Với giải Câu hỏi trang 24 Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức trong Bài 17: Dấu của tam thức bậc hai học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Toán 10 Kết nối tri thức trang 24 Bài 17: Dấu của tam thức bậc hai
Bài 6.15 trang 24 SGK Toán 10 Tập 2: Xét dấu các tam thức bậc hai sau:
a) 3x2−4x+1
b) x2+2x+1
c) −x2+3x−2
d) −x2+x−1
Phương pháp giải:
Xét dấu tam thức bậc hai f(x)=ax2+bx+c
Bước 1: Tính Δ=b2−4ac
Bước 2:
- Nếu Δ<0 thì f(x) luôn cùng dấu với a với mọi x∈R
- Nếu Δ=0 thì f(x)có nghiệm kép là x0 . Vậy f(x)cùng dấu với a với x≠x0
- Nếu Δ>0 thì f(x)có 2 nghiệm là x1;x2(x1<x2). Ta lập bảng xét dấu.
Lời giải:
a) f(x)=3x2−4x+1có Δ=4>0, a=3>0và có hai nghiệm phân biệt x1=1;x2=13. Do đó ta có bảng xét dấu f(x):
Suy ra f(x)>0với mọi x∈(−∞;13)∪(1;+∞) và f(x)<0với mọi x∈(13;1)
b) g(x)=x2+2x+1 có Δ=0 và a=1>0 nên g(x)có nghiệm kép x=−1 và g(x)>0với x≠−1
c) h(x)=−x2+3x−2 có Δ=1>0, a=−1<0 và có hai nghiệm phân biệt x1=1;x2=2. Do đó ta có bảng xét dấu h(x):
Suy ra h(x)>0 với mọi x∈(1;2)và h(x)<0với mọi x∈(−∞;1)∪(2;+∞)
d) k(x)=−x2+x−1 có Δ=−3<0 và a=−1<0 nên f(x)<0 với mọi x∈R
Bài 6.16 trang 24 SGK Toán 10 Tập 2: Giải các bất phương trình bậc hai:
a) x2−1≥0
b) x2−2x−1<0
c) −3x2+12x+1≤0
d) 5x2+x+1≥0
Phương pháp giải:
Xét dấu tam thức bậc hai f(x)=ax2+bx+c
Bước 1: Tính Δ=b2−4ac
Bước 2:
- Nếu Δ<0 thì f(x) luôn cùng dấu với a với mọi x∈R
- Nếu Δ=0 thì f(x)có nghiệm kép là x0 . Vậy f(x)cùng dấu với a với x≠x0
- Nếu Δ>0 thì f(x)có 2 nghiệm là x1;x2(x1<x2). Ta lập bảng xét dấu.
Lời giải:
a) Tam thức f(x)=x2−1 có Δ=4>0nên f(x) có 2 nghiệm phân biệt x1=−1;x2=1
Mặt khác a=1>0, do đó ta có bảng xét dấu:
Tập nghiệm của bất phương trình là (−∞;−1]∪[1;+∞)
b) Tam thức g(x)=x2−2x−1 có Δ=8>0 nên g(x) có 2 nghiệm phân biệt x1=1−√2;x2=1+√2
Mặt khác a=1>0, do đó ta có bảng xét dấu:
Tập nghiệm của bất phương trình là (1−√2;1+√2)
c) Tam thức h(x)=−3x2+12x+1 cóΔ′=39>0nên h(x) có 2 nghiệm phân biệt x1=6−√393;x2=6+√393
Mặt khác a=-3<0, do đó ta có bảng xét dấu:
d) Tam thức k(x)=5x2+x+1 có Δ=−19<0, hệ số a=5>0 nên k(x) luôn dương ( cùng dấu với a) với mọi x, tức là 5x2+x+1>0 với mọi x∈R. Suy ra bất phương trình có vô số nghiệm
Phương pháp giải:
Để tam thức bậc hai ax2+bx+c>0với mọi x∈R thì:
a>0 và Δ<0
Lời giải:
Để tam thức bậc hai x2+(m−1)x+2m+3>0với mọi x∈R
Ta có: a=1>0 nên Δ<0
⇔(m−1)2−4.(2m+3)<0⇔m2−2m+1−8m−12<0⇔m2−10m−11<0
Tam thức f(m)=m2−10m−11 có Δ′=36>0nên f(x) có 2 nghiệm phân biệt m1=−1;m2=11
Mặt khác a=1>0, do đó ta có bảng xét dấu sau:
Bài 6.18 trang 24 SGK Toán 10 Tập 2: Một vật được ném theo phương thẳng đứng xuống dưới từ độ cao 320 m với vận tốc ban đầu v0=20m/s. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu giây, vật đó cách mặt đất không quá 100 m? Giả thiết rằng sức cản của không khí là không đáng kể
Phương pháp giải:
Tìm hàm tính độ cao so với mặt đất của vật h(t),
Tìm khoảng thời gian t để 320−h(t)≤100, bài toán đưa về xét dấu tam thức f(t)=at2+bt+c
Bước 1: Tính Δ=b2−4ac
Bước 2:
- Nếu Δ<0 thì f(t) luôn cùng dấu với a với mọi t∈R
- Nếu Δ=0 thì f(t)có nghiệm kép là t0 . Vậy f(t)cùng dấu với a với t≠t0
- Nếu Δ>0 thì f(t)có 2 nghiệm là t1;t2(t1<t2). Ta lập bảng xét dấu.
Kết luận khoảng chứa t thỏa mãn
Lời giải:
Quãng đường vật rơi được sau t(s) là: h(t)=20t+12.9,8.t2=4,9.t2+20t
Để vật cách mặt đất không quá 100m thì 320−h(t)≤100⇔h(t)≥220⇔4,9t2+20t−220≥0
Tam thức f(t)=4,9t2+20t−220 có Δ′=1178>0 nên f(t) có 2 nghiệm phân biệt t1=−10−√11784,9;t2=−10+√11784,9 (t>0)
Mặt khác a=1>0 nên ta có bảng xét dấu:
Do t>0 nên t≥−10+√11784,9≈5
Vậy sau ít nhất khoảng 5 s thì vật đó cách mặt đất không quá 100m
Bài 6.19 trang 24 SGK Toán 10 Tập 2: Xét đường tròn đường kính AB=4 và một điểm M di chuyển trên đoạn AB, đặt AM=x (H.6.19). Xét hai đường tròn đường kính AM và MB. Kí hiệu S(x) là diện tích phần hình phằng nằm trong hình tròn lớn và nằm ngoài hai hình tròn nhỏ. Xác định các giá trị của x để diện tích S(x) không vượt quá một nửa tổng diện tích hai hình tròn nhỏ
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính diện tích hình tròn đường kính AB, AM, MB theo x
Bước 2: Tính diện tích phần hình phằng nằm trong hình tròn lớn và nằm ngoài hai hình tròn nhỏ theo x
Bước 3: Lập bất phương trình từ dữ kiện bài toán
Lời giải:
Ta có: AM
Diện tích hình tròn đường kính AB là S0=π.(AB2)2=4π
Diện tích hình tròn đường kính AM là S1=π.(AM2)2=π.x24
Diện tích hình tròn đường kính MB là S2=π.(MB2)2=π.(4−x)24
Diện tích phần hình phẳng nằm trong hình tròn lớn và nằm ngoài hai hình tròn nhỏ là S(x)=S0−S1−S2=4π−x24π−(4−x)24π=−x2+4x2π
Vì diện tich S(x) không vượt quá 1 nửa tổng diện tích hai hình tròn nhỏ nên:
S(x)≤12(S1+S2)
Khi đó : −x2+4x2π≤12.x2−4x+82π
⇔−x2+4x≤x2−4x+82
⇔−2x2+8x≤x2−4x+8
⇔3x2−12x+8≥0
Xét tam thức 3x2−12x+8 có Δ′=12>0 nên f(x) có 2 nghiệm phân biệt x1=6−2√33;x2=6+2√33
Mặt khác a=3>0, do đó ta có bảng xét dấu:
Do đó f(x)≥0 với mọi x∈(−∞;6−2√33]∪[6+2√33;+∞)
Mà 0<x<4 nên x∈(−∞;6−2√33]∪[6+2√33;+∞)
Xem thêm các bài giải Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
HĐ1 trang 19 SGK Toán 10 Tập 2: Hãy chỉ ra một đặc điểm chung của các biểu thức dưới đây...
Luyện tập 1 trang 19 SGK Toán 10 Tập 2: Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai...
HĐ2 trang 19 SGK Toán 10 Tập 2: Cho hàm số bậc hai ...
HĐ3 trang 20 SGK Toán 10 Tập 2: Cho đồ thị hàm số như Hình 6.18...
Luyện tập 2 trang 22 SGK Toán 10 Tập 2: Xét dấu các tam thức bậc hai sau:...
Luyện tập 3 trang 23 SGK Toán 10 Tập 2: Giải các bất phương trình sau:...
Bài 6.15 trang 24 SGK Toán 10 Tập 2: Xét dấu các tam thức bậc hai sau:...
Bài 6.16 trang 24 SGK Toán 10 Tập 2: Giải các bất phương trình bậc hai:...
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.