TOP 20 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 11 HAY NHẤT

Tải xuống 1 4.3 K 16

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương?

TOP 20 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 11 HAY NHẤT (ảnh 1)

Nghị luận về một vấn đề xã hội - mẫu 1

Ngày nay, khi nhịp sống ngày càng phát triển nhanh chóng, công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, con người càng lại dần xa vào không gian ảo, và quên đi việc cân bằng cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Vậy sinh hoạt cộng đồng là gì? Vì sao ngày nay học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương? Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống ,... nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

Khi tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các bạn sẽ phát triển được những tố chất và năng lực bản thân. Họ sẽ phải có tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như phải dành sự nhiệt huyết và tận tâm trong những nhiệm vụ được giao. Bởi hiện nay tình trạng giới trẻ thiếu kĩ năng sống vô cùng phổ biến. Có bạn không biết quét lớp, vụng về lúng túng trong các hoạt động nhóm, không biết giải quyết tình huống bất ngờ: tai nạn giao thông, giao tiếp, …Hiện tượng ấy không chỉ xảy ra đơn lẻ mà đã trở thành một hiện tượng phổ biến, một căn bệnh âm ỉ, có khả năng đe doạ trực tiếp đến tương lai của xã hội và giới trẻ hiện nay.

Đồng thời, khi tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng, chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở và trải nghiệm những gì chân thật đang diễn ra ở thế giới ngoài kia, những kinh nghiệm sống vô cùng bổ ích.

Như vậy, để trở thành một người hoàn thiện hơn, mỗi học sinh chúng ta hãy sống có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng nhiều hơn. Chúng ta hãy cố gắng năng động, phát huy những điểm mạnh của bản thân, mở rộng tấm lòng cống hiến nhiều hơn cho xã hội để trở thành một người thực sự có ích.

TOP 20 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 11 HAY NHẤT (ảnh 2)

Nghị luận về một vấn đề xã hội - mẫu 2

Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” nên việc giáo dục thế hệ trẻ luôn được nước ta coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bên cạnh việc học tập kiến thức văn hóa trong nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cũng mang lại cho học sinh nhiều giá trị tích cực.

Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động tập thể của cư dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thường nhằm mục đích như vui chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và mục đích tổ chức mà mỗi vùng đất lại có những hoạt động sinh hoạt cộng đồng riêng. Đó có thể là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền hoặc những hoạt động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa,…

Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cung cấp cho thanh thiếu niên vô vàn lợi ích. Đầu tiên, với mục đích nhân văn và cao đẹp, các hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp cho các bạn trẻ. Trong thời đại công nghệ số, khoảng cách giữa người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhịp sống gấp gáp khiến người trẻ quên đi những giá trị tinh thần cốt lõi. Mỗi dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp nhắc nhở người trẻ về tinh thần tương thân tương ái, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất lại có những nét đẹp riêng nên giáo dục thế hệ trẻ thông qua hoạt động cộng đồng còn là cách giúp các bạn trẻ hiểu thêm về truyền thống quê hương. Nói như nhà văn Ê – li – a Ê – ren – bua thì “Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Từ đó, các bạn sẽ có ý thức về trách nhiệm công dân, được tiếp thêm động lực để học tập kiến thức và trau dồi bản thân. Tiếp theo, đây còn là dịp để học sinh rèn luyện các kĩ năng mềm. Các hoạt động thực tế luôn chứa đựng những bài học mới lạ và quý báu chờ đợi thanh thiếu niên chủ động khám phá. Có nhiều điều mà gia đình, sách vở hay nhà trường không đề cập đến mà các em phải trực tiếp học tập từ sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ vậy, nhờ có những hoạt động sinh hoạt như vậy mà các bạn trẻ có cơ hội được thư giãn, thể hiện sức sáng tạo cùng tinh thần nhiệt huyết thay vì bầu bạn với điện thoại hay tivi.

Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người trẻ, việc khuyến khích lớp trẻ tham gia sinh hoạt cộng đồng còn là cách để quảng bá những nét văn hóa phong phú, đa dạng của mọi miền Tổ quốc. Thanh thiếu niên là lứa tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, có sức khỏe, tuổi trẻ và giàu hoài bão. Đôi chân của họ sẽ đi muôn nơi, gặp muôn người, lan tỏa vẻ đẹp quê hương. Hơn nữa, hoạt động tập thể cũng đem đến cho xã hội một cơ hội để ghi nhận người trẻ. Được sống trong thời kì hòa bình và có điều kiện kinh tế phát triển nhưng không có nghĩa học sinh không phải chịu áp lực. Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số của con hoặc than phiền rằng con cái lười nhác bởi những ngày hè chúng chỉ quanh quẩn trong nhà. Gạt bỏ định kiến, áp đặt và ghi nhận sự cố gắng của người trẻ trong những hoạt động cộng đồng chính là cách để xóa nhòa khoảng cách thế hệ.

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có quan niệm sai lệch về các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tập tốt kiến thức trong nhà trường là đủ, không trau dồi các kĩ năng sống khác. Hay một số người ích kỉ, chỉ quan tâm việc của mình, thờ ơ với tập thể. Đây là hiện trạng đáng báo động.

Phát triển ý thức cộng đồng ở học sinh là góp phần đưa đất nước ngày càng vững mạnh và văn minh hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây chính là cách phát huy nội lực dân tộc, khiến người trẻ trở thành những công dân ưu tú.

Nghị luận về một vấn đề xã hội - mẫu 3

Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người ai cũng nhút nhát không dám làm, không dám thể hiện mình? Có thể thấy, can đảm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói riêng và đối với cuộc sống nói chung. Can đảm đó là một tinh thần vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách dám vượt qua và vững bước trên cuộc sống này. Đó là điều tạo nên những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Can đảm còn là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Người có lòng can đảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng can đảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó. Nếu trong cuộc sống con người ai cũng có lòng can đảm, nghĩa hiệp thì sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên một cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn. Lòng can đảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người nhầm tưởng lòng can đảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Lại có những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống… Là một học sinh, mầm non tương lai của đất nước, ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân lòng can đảm để có thể đương đầu với khó khăn, sóng gió trong tương lai sau này. Cuộc sống không trải hoa hồng đón những người hèn nhát, việc bạn phấn đấu hôm nay sẽ là quả ngọt cho ngày mai.

Nghị luận về một vấn đề xã hội - mẫu 4

Chúng ta ai cũng cố gắng để hoàn thiện bản thân mình và tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân. Khi chúng ta có được những giá trị đó, ta cần có thêm lòng tự trọng. Tự trọng là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta hãy rèn luyện lòng tự trọng cho bản thân băng cách học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Mỗi ngày rèn luyện bản thân một chút ta sẽ trở nên tích cực hơn, hoàn thiện hơn mỗi ngày, cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội. Đừng để thời gian trôi qua lãng phí, hãy cố gắng ngay từ hôm nay.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Các tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách?

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của bản thân?

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
752 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
829 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
658 1 0
Tải xuống