Hai thành phố A, B nằm ở hai bên bờ của một con sông (Hình 13)

140

Với giải Bài 6 trang 19 Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Phép đối xứng trục giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Hai thành phố A, B nằm ở hai bên bờ của một con sông (Hình 13)

Bài 6 trang 19 Chuyên đề Toán 11: Hai thành phố A, B nằm ở hai bên bờ của một con sông (Hình 13). Giả sử hai bờ sông là hai đường thẳng song song a, b. Tìm vị trí điểm M bên bờ a và N bên bờ b để xây dựng một chiếc cầu MN sao cho MN vuông góc với a, b và tổng khoảng cách AM + NB ngắn nhất.

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Phép đối xứng trục (ảnh 23)

Lời giải:

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Phép đối xứng trục (ảnh 24)

Gọi d là đường trung trực của đoạn MN.

Suy ra điểm N là ảnh của điểm M qua Đd.

Lấy điểm A’ là ảnh của điểm A qua Đd.

Suy ra đoạn A’N là ảnh của đoạn AM qua Đd.

Do đó A’N = AM.

Lấy điểm B’ là ảnh của điểm B qua Đb.

Suy ra b là đường trung trực của đoạn BB’.

Mà N ∈ b (giả thiết).

Do đó NB’ = NB.

Ta có AM + NB = A’N + NB’.

Áp dụng bất đẳng thức tam giác cho ∆A’NB’, ta được: A’N + NB’ ≥ A’B’.

Do đó tổng khoảng cách AM + NB ngắn nhất khi và chỉ khi A’N + NB’ = A’B’.

Tức là, ba điểm A’, N, B’ thẳng hàng.

Vậy N là giao điểm của A’B’ và bờ b, M là điểm nằm bên bờ a thỏa mãn M = Đd(N), với d là đường trung trực của đoạn MN, A’ = Đd(A), B’ = Đb(B).

Đánh giá

0

0 đánh giá