Toán 9 Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo) | Giải Toán lớp 9

431

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 120 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy chứng minh khẳng định trên.

 

Phương pháp giải:

Sử dụng bất đẳng thức tam giác: Cho tam giác ABC thì |ABAC|<BC<AB+AC.

Lời giải:

Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác OAO’ ta có:

OA – O’A < OO’ < OA + O’A 

Rr<OO<R+r

Trả lời câu hỏi 2 trang 120 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy chứng minh các khẳng định trên.

(Tức là chứng minh:

Nếu hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài thì OO=R+r.

Nếu hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc trong thì OO=Rr.)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức cộng đoạn thẳng: Nếu B nằm giữa hai điểm A và C thì AB+BC=AC.

Lời giải:

 

Hình 91: Hai đường tròn tiếp xúc ngoài tại A nên A nằm giữa O và O’

OA+AO=OOR+r=OO

Hình 92: Hai đường tròn tiếp xúc trong tại A nên O’ nằm giữa O và A

OO+OA=OAOO=OAOA=Rr.

Trả lời câu hỏi 3 trang 122 SGK Toán 9 Tập 1: Quan sát các hình 97a, b, c, d trên hình nào có vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn ? Đọc tên các tiếp tuyến chung đó.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để trả lời

Lời giải:

Các tiếp tuyến chung của hai đường tròn là: 

Hình 97 a) m ; d1; d2

Hình 97 b) d1; d2

Hình 97 c) d

Hình 97 d) Không có tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

Bài tập trang 122-123 SGK Toán 9
Bài 35 trang 122 sgk Toán 9 - tập 1: Điền vào các ô trống trong bảng, biết rằng hai đường tròn (O;R)  (O;r)  OO=d,R>r

Vị trí tương đối của hai đường tròn

Số điểm chung

Hệ thức giữa d, R, r

(O; R) đựng (O; r)

 

 

 

 

d>R+r

Tiếp xúc ngoài

 

 

    d=Rr

 

2

Lời giải:

Vị trí tương đối của hai đường tròn

Số điểm chung

Hệ thức giữa d, R, r

(O; R) đựng (O; r)

0

d<Rr

 Ở ngoài nhau

0

d>R+r

Tiếp xúc ngoài

1

d=R+r

 Tiếp xúc trong

1

d=Rr

 Cắt nhau

2

Rr<d<R+r

Bài 36 trang 123 sgk Toán 9 - tập 1: Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn đường kính OA.

a) Hãy xác định vị trí tương đối của hai đường tròn.

b) Dây AD của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở C. Chứng minh rằng AC=CD.

Phương pháp giải:

a) Cho hai đường tròn (O; R) và (O; r) với R>r. Nếu OO=Rr thì hai đường tròn tiếp xúc trong.

b) +) Nếu tam giác có ba đỉnh nằm trên đường tròn và có 1 cạnh là đường kính của đường tròn đó thì tam giác đó là tam giác vuông. 

+) Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây đó.

Lời giải:

a) Gọi O là tâm của đường tròn đường kính OA.

Gọi R và r lần lượt là bán kính đường tròn tâm O và tâm O'. Độ dài OO=d

Vì O là tâm của đường tròn đường kính OA nên r=OA=OO=OA2.

Vì điểm O' nằm giữa hai điểm O và A nên AO+OO=OA

OO=OAOA hay d=Rr 

 Đường tròn (O) và đường tròn (O) tiếp xúc trong. 

b) Xét tam giác ACO có trung tuyến CO' = 12.AO(=r) nên ΔCAO vuông tại C

OCAD tại C.

Cách 1:

Xét đường tròn (O) có OC là một phần đường kính và AD là dây của đường tròn mà OCAD tại C (cmt) CA=CD (đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm dây đó).

Cách 2:

Xét hai tam giác vuông ACO và DCO, có:

AO=OD(=R)

CO chung

ΔACO=ΔDCO(cạnh huyền - cạnh góc vuông)

AC=DC (2 cạnh tương ứng)

Cách 3:

Vì OA = OD(=R) nên tam giác OAD cân tại O

 Đường cao OC đồng thời là đường trung tuyến

 C là trung điểm của AD

 CA = CD

Bài 37 trang 123 sgk Toán 9 - tập 1: Cho hai đường tròn đồng tâm O. Dây AB của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở C  D. Chứng minh rằng AC=BD.

Phương pháp giải:

+) Vẽ đường kính vuông góc với một dây.

+) Sử dụng tính chất: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

Lời giải:

Vẽ OMABOMCD

Xét đường tròn (O;OC)  (đường tròn nhỏ) có OM là một phần đường kính, CD là dây và  OMCD nên M là trung điểm của CD hay MC=MD (định lý) (1)

Xét đường tròn (O;OA)   (đường tròn lớn) có OM là một phần đường kính, AB là dây và OMAB nên M là trung điểm của AB hay MA=MB (định lý) (2)

Từ (1) và (2)  MAMC=MBMD AC=BD.

Nhận xét. Kết luận bài toán vẫn được giữ nguyên nếu C và D đổi chỗ cho nhau. 

Bài 38 trang 123 sgk Toán 9 - tập 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống (...): 

a) Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O; 3cm) nằm trên ...

b) Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn (O; 3cm) nằm trên ...

Phương pháp giải:

Cho hai đường tròn (O; R) và (O; r). Khi đó: 

a) (O; R) và (O; r) tiếp xúc ngoài nếu OO=R+r;

b) (O; R) và (O; r) tiếp xúc trong nếu OO=Rr>0.

Lời giải:

 a)

Giả sử hai đường tròn (O;3cm) và (O';1cm) tiếp xúc ngoài tại A.

Khi đó OO=R+r=OA+OA=3+1=4(cm).

Vậy O luôn cách O một khoảng không đổi là 4cm. Do đó O nằm trên đường tròn tâm O bán kính 4cm

Trả lời: Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O; 3cm) nằm trên đường tròn (O;4cm).

b)

Giả sử hai đường tròn (O;3cm) và (O';1cm) tiếp xúc trong tại A.

Khi đó OO=Rr=AOAO=31=2(cm).

Vậy O luôn cách O một khoảng không đổi là 2cm. Do đó O nằm trên đường tròn tâm O bán kính 2cm.

Trả lời: Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn (O;3cm) nằm trên đường tròn (O; 2cm).

Bài 39 trang 123 sgk Toán 9 - tập 1: Cho hai đường tròn (O)  (O) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BCB(O),C(O). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC  I.

a) Chứng minh rằng ^BAC=90.

b) Tính số đo góc OIO

c) Tính độ dài BC, biết OA=9cm, OA=4cm.

Phương pháp giải:

a) +) Đường tròn (O) có hai tiếp tuyến AB, AC lần lượt tại B, C thì AB=AC.

+) Tam giác có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh đó là tam giác vuông.

b) + Đường tròn (O) có hai tiếp tuyến AB, AC lần lượt tại B, C thì AO là tia phân giác của góc BAC

+) Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau.

c) Hai đường tròn (O) và (O) tiếp xúc ngoài tại A có tiếp tuyến chung là đường thẳng d thì dOO tại A.

+) Hệ thức giữa đường cao và hình chiếu: ΔABC vuông tại A, đường cao AH thì AH2=BH.CH.

Lời giải:

a)

Xét đường tròn (O) có IB, IA là hai tiếp tuyến lần lượt tại B, A

IB=IA (1); IO là tia phân giác của góc BIAI1^=I2^ (2)

Xét đường tròn (O) có IC, IA là hai tiếp tuyến lần lượt tại C, A

IC=IA (3); IO là tia phân giác của góc CIAI3^=I4^ (4)

Từ (1) và (3) IB=IC=IA=12BC

ΔABC vuông tại A (tam giác có đường trung tuyến AI ứng với một cạnh bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó là tam giác vuông) 

BAC^=90.

b) Cách 1:

Ta có: I1^+I2^+I3^+I4^=180o (5)

Từ (2), (3), (5) I2^+I2^+I3^+I3^=180o

2I2^+2I3^=180o

2(I2^+I3^)=180o

I2^+I3^=90o

OIO^=90o

Cách 2:  

Vì góc BIA và góc AIC là hai góc kề bù

Suy ra OIO^=90 (hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau).

c) Vì IA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn nên IAOO.

Xét tam giác OIO vuông tại I có IA là đường cao, áp dụng hệ thức giữa đường cao và hình chiếu trong tam giác vuông, ta có:

AI2=AO.AOAI2=9.4=36

AI=36=6cm

Từ câu a, ta có AI=BC2BC=2.AI=2.6=12cm

Nhận xét. Câu a), b) chỉ là gợi ý để làm câu c). Đối với những bài toán có hai đường tròn tiếp xúc, ta thường vẽ thêm tiếp tuyến chung tại tiếp điểm để xuất hiện yếu tố trung gian giúp cho việc tính toán hoặc chứng minh được thuận lợi. 

Bài 40 trang 123 sgk Toán 9 - tập 1: Trên các hình 99a, 99b, 99c, các bánh xe tròn có răng cưa được khớp với nhau. Trên hình nào hệ thống bánh răng chuyển động được? Trên hình nào hệ thống bánh răng không chuyển động được?

Phương pháp giải:

+) Nếu hai bánh xe có răng cưa tiếp xúc ngoài với nhau thì chúng quay ngược chiều nhau.

+) Nếu hai bánh xe có răng cưa tiếp xúc trong với nhau thì chúng quay cùng chiều với nhau.

Lời giải:

Quan sát các mũi tên chỉ chiều chuyển động của bánh răng, ta thấy:

+) Hai mũi tên tại vị trí tiếp xúc ở hai bánh răng phải cùng chiều chuyển động.

+) Hai mũi tên trong một bánh răng phải cùng chiều chuyển động. 

Ta thấy, trong hình a và b, tại các vị trí tiếp xúc các mũi tên cùng chiều chuyển động nên bánh răng chuyển động được.

Ta thấy ở hình c, có hai mũi tên chuyển động ngược chiều nhau tại vị trí tiếp xúc nên bánh răng không chuyển động được.

Vì vậy hệ thống bánh răng ở hình a), hình b) chuyển động được. Hệ thống bánh răng ở hình c) không chuyển động được. 

Lý thuyết Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)

1. Bảng vị trí tương đối của hai đường tròn

2. Tính chất của đường nối tâm.

Đường nối tâm là trục đối xứng của hình tạo bởi hai đường tròn.

Từ đó suy ra:

- Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm (h.a).

- Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung thực của dây cung (h.b).

.

c. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn

Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá