên tục trên đoạn [1; 2].

Mà f(1) = 11+1=12 < 0 và f(2) = 222+1=43>0

Suy ra f(1) . f(2) < 0.

Do đó, theo tính chất của hàm số liên tục, tồn tại điểm c ∈ (1; 2) sao cho f(c) = 0.

Tức là f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (1; 2).

Vậy phương trình x2=x+1 có nghiệm trong khoảng (1; 2).

b) Xét hàm số g(x) = cos x – x xác định trên ℝ.

Do đó hàm số g(x) liên tục trên đoạn [0; 1].

Mà g(0) = cos 0 – 0 = 1 > 0 và g(1) = cos 1 – 1 < 0.

Suy ra g(0) . g(1) < 0.

Do đó, theo tính chất của hàm số liên tục, tồn tại điểm c ∈ (0; 1) sao cho g(c) = 0.

Tức là g(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (0; 1).

Vậy phương trình cos x = x có nghiệm trong khoảng (0; 1).

Xem thêm các bài SBT Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Giới hạn của hàm số

Bài tập cuối chương 5 trang 87

Bài 18: Lũy thừa với số mũ thực

Bài 19: Lôgarit

Bài 20: Hàm số mũ và hàm số lôgarit

 

Đánh giá

0

0 đánh giá