50 câu trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (có đáp án) chọn lọc

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:

50 câu trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (có đáp án) chọn lọc

Câu 1: Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?

A. Kéo đi kéo lại sợi dây.

B. Nước nóng lên.

C. Hơi nước làm nút bật ra.

D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.

Đáp án: A

Câu 2: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Khi viên bi đang chuyển động đi lên, cơ năng của viên bi chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng và thế năng đều tăng.

B. Động năng và thế năng đều giảm.

C. Động năng giảm và thế năng tăng.        

D. Động năng tăng và thế năng giảm.

Đáp án: C

Câu 3: Một người kéo một vật bằng kim loại lên dốc, làm cho vật chuyển động vừa nóng lên. Nếu bỏ qua sự truyền năng lượng ra môi trường xunh quanh thì công của người này đã hoàn toàn chuyển hóa thành

A. động năng của vật.

B. động năng và thế năng của vật.

C. động năng và nhiệt năng của vật.

D. động năng, thế năng và nhiệt năng của vật.

Đáp án: D

Câu 4: Cơ năng, nhiệt năng

A. chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Cả A, B và C sai.

Đáp án: C

Câu 5:  Xe đạp đang chuyển động, nếu không đạp nữa thì sau một thời gian xe sẽ dừng lại. Tức là lúc đầu động năng của nó khác không đến khi dừng lại thì động năng của nó bằng không. Trong các câu nhận xét sau câu nào sai?

A. Lúc này định luật bảo toàn cơ năng không còn đúng nữa.

B. Lúc này định luật bảo toàn năng lượng vẫn còn đúng.

C. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành thế năng.

D. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành một dạng năng lượng khác.

Đáp án: C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?

A. Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng.

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Đáp án: D

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. Năng lượng của vật không thể tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.

C. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Sau một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng có sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau.

Đáp án: C

Câu 8: Thí nhiệm của Jun trình bày trong phần “Có thể em chưa biết” của bài 27 (sách giáo khoa Vật lí 8) cho thấy, công mà quả nặng thực hiện làm quay các tấm kim loại đặt trong nước để làm nóng nước lên đúng bằng nhiệt lượng mà nước nhận được. Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng?

A. Năng lượng được bảo toàn.

B. Nhiệt là một dạng của năng lượng.

C. Cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng.

D. Nhiệt năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.

Đáp án: D

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng?

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Đáp án: D

Câu 10: Trong các trường hợp sau trường hợp nào động năng chuyển hóa thành thế năng? (Lấy mặt đất làm mốc tính thế năng).

A. Vật lăn từ máng nghiêng xuống.

B. Xe đạp đi trên đường bằng.

C. Quả bóng nảy lên.

D. Hạt mưa rơi.

Đáp án: C

Câu 11: Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?

A. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. Cơ năng chuyển hóa thành động năng.

C. Cơ năng chuyển hóa thành công cơ học.

D. Cơ năng chuyển hóa thành thế năng.

Đáp án: A

Câu 12 Trường hợp nào sau đây không có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng hoặc ngược lại?

A. Động cơ xe máy đang chạy.

B. Miếng đồng thả vào nước đang sôi, nóng lên.

C. Một vật vừa rơi từ trên cao xuống vừa nóng lên.

D. Búa máy đập vào cọc bê tông làm cọc bê tông lún xuống và nóng lên.

Đáp án: B

Câu 13: Chọn phát biểu đúng.

A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng.

B. Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Đáp án: A

Câu 14: Chọn câu đúng điền vào chỗ trống sau:

Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra…………..

A. nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác.

C. nó giữ nguyên không trao đổi.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 15: Khi phanh xe đạp, hai mà phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hoá năng lượng

A. công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.

B. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

C. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

D. công thực hiện làm động năng của xe giảm.

Đáp án: D

Câu 16: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hoá như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng và thế năng đều tăng.

Đáp án: B

Câu 17: Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có

A. động năng tăng dần.

B. thế năng tăng dần.

C. động năng giảm dần.

D. động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

Đáp án: D

Câu 18: Một đoàn tàu khi vào ga, người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động rồi dừng hẳn. Năng lượng đã chuyển hoá như thế nào? Đáp án đúng là: đúng nhất

A. Sự thực hiện công làm giảm nhiệt năng của tàu.

B. Sự thực hiện công làm tăng động năng của tàu.

C. Sự thực hiện công làm giảm thế năng của tàu.

D. Sự thực hiện công làm giảm động năng của tàu.

Đáp án: D

Câu 19: Trường hợp nào sau đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?

A. Vật rơi từ trên cao xuống.

B. Vật được ném lên rồi rơi xuống.

C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.

D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.

Đáp án: B

Câu 20:  Cơ năng, nhiệt năng

A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

D. Cả A, B và C sai

Đáp án: C

Câu 21:  Chọn phát biểu đúng:

A. Cơ năng, nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

B. Cơ năng, nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

C. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

D. Cả A, B và C sai

Đáp án: C

Câu 22: Chọn phát biểu đúng:

A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng

B. Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

D. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

Đáp án: A

Câu 23: Chọn phát biểu không đúng.

A. Các dạng của cơ  năng gồm: động năng và thế năng

B. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

D. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

Đáp án : C

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

Đáp án: D

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. Năng lượng của vật không thể tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.

C. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau.

Đáp án: C

Câu 26: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm

B. Động năng và thế năng đều tăng

C. Động năng và thế năng đều giảm

D. Động năng giảm, thế năng tăng

Đáp án: D

Câu 27: Quan sát trường hợp hòn sỏi rơi từ cao xuống đất. Trong thờig gian rơi thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm

B. Động năng và thế năng đều tăng

C. Động năng và thế năng đều giảm

D. Động năng giảm, thế năng tăng

Đáp án: A

Câu 28:  Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hoá thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung

B. Nước trên đập cao chảy xuống

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới

D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng

Đáp án: D

Câu 29: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hoá thế năng thành động năng?

A. Ô tô chuyển động lên dốc.

B. Ném hòn sỏi lên cao

C. Hòn sỏi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng.

D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng

Đáp án: C

Câu 30:  Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Con lắc chuyển động từ B về đến vị trí C động năng tăng dần, thế năng giảm dần

B. Con lắc chuyển động từ A đến B, thế năng tăng dần, động năng giảm dần

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C

Đáp án: D

Câu 31: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?

A. Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng

Đáp án: C

Câu 32: Phát biểu nào sau đây chính xác nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?

A. Thế năng có thể chuyến hóa thành cơ năng

B. Động năng không thể chuyển hóa thành cơ năng

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng

Đáp án: C

Câu 33: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hoá như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng

C. Không có sự chuyển hóa nào

D. Động năng và thế năng đều tăng

Đáp án: B

Câu 34: Một vật được ném từ thấp lên cao thì

A. thế năng biến đổi dần thành động năng.

B. động năng biến đổi dần thành thế năng.

C. cơ năng của vật biến thành toàn bộ nhiệt năng.

D. động năng biến đổi thành nhiệt năng.

Đáp án: B

Câu 35: Khi phanh xe đạp, hai mà phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hoá năng lượng:

A. công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.

B. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

C. công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

D. công thực hiện làm động năng của xe giảm.

Đáp án: D

Câu 36: Một đoàn tàu khi vào ga, người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động rồi dừng hẳn. Năng lượng đã chuyển hoá như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất

A. Sự thực hiện công làm giảm nhiệt năng của tàu.

B. Sự thực hiện công làm tăng động năng của tàu.

C. Sự thực hiện công làm giảm thế năng của tàu.

D. Sự thực hiện công làm giảm động năng của tàu.

Đáp án: D

Câu 37: Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 20oC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

A. 0,0154 kg.

B. 15,4 g.

C. 0,51 kg.

D. 51 g.

Đáp án: D

Câu 38: Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất toả nhiệt?

A. Nước bị đun nóng.

B. Nồi bị đốt nóng.

C. Củi bị đốt cháy.

D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt.

Đáp án: C

Câu 39: Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là gì?

A. Khi đốt cháy 1kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J

B. Khi đốt cháy 1g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J

C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J

D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J

Đáp án: C

Câu 40: Nhiệt lượng là:

A. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình chuyển động.

C. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình thay đổi vị trí.

D. đại lượng vật lý có đơn vị là N.

Đáp án: A

Câu 41: Đầu thép của một búa máy có khối lượng 15kg nóng lên thêm 200C sau 1,6 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Công và công suất của búa máy có giá trị là, biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K

A. A = 345kJ; P = 3593,75W 

B. A = 345kJ; P = 1953,75W 

C. A = 345J; P = 15,9375W 

D. A = 345J; P = 19,5375W

Đáp án: A

Câu 42: Có ba chiếc thìa nhôm, bạc và đồng có khối lượng như nhau, ở cùng nhiệt độ, được nhúng vào nước đang sôi. Gọi Q1, Q2, Q3 theo thứ tự là nhiệt lượng mà ba vật này hấp thụ. Cho biết nhiệt dung riêng của bạc nhỏ hơn của đồng, nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn của đồng. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Q1 > Q2 > Q3.

B. Q1 < Q2 < Q3.

C. Q1 > Q3 > Q2.

D. Q1  > Q2 < Q3.

Đáp án: C

Câu 43: Một khối lượng nước 25 kg thu được một nhiệt lượng 1050 kJ thì nóng lên tới 30oC. Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu?

A. 20oC.

B. 25oC.

C. 30oC.

D. 35oC.

Đáp án: A

Câu 44:  Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nhôm để tăng từ 30oC đến 80oC là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K.

A. 42000 J.

B. 86900 J.

C. 44000 J.

D. 96800 J.

Đáp án: C

Câu 45: Trong công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = c.m.(t2 – t1) thì t2 là:

A. nhiệt độ lúc đầu của vật.

B. nhiệt độ lúc sau của vật.

C. thời điểm bắt đầu vật nhận nhiệt lượng.

D. thời điểm sau khi vật nhận nhiết lượng.

Đáp án: B

Câu 46:  Chọn phát biểu đúng.

A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng.

B. Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Đáp án: A

Câu 47: Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hoả, năng suất toả nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.

B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.

C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.

D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.

Đáp án: C

Câu 48: Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?

A. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. Cơ năng chuyển hóa thành động năng.

C. Cơ năng chuyển hóa thành công cơ học.

D. Cơ năng chuyển hóa thành thế năng.

Đáp án: A

Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 0,25kg dầu hoả mới đun sôi được 4,2 lít nước ở 160C nóng tới 960C. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q = 44.106J/kg. Hiệu suất của bếp dầu là:

A. 10,83%

B. 11,83%

C. 13,83%

D. 12,83%

Đáp án: D

Câu 50: Trong các trường hợp sau trường hợp nào động năng chuyển hóa thành thế năng? (Lấy mặt đất làm mốc tính thế năng).

A. Vật lăn từ máng nghiêng xuống.

B. Xe đạp đi trên đường bằng.

C. Quả bóng nảy lên.

D. Hạt mưa rơi.

Đáp án: C

 

 

 

 

 

Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Top 50 Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Cánh diều 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
368 51 7
Top 50 Đề thi giữa học kì 2 Vật lí 10 (Cánh diều 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Cánh diều (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
628 59 31
Top 50 Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
372 58 9
Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
527 41 23
Tải xuống