Toán 9 Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn | Giải Toán lớp 9

403

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 110 SGK Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC, đường cao AH. Chứng minh rằng đường thẳng BC là tiếp tuyến của đường tròn (A; AH).

Phương pháp giải:

Sử dụng:  Đường thẳng đi qua một điểm thuộc đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó là tiếp tuyến của đường tròn.

Lời giải:

 

Ta có: BC đi qua điểm H thuộc đường tròn (A; AH)

BCAH tại H

  BC là tiếp tuyến của đường tròn (A; AH)

Trả lời câu hỏi 2 trang 111 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy chứng minh cách dựng trên là đúng.
Phương pháp giải:
Sử dụng:  Đường thẳng đi qua một điểm thuộc đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó là tiếp tuyến của đường tròn.

Lời giải:

 

Ta có: MA = MO = MB ( cùng bằng bán kính đường tròn tâm M, bán kính MO)

MA=MBΔMAB cân tại MBAO^=ABM^

MO=MBΔMOB cân tại MBOA^=MBO^

BAO^+BOA^=ABM^+MBO^=ABO^(1)

Mặt khác ta lại có: BAO^+BOA^+ABO^=180o(2) (tổng 3 góc trong tam giác)

Từ (1) và (2) ABO^=1800:2=90o

Suy ra ABBO tại B, mà B(O)

Do đó AB là tiếp tuyến của (O) 

Chứng minh tương tự,

Ta có: MA = MO = MC ( cùng bằng bán kính đường tròn tâm M, bán kính MO)

MA=MCΔMAC cân tại MCAO^=ACM^

MO=MCΔMOC cân tại MCOA^=MCO^

CAO^+COA^=ACM^+MCO^=ACO^(3)

Mặt khác ta lại có: CAO^+COA^+ACO^=180o(4) (tổng 3 góc trong tam giác)

Từ (3) và (4) ACO^=1800:2=90o

Suy ra ACCO tại C, mà C(O)

Do đó AC là tiếp tuyến của (O)

Bài tập trang 111 SGK Toán 9

Bài 21 trang 111 sgk Toán 9 - tập 1: Cho tam giác ABC có AB=3, AC=4, BC=5. Vẽ đường tròn (B;BA). Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn.

Phương pháp giải:

+) Định lí Pytago đảo: Tam giác ABC có BC2=AC2+AB2 thì là tam giác vuông tại A.

+) Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn. 

Lời giải:

Xét tam giác ABC ta có:

BC2=AB2+AC2 (vì 52=32+42

Theo định lý Pytago đảo, ta có tam giác ABC vuông tại A

 ABAC tại A.

Xét đường tròn (B;BA) có đường thẳng AC đi qua điểm A thuộc đường tròn và AC vuông góc với bán kính BA nên AC là tiếp tuyến của đường tròn.

Bài 22 trang 111 sgk Toán 9 - tập 1: Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn (O) đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A.

Phương pháp giải:

+) Bài toán dựng hình chia làm 4 bước:

Bước 1. Phân tích: giả sử hình cần dựng đã được vẽ. Lập luận để tìm cách dựng được hình.

Bước 2. Dựng hình: Dựa vào bước phân tích trên liệt kê thứ tự các phép dựng hình cơ bản.

Bước 3. Chứng minh: Bằng lí luận, chứng minh hình vừa dựng thỏa mãn tất cả các giả thiết của bài toán.

Bước 4. Biện luận: thiết lập điều kiện giải được của bài toán. Tức là xét xem bài toán giải được trong trường hợp nào và có bao nhiêu nghiệm.

+) Sử dụng các tính chất: Mọi điểm nằm trên đường trung trực của đoạn AB thì cách đều hai điểm A, B

Lời giải:

Phân tích:

Giả sử đã dựng được đường tròn thỏa mãn đề bài.

Tâm O thỏa mãn hai điều kiện:

O nằm trên đường trung trực của AB (vì đường tròn đi qua A và B).

O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại A (vì đường tròn tiếp xúc với đường thẳng d tại A).

Vậy O là giao điểm của hai đường thẳng nói trên.

Cách dựng:

- Dựng đường trung trực m của AB.

- Từ A dựng một đường thẳng vuông góc với d cắt đường thẳng m tại O.

- Dựng đường tròn (O; OA). Đó là đường tròn phải dựng.

Chứng minh:

Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA=OB, do đó đường tròn (O;OA) đi qua A và B.

Đường thẳng dOA tại A nên đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) tại A.

Biện luận: Bài toán luôn có nghiệm hình. 

Bài 23 trang 111 sgk Toán 9 - tập 1: Dây cua-roa trên hình 76 có những phần là tiếp tuyến của các đường tròn tâmA, B, C. Chiều quay của đường tròn tâm B ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tìm chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C (cùng chiều quay hay ngược chiều quay của kim đồng hồ).

Phương pháp giải:
Nếu dây cua-roa mắc qua hai đường tròn mà cắt đoạn thẳng nối hai tâm đường tròn thì chiều quay của hai đường tròn sẽ ngược nhau.

Lời giải:

Ta thấy đường tròn tâm A và đường tròn tâm C cùng nằm phía dưới dây cua-roa nên sẽ quay cùng chiều nhau.

Đường tròn tâm B nằm phía trên dây cua-roa nên quay ngược chiều so với hai đường tròn tâm A và tâm C.

Mà đường tròn tâm B quay ngược chiều kim đồng hồ nên đường tròn tâm A và tâm C quay cùng chiều kim đồng hồ.

Bài 24 trang 111 SGK Toán 9 tập 1: Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C

a) Chứng minh rằng CB là tiếp tuyến của đường tròn.

b) Cho bán kính của đường tròn bằng 15cm, AB=24cm. Tính độ dài OC.

Phương pháp giải:

a) Dùng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến: Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.

Sử dụng tính chất:

+) Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

+) Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm đó.

b) Sử dụng định lí Pytago: ΔABC vuông tại A, khi đó: BC2=AC2+AB2.

Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông: ΔABC, vuông tại AAHBC, khi đó: AB2=BH.BC

Lời giải:

a) Gọi H là giao điểm của OC và AB.

Xét đường tròn (O) có OHAB tại H mà OH là 1 phần đường kính và AB là dây của đường tròn nên HA=HB=AB2 (Định lý 2 - trang 103).

Suy ra OC là đường trung trực của AB, do đó CB=CA (tính chất)

Xét ΔCBO và ΔCAO có:

CO chung 

CA=CB (chứng minh trên) 

OB=OA=R

Suy ra ΔCBO=ΔCAO (c.c.c)

CBO^=CAO^( 2 góc tương ứng)  (1)

Vì AC là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên:

ACOACAO^=90   (2)

Từ (1) và (2) suy ra CBO^=90.

Tức là CB vuông góc với OB, mà OB là bán kính của (O).

Vậy CB là tiếp tuyến của đường tròn (O).

b) Ta có: OA=OB=R=15cm;

 HA=AB2=242=12cm.

Xét tam giác HOA vuông tại H, áp dụng định lí Pytago, ta có: 

OA2=OH2+AH2

OH2=OA2AH2=152122=81

OH=81=9(cm)

Xét tam giác BOC vuông tại B, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:

OB2=OCOHOC=OB2OH=1529=25(cm).

Bài 25 trang 111 sgk Toán 9 - tập 1: Cho đường tròn tâm O có bán kính OA=R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA.

a) Từ giác OCAB là hình gì? Vì sao? 

b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B, nó cắt đường thẳng OA tại E. Tính độ dài BE theo R.

Phương pháp giải:

a) +) Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

+) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

+) Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi.

b) Hệ thức lượng giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: ΔABC vuông tại A, đường cao AH thì AB=AC.tanC. 

Lời giải:

 

a) Xét đường tròn (O) có OA là 1 phần đường kính và BC là dây của đường tròn mà OABCMB=MC (Theo định lý 2 - trang 103).

Lại có MA=MO (vì M là trung điểm)

 Tứ giác ABOC là hình bình hành (vì có các đường chéo OA và BC cắt nhau tại trung điểm M mỗi đường)

Mặt khác, BCAO 

Do đó ABOC là hình thoi (hình bình hành có hai đường chéo vuông góc nên là hình thoi).

b) Ta có ABOC là hình thoi nên BA=BO (tính chất)

Mà BO=OA=R 

 OB=OA=BA. Do đó tam giác ABO đều (Dấu hiệu nhận biết)

BOA^=60 (Tính chất)

Ta có EB là tiếp tuyến của (O) tại B EBOB hay EBO^=90o.

Xét tam giác BOE vuông tại B, áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có:

BE=BO.tan60=R.tan600=R3.

Lý thuyết Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

1. Các kiến thức cần nhớ

a) Tính chất của tiếp tuyến 

Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

 

Trong hình trên a là tiếp tuyến của đường tròn (O).

aOH tại H (với H là tiếp điểm).

b) Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Định lý: Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.

Ngoài ra, nhắc lại một số dấu hiệu đã biết:

+) Nếu một đường thằng và một đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.

+) Nếu khoảng cách từ tâm của một đường tròn đến đường thẳng bằng bán kính của đường tròn thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Phương pháp:

Để chứng minh đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O;R) tại tiếp điểm là A, ta có thể làm theo cách sau:

Cách 1. Chứng minh OAd tại A và A(O).

Cách 2. Vẽ OHd. Chứng minh OHOA=R.

Cách 3. Vẽ tiếp tuyến d của (O). Ta chứng minh dd.

Dạng 2: Bài toán tính độ dài

Phương pháp:

Vận dụng định lý về tiếp tuyến và hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán.

Đánh giá

0

0 đánh giá