VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9

474

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn trang 132,133,134,135,136,137 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn

Phần câu hỏi bài 7 trang 132, 133 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O;6cm) và (O;4cm). Biết khoảng cách giữa hai tâm O và O bằng 11cm. Khi đó số điểm chung của hai đường tròn này là

(A) 0                            (B) 1

(C) 2                            (D) 3

Phương pháp giải:

So sánh OO và R+r theo bảng sau :

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Trả lời:

Ta có OO=11cm;  R+r=6+4=10

Vì 11>10 OO>R+r nên (O) và (O) nằm ngoài nhau.

Số điểm chung của hai đường tròn bằng 0.

Chọn A.

Câu 14

Cho hai đường tròn (O ; 5cm) và (O’ ; 3cm). Biết khoảng cách giữa hai tâm O và O' bằng 2cm. Khi đó số tiếp tuyến chung của hai đường tròn này là

(A) 0                            (B) 1

(C) 2                            (D) 4

Phương pháp giải:

Tìm OO với Rr và R+r rồi sử dụng kiến thức của bảng sau :

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

Trả lời:

Ta có OO=2cmR+r=5+3=8cmRr=53=2cm.

Vì 2<8;2=2 nên OO=Rr

Suy ra hai đường tròn tiếp xúc trong với nhau và có 1 điểm chung.

Vậy hai đường tròn có 1 tiếp tuyến chung.

Chọn B.

Câu 15

Cho hai đường tròn (O ; 4cm) và (O’ ; 2cm) cắt nhau. Kết quả nào sau đây không thể là khoảng cách giữa hai tâm O và O’.

(A) 5 cm                                  (B) 4 cm

(C) 3 cm                                  (D) 2 cm

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Hai đường tròn cắt nhau thì có hai điểm chung và Rr<OO<R+r.

Trả lời::

Hai đường tròn cắt nhau thì  Rr<OO<R+r 42<OO<4+2 2<OO<6

Chọn D.

Bài 28 trang 133 Vở bài tập toán 9 tập 1

Chứng minh C^=D^ qua hai góc trung gian OAC^ và OAD^.Trên hình 88, hai đường tròn tiếp xúc nhau tại A, ba điểm C, A, D thẳng hàng. Chứng minh rằng OC // O’D.
VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Chứng minh C^=D^ qua hai góc trung gian OAC^ và OAD^.

Trả lời:

Tam giác OAC có OA=OC (bán kính) nên là tam giác cân, suy ra C^=A^.          (1)

Tam giác OAD có OA=OD (bán kính) nên là tam giác cân, suy ra D^=OAD^    (2)

Hai đường tròn (O) và (O) tiếp xúc nhau tại A nên ba điểm A,C,D thẳng hàng, do đó OAC^=OAD^ (đối đỉnh).

Từ (1), (2), (3) suy ra C^=D^.

Hai góc C,D so le trong và bằng nhau nên OC//OD.

Bài 29 trang 134 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O; 20cm) và (O;15cm) cắt nhau tại A và B. Tính đoạn nối tâm OO, biết rằng AB=24cm. (Xét hai trường hợp: O và O nằm khác phía đối với AB; O và O nằm cùng phía đối với AB).

Phương pháp giải:

Vẽ dây chung của hai đường tròn rồi dùng tính chất đường nối tâm  là đường trung trực của dây chung.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

Gọi I là giao điểm của OO và AB. Theo tính chất hai đường tròn cắt nhau, ta có OO là đường trung trực của AB, do đó

OOAB và AI=IB=AB2=242=12(cm).

Tính OI: Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông AIO, ta có

OI2=OA2AI2=202122=400144=256.

Suy ra OI=16cm.

Tính OI: Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông AIO, ta có

OI2=OA2AI2=152122=225144=81(cm).

Suy ra OI=9cm.

Xét hai trường hợp :

a) Nếu O và O nằm khác phía đối với AB thì

OO=OI+IO=16+9=25(cm).

b) Nếu O và O nằm cùng phía đối với AB thì

OO=OIIO=169=7(cm).

Bài 30 trang 134 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O), đường kính AB = 25cm. Vẽ đường tròn tâm B bán kính 15cm, cắt đường tròn (O) ở C và D.

a) Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn (B).

b) Tính độ dài AC

c) Gọi H là giao điểm của AB và CD. Tính độ dài AH, HB.

Phương pháp giải:

a) Chứng minh AC có một điểm chung với đường tròn và bán kính vuông góc với AC tại điểm đó.

b) Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông.

c) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông a=a.c.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

a) Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính AB nên ACB^=90o.

AC vuông góc với bán kính BC của đường tròn  (B) tại C nên AC là tiếp tuyến của (B).

  b) Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông ACB, ta có

AC2=AB2BC2=252152=625225=400(cm).

Suy ra AC=20(cm). 

c) Tam giác ABC vuông tại C, đường cao CH nên AC2=AB.AH

suy ra 202=25.AH, do đó AH=40025=16(cm).

Tính HB ta có HB= AB - AH= 25 -16 = 9(cm)

Bài 31 trang 135 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn đường kính OA.

a) Hãy xác định vị trí tương đối của hai đường tròn.

b) Dây AD của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở C. Chứng minh rằng AC=CD.

Phương pháp giải:

Tìm OO và R+r hoặc Rr rồi dùng bảng sau:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 13)

 

a) Gọi O là trung điểm của OA. Đường tròn (O) có bán kính là OA, đường tròn (O) có bán kính là OA.

Ta có OO=OAOA nên hai đường tròn (O) và (O) có vị trí tiếp xúc trong.

b) Tam giác ACO nội tiếp đường tròn đường kính AO nên ACO^=90o.

Tam giác AOD có OA=OD (bán kính) nên là tam giác cân tại O, OC là đường cao nên cũng là đường trung tuyến, do đó AC=CD.

Bài 32 trang 135 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn đồng tâm O. Dây AB của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở C và D. Chứng minh rằng AC=BD

Phương pháp giải:

Vẽ đường kính vuông góc với một dây rồi dùng tính chất đường kính vuông góc với một dây thì chia đôi đi qua trung điểm dây ấy.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 8)

Giả sử C nằm giữa A và D (trường hợp D nằm giữa A và C được chứng minh tương tự).

Kẻ OHCD. Áp dụng định lí về đường kính vuông góc với dây, ta có :

OHAB nên HA=HB(1)

 OHCD nên HC=HD(2)

Từ (1) và (2) suy ra HAHC=HBHD, tức là AC=BD. 

Chú ý :

Khi D nằm giữa A và C, ta thay dấu – bởi dấu +.

Bài 33 trang 136 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O ; 3cm) và (O’ ; 2cm) tiếp xúc ngoài tại A. Gọi BC là tiếp  tuyến chung ngoài của hai đường tròn, B(O),C(O). Gọi I là giao điểm của đường thẳng BC và OO’. Tính độ dài O’I.

Phương pháp giải:

Chứng minh đường thẳng OC song song với OB rồi áp dụng định lí Ta-lét.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 9)

Ta có OC//OB (vì cùng vuông góc BC)

Theo định lí Ta-lét ta có :

OIOI=OCOB=ICIB.

Suy ra OIOIOI=OCOBOC, do đó OIOO=2.

Vậy OI=2.OO=2.5=10(cm).

Bài 34 trang 136 Vở bài tập toán 9 tập 1

a) Tâm của các đường tròn bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn tâm O bán kính 3cm nằm trên đường nào ?

b) Tâm của các đường tròn bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn tâm O bán kính 3cm nằm trên đường nào ?

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức : Hai đường tròn tiếp xúc nhau, tiếp xúc ngoài khi OO=R+r; tiếp xúc trong khi OO=Rr>0.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 10)

(h. 94) Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O;3cm).

Hai đường tròn (O) và (O) tiếp xúc ngoài nên OO=OA+OA=4(cm).

Điểm O cách điểm O cố định một khoảng 4cm nên O  nằm trên đường tròn tâm O bán kính 4cm.

Vậy tâm của các đường tròn bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O;3cm) nằm trên đường tròn (O;4cm). 

b)

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 11)

Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn (O;3cm).

Hai đường tròn (O) và (O) tiếp xúc trong  nên OO=OAOA=2(cm).

Điểm O cách điểm O cố định một khoảng 2cm nên O  nằm trên đường tròn tâm O bán kính 2cm.

Vậy tâm của các đường tròn bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn (O;3cm) nằm trên đường tròn (O;2cm).

Bài 35 trang 137 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O) và (O) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BCB(O),C(O). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC ở I.

a) Chứng minh rằng BAC^=90.

b) Tính số đo góc OIO

c) Tính độ dài BC, biết OA=9cm, OA=4cm.

Phương pháp giải:

a) Dùng tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau và định lí “ Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông”.

b) Áp dụng kiến thức về tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và tính chất hai tia phân giác của hai góc kề bù.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 12)

a) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có IB=IA,IC=IA,

suy ra IB=IC=IA.

Tam giác BAC có đường trung tuyến AI bằng nửa cạnh BC nên BAC^=90o.

b) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có :

IO là tia phân giác của BIA^,

IO là tia phân giác của AIC^

Hai góc đó kề bù nên IOIO. Vậy OIO^=90o.

c) Tam giác OIO vuông tại I (theo câu b), IA là đường cao (vì AI là tiếp tuyến của 2 đường tròn).

Tam giác OIO vuông tại I, đường cao AI nên

IA2=OA.OA=4.9=36, suy ra IA=6(cm).

Do đó BC=2IA=2.6=12(cm).

Đánh giá

0

0 đánh giá