15 câu trắc nghiệm Quy tắc octet Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Quy tắc octet Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Quy tắc octet Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Lý thuyết

I. Khái niệm liên kết hóa học

Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

Trong các phản ứng hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết.

Các electron hóa trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.

II. Quy tắc octet

Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Vì các khí hiếm (trừ helium) đều có 8 electron lớp ngoài cùng nên quy tắc này được gọi là quy tắc octet.

Ví dụ 1: Xét sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2.

Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5.

Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị, mỗi nguyên tử Cl cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron.

Phân tử Cl2 được biểu diễn:

15 câu trắc nghiệm Quy tắc octet (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1)

Xung quanh mỗi nguyên tử Cl đều có 8 electron.

Ví dụ 2: Xét sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF.

Cấu hình electron của nguyên tử:

Na (Z = 11): [Ne]3s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng.

F (Z = 9): 1s22s22p5 → có 7 electron lớp ngoài cùng.

Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF, nguyên tử Na có 1 electron hóa trị, nguyên tử F có 7 electron hóa trị, nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm. Các hạt này đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet và có điện tích trái dấu nên hút nhau.

Bài tập

Câu 1. Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có

A. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất

B. 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất

C. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium)

D. 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất

Đáp án: C

Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

Câu 2. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine

B. Oxygen

C. Hydrogen

D. Chlorine

Đáp án: D

Khí hiếm argon (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

Hydrogen (Z = 1): 1s1 có 1 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là He: 1s2

Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar: 1s22s22p63s23p6.

Vậy nguyên tử nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học.

Câu 3. Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là

A. Mg + 2e ⟶ Mg2−

B. Mg ⟶ Mg2+ + 2e

C. Mg + 6e ⟶ Mg6−

D. Mg + 2e ⟶ Mg2+

Đáp án: B

Mg (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 ⇒ Có 2 electron lớp ngoài cùng.

Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

Do đó, Mg có xu hướng nhường 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

Mg ⟶ Mg2+ + 2e

Câu 4. Nguyên tử có cấu hình electron bền vững là

A. Na (Z = 11)

B. Cl (Z = 17)

C. Ne (Z = 10)

D. O (Z = 8)

Đáp án: C

Cấu hình electron bền vững là cấu hình electron với lớp ngoài cùng có 8 electron (trừ He với lớp electron ngoài cùng có 2 electron).

Na (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1 ⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng.

Cl (Z = 17) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5 ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng.

Ne (Z = 10) có cấu hình electron: 1s22s22p6 ⇒ có 8 electron lớp ngoài cùng.

O (Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4 ⇒ có 6 electron lớp ngoài cùng.

Vậy Ne có 8 electron lớp ngoài cùng. Do đó Ne có cấu hình electron bền vững.

Câu 5. Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là

A. S + 2e ⟶ S2−

B. S ⟶ S2+ + 2e

C. S ⟶ S6+ + 6e

D. S ⟶ S2− + 2e

Đáp án: A

S (Z = 16) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 ⇒ Có 6 electron lớp ngoài cùng.

Khí hiếm gần nhất là: Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

Do đó, S có xu hướng nhận 2 electron để trở thành ion mang điện tích âm.

S + 2e ⟶ S2−

Câu 6. Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử potassium (Z= 19) phải nhường đi

A. 2 electron

B. 1 electron

C. 3 electron

D. 4 electron

Đáp án: B

potassium (Z= 19) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1

⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng.

Khí hiếm gần nhất là: Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

Do đó, nguyên tử potassium phải nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững với 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.

Câu 7. Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử nitrogen (Z= 7) phải nhận thêm

A. 2 electron

B. 1 electron

C. 3 electron

D. 4 electron

Đáp án: C

Nitrogen (Z= 7) có cấu hình electron là: 1s22s22p3

⇒ Có 5 electron lớp ngoài cùng.

Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

Do đó, nguyên tử nitrogen phải nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững với 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.

Câu 8. Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào

A. He

B. Ne

C. Ar

D. Kr

Đáp án: A

Lithium (Z = 3): 1s22s1 ⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng.

Khí hiếm gần nhất là: He (Z = 2): 1s2

Do đó, nguyên tử Li có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Li ⟶ Li+ + 1e

1s22s11s2

Vậy ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm He.

Câu 9. Ion aluminium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào

A. He

B. Ne

C. Ar

D. Kr

Đáp án: B

Aluminium (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 ⇒ Có 3 electron lớp ngoài cùng.

Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

Do đó, nguyên tử Al có xu hướng nhường 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Al ⟶ Al3+ + 3e

[Ne]3s23p1[Ne]

Vậy ion aluminium có cấu hình electron của khí hiếm Ne.

Câu 10. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Helium

B. Fluorine

C. Aluminium

D. Sodium

Đáp án: D

Helium (Z = 2) có cấu hình electron: 1s2 ⇒ là khí hiếm với 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

Fluorine (Z = 9) có cấu hình electron: 1s22s22p5 ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Aluminium (Z = 13) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 ⇒ có 3 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Sodium (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Câu 11. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Oxide

B. Neon

C. Carbon

D. Magnesium

Đáp án: A

Oxide (Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4 ⇒ có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Neon (Z = 10) có cấu hình electron: 1s22s22p6 ⇒ có 8 electron lớp ngoài cùng ⇒ đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

Carbon (Z = 6) có cấu hình electron: 1s22s22p2 ⇒ có 4 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 4 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Magnesium (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2⇒ có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

Câu 12. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +20. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng

A. nhường 8 electron

B. nhận 6 electron

C. nhận 2 electron

D. nhường 2 electron

Đáp án: D

Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +20 ⇒ ZX = 20

⇒ cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2⇒ có 2 elctron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất.

Câu 13. Nguyên tử Y có 15 proton. Khi hình thành liên kết hóa học Y có xu hướng hình thành ion có cấu hình electron là

A. 1s22s22p63s23p3

B. 1s22s22p63s23p6

C. 1s22s22p6

D. 1s22s22p63s23p64s2

Đáp án: B

Nguyên tử Y có 15 proton ⇒ ZY = số proton = 15

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p3 ⇒ có 5 electron lớp ngoài cùng, xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất là Ar.

Do đó ion được tạo thành từ Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6

Câu 14. Nguyên tử X có 9 electron. Ion được tạo thành từ X theo quy tắc octet có số electron là

A. 8 electron

B. 9 electron

C. 10 electron

D. 12 electron

Đáp án: C

Nguyên tử X có 9 electron ⇒ cấu hình electron: 1s22s22p5 ⇒ có 7 elctron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất.

X + 1e ⟶ X

Do đó ion X có 9 + 1 = 10 (electron)

Câu 15. Nguyên tử Y có 7 electron. Ion được tạo thành từ Y theo quy tắc octet có số electron, proton lần lượt là

A. 8 electron; 8 proton

B. 7 electron; 7 proton

C. 10 electron; 10 proton

D. 10 electron; 7 proton

Đáp án: D

Nguyên tử Y có 7 electron ⇒ số proton = số electron = 7.

Nguyên tử Y có 7 electron ⇒ cấu hình electron: 1s22s22p3 ⇒ có 5 elctron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất (Ne).

X + 3e ⟶ X3−

Do đó ion X3− có 7 + 3 = 10 (electron); số proton không đổi là 7 proton.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Định luật tuần hoàn. ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 9: Liên kết ion

Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Bài 12: Phản ứng oxi hóa khử và ứng dụng trong cuộc sống

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
891 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống