Cho tam giác ABC với B và C cố định. Vẽ hai đường tròn có tâm lần lượt là B, C

122

Với giải Bài 5 trang 19 Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Phép đối xứng trục giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Cho tam giác ABC với B và C cố định. Vẽ hai đường tròn có tâm lần lượt là B, C

Bài 5 trang 19 Chuyên đề Toán 11: Cho tam giác ABC với B và C cố định. Vẽ hai đường tròn có tâm lần lượt là B, C và đi qua A. Gọi D là giao điểm thứ hai của hai đường tròn nói trên (Hình 12). Khi A di động trên một đường tròn cố định (O) thì điểm D di động trên đường nào?

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Phép đối xứng trục (ảnh 21)

Lời giải:

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Phép đối xứng trục (ảnh 22)

Gọi đường tròn (O’) là ảnh của đường tròn (O) qua ĐBC.

Ta có đường tròn tâm B và đường tròn tâm C cắt nhau tại hai điểm A và D.

Suy ra BC là đường trung trực của đoạn AD.

Do đó D là ảnh của A qua ĐBC.

Vậy khi điểm A di động trên đường tròn cố định (O) thì điểm D di động trên đường tròn cố định (O’), với (O’) là ảnh của (O) qua ĐBC.

Đánh giá

0

0 đánh giá