VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9

392

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn trang 122,123,124,125 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Phần câu hỏi bài 5 trang 122 Vở bài tập toán 9 tập 1

Câu 9

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng

Cho tam giác ABC với các đường trung tuyến AD, BE, CF. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Ta có:

(A) BC là tiếp tuyến của đường tròn (G ; GD)

(B) AC là tiếp tuyến của đường tròn (G ; GE)

(C) AB là tiếp tuyến của đường tròn (G ; GF)

(D) Ba khẳng định trên đều sai.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Nếu đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng là một tiếp tuyến của đường tròn.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Đường tròn (G;GD)  có bán kính GD không vuông góc với BC nên nhận xét (A) sai.

Tương tự như vậy, kiểm tra các nhận xét (B) và (C).

Chọn D.

Câu 10

Cho tam giác ABC với các đường phân giác AD, BE và CF. Gọi O là giao điểm của ba đường phân giác đó; gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ O đến BC. Ta có:

(A) Cả AB, AC, AD đều là tiếp tuyến của đường tròn (O ; OH)

(B) AB là tiếp tuyến của đường tròn (O ; OF)

(C) AC là tiếp tuyến của đường tròn (O ; OE)

(D) BC là tiếp tuyến của đường tròn (O ; OD).

Phương pháp giải:

- Vẽ hình theo các giả thiết đã cho.

- Kiểm tra các nhận xét đã cho bằng cách vận dụng kiến thức : Nếu khoảng cách từ tâm của đường tròn đến một đường thẳng bằng bán kính của đường tròn thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường  tròn.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

Ta có O là giao điểm của ba đường phân giác trong tam giác ABC nên O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác đó.

OH là khoảng cách từ tâm O đến BC.

Vậy (O;OH) tiếp xúc với các cạnh AB,BC,CA hay  AB, AC, AD đều là tiếp tuyến của đường tròn (O ; OH).

Chọn A.

Bài 17 trang 122 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho tam giác ABC có AB=3, AC=4, BC=5. Vẽ đường tròn (B;BA). Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn. 

Phương pháp giải:

Vận dụng định lí : Nếu đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng là một tiếp tuyến của đường tròn.

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)Trả lời:

Xét tam giác ABC có AB2+AC2=32+42=25.

BC2=52=25.

Ta thấy AB2+AC2=BC2 nên BAC^=90o (theo định lí Py-ta-go đảo).

Đường thẳng AC vuông góc với bán kính AB tại A nên AC là tiếp tuyến của đường tròn (B;BA).

Bài 18 trang 123 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn (O) đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A. 

Phương pháp giải:

Vận dụng định lí : Nếu đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng là một tiếp tuyến của đường tròn.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

a) Cách dựng

- Dựng đường trung trực của AB.

- Dựng đường vuông góc với đường thẳng d tại A.

- Hai đường thẳng trên cắt nhau tại O.

- Dựng đường tròn (O;OA)

b) Chứng minh :

- Điểm O thuộc đường trung trực của AB nên đường tròn (O;OA) đi qua A và B.

- Đường thẳng d vuông góc với bán kính OA nên d là tiếp tuyến của (O;OA).

Bài 19 trang 123 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn, B là tiếp điểm. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với OA tại H, BH cắt đường tròn (O) ở C. Chứng minh rằng:

a) Tam giác ABC là tam giác cân.

b) AC là tiếp tuyến của đường tròn.

Phương pháp giải:

a) Chứng minh tam giác ABC có AH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến.

b) Vận dụng kiến thức : Nếu đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng là một tiếp tuyến của đường tròn.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

a) Chứng minh HB=HC : Dây BC không đi qua tâm O, đường kính chứa AO vuông góc với BC tại H nên BH=HC.

Tam giác ABC có AH là đường cao và cũng là đường trung tuyến nên tam giác ABC là tam giác cân.

b) Tam giác OBC cân tại O nên OBC^=OCB^(1)

Tam giác ABC cân tại A nên ABC^=ACB^(2)

Từ (1) và (2) suy ra OBC^+ABC^=OCB^+ACB^ , tức là ABO^=ACO^

Do ABO^=90o (vì AB là tiếp tuyến của (O)) nên ACO^=90o.

Đường thẳng AC đi qua 1 điểm thuộc đường tròn và vuông góc với bán kính nên AC là tiếp tuyến của (O).

Bài 20 trang 124 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C

a) Chứng minh rằng CB là tiếp tuyến của đường tròn.

b) Cho bán kính của đường tròn bằng 15cm, AB=24cm. Tính độ dài OC.

Phương pháp giải:

a) Vận dụng kiến thức : Nếu đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng là một tiếp tuyến của đường tròn.

b) Vận dụng định lí “Đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây đó. Tìm AH.

    - Tìm OH

    - Áp dụng hệ thức lượng giữa cạnh góc vuông và đường cao để tìm OC.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

a) Gọi H là giao điểm của OC và AB.

Tam giác AOB cân tại O có OH là đường cao nên cũng là tia phân giác của góc AOB, do đó AOH^=BOH^.

Xét tam giác OBC và tam giác OAC, ta có:

OA=OB (đều bằng bán kính của đường tròn)

OC là cạnh chung

AOH^=BOH^ (chứng minh trên)

Do đó, ΔOBC=ΔOAC(c.g.c)

Suy ra OBC^=OAC^.

Ta có OAC^=90o (vì AC là tiếp tuyến của (O)) nên OBC^=90o.

Đường thẳng CB đi qua một điểm thuộc đường tròn và vuông góc với bán kính tại điểm đó nên CB là tiếp tuyến của (O)

b) Để tính OC, ta cần tính OH. Do đó trước tiên ta tính AH:

Ta có OHAB nên AH=HB=12AB=24:2=12(cm).

Tính OH: Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông AHO, ta có OH2=OA2AH2=152122=81 nên OH=9cm.

Tam giác AOC vuông tại A với đường cao AH nên OA2=OC.OH tức là 152=OC.9

Do đó OC=2259=25(cm).

Bài 21 trang 125 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn tâm O có bán kính OA=R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA.

a) Từ giác OCAB là hình gì? Vì sao?  

b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B, nó cắt đường thẳng OA tại E. Tính độ dài BE theo R.

Phương pháp giải:

a) Chứng minh tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

b) Vận dụng kiến thức : Trong tam giác vuông, cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối.

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 7)Trả lời:

a) Chứng minh BM=MC.

Ta có OA là bán kính, BC là dây không đi qua tâm, OABC (giả thiết) nên BM=MC=12BC.

Tứ giác OCAB có MB=MC (chứng minh trên) và MA=MO(gt) nên OCAB là hình bình hành (tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành).

Hình bình hành OCAB có hai đường chéo OA và BC vuông góc với nhau nên là hình thoi.

b) Ta có : OA=OB=R;OB=BA (theo câu a) nên tam giác AOB là tam giác đều, do đó AOB^=60o.

Xét tam giác OBE vuông tại B, ta có :

BE=BO.tanBEO^=R.tan30o=R3.

Đánh giá

0

0 đánh giá