Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy)

137

Với giải chi tiết Câu 2 trang 31 Bài 9: Nghị luận văn học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy)

Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):

a) Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?

b) Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.

c) Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết.

Trả lời:

a) Luận điểm của phần này có mối quan hệ chặt chẽ, giúp làm sáng tỏ với luận đề:

- Luận đề của văn bản là giá trị tiềm ẩn (không dễ nhận ra/ ở tầng chiều sâu/ không phải tầng bề mặt câu chữ văn bản) về tư tưởng và nghệ thuật của truyện.

- Luận đề này được triển khai, phân tích làm rõ bởi hai luận điểm. Trong đó, phần (2) nêu luận điểm thứ nhất: Nhà văn thông qua hoạt động giao tiếp (cuộc trò chuyện) giữa các nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật chính, khiến chân dung nhân vật chính hiện lên phong phú, sắc nét, thể hiện rõ bề sâu tâm tưởng.

b)

Lí lẽ

Bằng chứng

Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện.

Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện.

Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này.

Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật

Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.

Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện.

c) Cách trích dẫn bằng chứng theo kiểu gián tiếp (từng cuộc trò chuyện); được phân tích, bình luận sâu sắc để khẳng định thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự mà Nam Cao đã sử dụng.

Đánh giá

0

0 đánh giá