Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn | Giải Toán lớp 9

708

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 117 SGK Toán 9 Tập 1: Ta gọi hai đường tròn không trùng nhau là hai đường tròn phân biệt. Vì sao hai đường tròn phân biệt không thể có quá hai điểm chung ?

Lời giải:

Nếu hai đường tròn có nhiều hơn hai điểm chung thì khi đó hai đường tròn sẽ đi qua ít nhất ba điểm chung. Mà qua 3 điểm phân biệt thì chỉ xác định được duy nhất 1 đường tròn nên 2 đường tròn này không thể phân biệt.

Trả lời câu hỏi 2 trang 118 SGK Toán 9 Tập 1: a) Quan sát hình 85, chứng minh rằng OO’ là đường trung trực của AB.


b) Quan sát hình 86, hãy dự đoán về vị trí của điểm A đối với đường nối tâm OO’.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng: Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó

b) Quan sát hình vẽ và dự đoán

Lời giải:

a) Ta có: OA = OB (= bán kính đường tròn (O)) 

⇒ O thuộc đường trung trực của đoạn AB ( định lí)

O’A = O’B (= bán kính đường tròn (O’))

Suy ra O' thuộc đường trung trực của đoạn AB ( định lí)

⇒ OO’ là đường trung trực của AB

b) Hình 86a) Hai đường tròn tiếp xúc ngoài thì A nằm giữa O và O’

Hình 86b) Hai đường tròn tiếp xúc trong thì A nằm ngoài đoạn OO’

Trả lời câu hỏi 3 trang 119 SGK Toán 9 Tập 1: Cho hình 88.

  

a) Hãy xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’).

b) Chứng minh rằng BC // OO’ và ba điểm C, B, D thẳng hàng.

Phương pháp giải:

Sử dụng: Tính chất đường trung tuyến tam giác vuông, quan hệ từ vuông góc đến song song.

Lời giải:

a) Hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau

b) Xét tam giác ABC có:

OA = OB = OC = bán kính đường tròn (O)

Mà BO là trung tuyến của tam giác ABC

ΔABC vuông tại BABBC(1)

Lại có OO’ là đường trung trực của AB

ABOO(2)

Từ (1) và (2) OO//BC

Nối BD.

Xét tam giác ABD có:

O'A = O'B = O'D = bán kính đường tròn (O')

Mà BO' là trung tuyến của tam giác ABD

Suy ra ΔABD vuông tại BABBD(3)

Từ (1) và (3) B,C,D thẳng hàng.

Bài tập trang 119 SGK Toán 9
Bài 33 trang 119 sgk Toán 9 - tập 1: Trên hình 89 hai đường tròn tiếp xúc nhau tại A. Chứng minh rằng OC//OD.

Phương pháp giải:

+) Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm. Tức là nếu (O) và (O) tiếp xúc nhau tại A thì O, A, O thẳng hàng.

+) Nếu A, B thuộc (O; R) thì OB=OA=R 

Lời giải:

Vì (O) và (O) tiếp xúc nhau tại A (gt) ⇒ O, A, O thẳng hàng nên OAC^=OAD^ (đối đỉnh) (1)

Xét ΔOCA có OC=OA (= bán kính (O)) nên tam giác OCA cân tại O

OAC^=OCA^ (2)

Xét tam giác OAD có O'A=O'D= bán kính (O')) nên cân tại O

OAD^=ODA^  (3)

Từ (1), (2) và (3)OCA^=ODA^

Mà 2 góc này ở vị trí so le trong

OC//OD (đpcm)

Bài 34 trang 119 sgk Toán 9 - tập 1: Cho hai đường tròn (O; 20cm)  (O;15cm) cắt nhau tại A  B. Tính đoạn nối tâm OO, biết rằng AB=24cm. (Xét hai trường hợp: O  O nằm khác phía đối với AB; O  O nằm cùng phía đối với AB).

Phương pháp giải:

+) Nếu (O) và (O) cắt nhau tại A, B thì OO là trung trực của AB

+) Định lí Pytago: ΔABC vuông tại A thì BC2=AB2+AC2.

Lời giải:

* TH1:  O và O nằm khác phía đối với AB (h.a) 

Vẽ dây cung AB cắt OO tại H. Theo định lí - trang 119 về tính chất đường nối tâm, ta có:  ABOO và HA=HB=242=12cm.

Xét tam giác AOH vuông tại H, áp dụng định lí Pytago, ta có:

OA2=OH2+AH2

OH2=OA2AH2=202122=256

OH=256=16cm.

Xét tam giác AOH vuông tại H, áp dụng định lí Pytago, ta có:

AO2=AH2+HO2

HO2=AO2AH2=152122=81

HO=81=9(cm).

Khi đó  OO=OH+HO=16+9=25(cm).

*TH2: O và O nằm cùng phía đối với AB (h.b)

Tương tự TH1 ta vẫn có OH=16cm;OH=9cm

Khi đó OO=OHOH=169=7(cm). 

Lý thuyết Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn

1. Các kiến thức cần nhớ

a. Vị trí tương đối của hai đường tròn

Trường hợp 1:  Hai đường tròn (O;R) và (O;r) với (R>r) cắt nhau

Khi đó (O) và (O) có hai điểm chung và đường nối tâm là đường trung trực của đoạn AB.

Hệ thức liên hệ Rr<OO<R+r

Trường hợp 2: Hai đường tròn tiếp xúc

+) Hai đường tròn (O;R) và (O;r) với (R>r) tiếp xúc trong tại A.

Khi đó A nằm trên đường nối tâm và OO=Rr.

+) Hai đường tròn  (O;R) và (O;r) với (R>r) tiếp xúc ngoài tại A.

Khi đó A nằm trên đường nối tâm và OO=R+r.

Trường hợp 3: Hai đường tròn không giao nhau

+) Hai đường tròn (O;R) và (O;r)(R>r) ở ngoài nhau.

Ta có OO>R+r

+) Hai đường tròn đựng nhau

Ta có OO<Rr

+) Hai đường tròn đồng tâm

Ta có OO=0.

Ta có bảng sau

Sự liên hệ giữa vị trí của hai đường tròn với đoạn nối tâm d và các bán kính R và r

Vị trí tương đối của hai đường tròn (O;R) và (O;r) với R>r

Số

điểm chung

Hệ thức giữa d và R,r

Hai đường tròn cắt nhau

2

Rr<d<R+r

Hai đường tròn tiếp xúc nhau

 

1

 

    - Tiếp xúc ngoài

d=R+r

    - Tiếp xúc trong

d=Rr

Hai đường tròn không giao nhau

 

 

0

 

-Ở ngoài nhau

d>R+r

(O) đựng  (O)

d<Rr

(O) và (O)  đồng tâm

d=0

b. Tính chất đường nối tâm

Đường nối tâm là trục đối xứng của hình tạo bởi hai đường tròn. Từ đó suy ra :

- Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.

- Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.

c. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn

Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.

Ví dụ: Hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau thì có hai tiếp tuyến chung là hai đường thẳng d1 và d2 (hình vẽ)

 

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Các bài toán có hai đường tròn tiếp xúc với nhau

Phương pháp:

Sử dụng tính chất hai đường tròn tiếp xúc:

+ Tiếp điểm nằm trên đường nối tâm

+) Hệ thức d=R+r

Khi làm có thể vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn (nếu cần)

Dạng 2: Các bài toán có hai đường tròn cắt nhau

Phương pháp:

Nối dây chung của hai đường tròn rồi dùng tính chất đường nối tâm của hai đường tròn

Hệ thức liên hệ : Rr<d<R+r

Dạng 3: Các bài toán tính độ dài, diện tích

Phương pháp:

Sử dụng tính chất đường nối tâm, tính chất tiếp tuyến.

Sử dụng định lý Pytago và hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Đánh giá

0

0 đánh giá