Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c với đồ thị là parabol có đỉnh I(1; 4)

278

Với giải Bài 3 trang 70 SBT Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài tập cuối năm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c với đồ thị là parabol có đỉnh I(1; 4)

Bài 3 trang 70 Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 2: Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c với đồ thị là parabol có đỉnh I(1; 4) và đi qua điểm A(2; 3).

a) Xác định các hệ số a, b, c của tam thức bậc hai f(x).

b) Vẽ parabol này.

c) Từ đồ thị đã vẽ ở câu b), hãy cho biết khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến và tập giá trị của hàm số y = f(x).

d) Lập bảng xét dấu để giải bất phương trình f(x)x-20.

Lời giải:

a) Parabol có đỉnh là I(1; 4) nên có phương trình dạng y = a(x – 1)2 + 4.

Vì điểm A(2; 3) thuộc parabol nên ta có:

3 = a(2 – 1)2 + 4 ⇔ a + 4 = 3 ⇔ a = – 1.

Vậy tam thức bậc hai cần tìm là f(x) = –(x – 1)2 + 4 hay f(x) = – x2 + 2x + 3.

Suy ra các hệ số là: a = – 1; b = 2; c = 3.

b) Ta có: a = – 1 < 0 nên parabol quay bề lõm xuống dưới.

Đỉnh parabol là I(1; 4).

Trục đối xứng x = 1.

Giao điểm của parabol với trục Oy là (0; 3). Điểm đối xứng với điểm (0; 3) qua trục đối xứng x = 1 là (2; 3).

Giao điểm của parabol với trục Ox là (– 1; 0) và (3; 0).

Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được parabol cần vẽ.

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax^2 + bx + c với đồ thị là parabol có đỉnh I(1; 4)

c) Từ đồ thị trên ta thấy:

- Hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; 1) và nghịch biến trên khoảng (1; + ∞).

- Tập giá trị của hàm số là (– ∞; 4].

d) Xét bất phương trình f(x)x-20, hay -x2+2x+3x-20.

Tam thức f(x) = – x2 + 2x + 3 có ∆' = 12 – (– 1) . 3 = 4 > 0 và a = – 1 < 0, f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 = – 1 và x2 = 3. Do đó, f(x) > 0 với mọi x ∈ (– 1; 3) và f(x) < 0 với mọi x ∈ (– ∞; – 1) ∪ (3; + ∞).

Ta có bảng xét dấu sau:

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax^2 + bx + c với đồ thị là parabol có đỉnh I(1; 4)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là S = (– ∞; – 1] ∪ (2; 3].

Đánh giá

0

0 đánh giá