Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải Toán lớp 9

528

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 113 SGK Toán 9 Tập 1: Cho hình 79 trong đó AB, AC theo thứ tự là các tiếp tuyến tại B, tại C của đường tròn (O). Hãy kể tên một vài đoạn thẳng bằng nhau, một vài góc bằng nhau trong hình.

 

 

Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau

Lời giải:

Xét đường tròn (O) có AB và AC là hai tiếp tuyến lần lượt tại B và C nên  ABO^=ACO^=900

Xét hai tam giác vuông là ΔABO và ΔACO có:

+ AO cạnh chung

+ OB=OC =bán kính

Suy ra ΔABO=ΔACO (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

Từ đó ta có: 

Các đoạn thẳng bằng nhau là: AB = AC ; OB = OC

Các góc bằng nhau là:

BAO^=CAO^;BOA^=COA^

ABO^=ACO^=90o

Trả lời câu hỏi 2 trang 114 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy nêu cách tìm tâm của một miếng gỗ hình tròn bằng “thước phân giác” (xem hình vẽ trong khung ở đầu bài 6).

Lời giải:

- Ta đặt miếng gỗ hình tròn tiếp xúc với hai cạnh của thước.

- Kẻ theo “ tia phân giác “ của thước, ta vẽ được một đường kính của hình tròn

- Xoay miếng gỗ rồi làm tiếp tục như trên, ta được đường kính thứ hai.

- Giao điểm của hai đường kính chính là tâm đường tròn

Trả lời câu hỏi 3 trang 114 SGK Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC. Gọi I là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác; D, E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ I đến các cạnh BC, AC, AB (h.80). Chứng minh rằng ba điểm D, E, F nằm trên cùng một đường tròn tâm I. 

Phương pháp giải:

Sử dụng: Các điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.

Lời giải:

Xét tam giác ABC. Theo tính chất tia phân giác, ta có:

AI là tia phân giác của góc BAC

IE=IF

Tương tự: CI là tia phân giác của góc ACB

IE=ID

Do đó: IE=IF=ID

Vậy 3 điểm D, E, F cùng nằm trên đường tròn tâm I.

Trả lời câu hỏi 4 trang 115 SGK Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC, K là giao điểm các đường phân giác của hai góc ngoài tại B và C; D, E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ K đến các đường thẳng BC, AC, AB (h.81). Chứng minh rằng ba điểm D, E, F năm trên cùng một đường tròn có tâm K.

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất tia phân giác: "Các điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó" 

Lời giải:

Theo tính chất tia phân giác, ta có: 

AK là tia phân giác của góc BAC

KE=KF

Tương tự: CK là tia phân giác của góc ngoài của góc ACB

KE=KD

Do đó: KE = KF = KD

Vậy 3 điểm D, E, F cùng nằm trên đường tròn tâm K

Bài tập trang 115-116 SGK Toán 9
Bài 26 trang 115 SGK Toán 9 tập 1: Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm).

a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC.

b) Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD song song với AO.

c) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC; biết OB=2cm, OA=4cm.

Phương pháp giải:

a) Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: cho (O;R) với hai tiếp tuyến AB, AC. Khi đó:

+) AB=AC 

+) AO là phân giác của góc BAC

b) Sử dụng tính chất: nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác thì tam giác đó là tam giác vuông (Bài tập 3 - trang 100)

c) +) Dùng định nghĩa tỉ số lượng giác trong tam giác vuông: sinα=cnh đicnh huyn để tính số đo góc.

+) Tam giác cân có một góc bằng 60o thì là tam giác đều.

+) Dùng định lí Pytago: ΔABC vuông tại A thì BC2=AC2+AB2.

Lời giải:

a) Vì AB, AC là các tiếp tuyến cắt nhau tại A nên AB=AC và A1^=A2^ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra ΔABC cân tại A

Vì A1^=A2^ nên AO là tia phân giác của góc A nên AO đồng thời là đường cao ứng với cạnh BC.

Vậy OABC 

b) Điểm B nằm trên đường tròn đường kính CD nên CBD^=90 (bài 3 trang 100 SGK toán 9 tập 1) hay BCBD.

Lại có AOBC

Suy ra BD//AO (vì cùng vuông góc với BC).

c) Nối OB thì OBAB.

Xét tam giác AOB vuông tại B, ta có: 

sinA1^=OBOA=24=12

A1^=30BAC^=2.A1^=60.

Tam giác ABC cân, có một góc 60 nên là tam giác đều.

Suy ra AB=BC=CA

Xét tam giác AOB vuông tại B, áp dụng định lí Pytago, ta có: 

AO2=AB2+OB2AB2=AO2OB2

AB2=4222=164=12AB=23.

Vậy AB=AC=BC=23cm.

Nhận xét. Qua câu c) ta thấy: Góc tạo bởi hai tiếp tuyến của một đường tròn vẽ từ một điểm cách tâm một khoảng bằng đường kính đúng bằng 60.

Cách khác câu b:

Gọi H là giao điểm của OA và BC.  

Vì OABC tại H mà OA là 1 phần đường kính và BC là dây của đường tròn (O) nên H là trung điểm của BC (định lý)

Lại có O là trung điểm của đường kính CD nên OH là đường trung bình của tam giác BCD

Hay OH//BD. Do đó, OA//BD.

Bài 27 trang 115 SGK Toán 9 tập 1: Từ một điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Qua điểm M thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn O, nó cắt các tiếp tuyến AB  AC theo thứ tự ở D  E. Chứng minh rằng chu vi tam giác ADE bằng 2AB.
Phương pháp giải:

+) Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: cho (O;R) với hai tiếp tuyến AB, AC tại B, C của (O) khi đó AB=AC.

+) Chu vi tam giác ABC là: CΔABC=AB+BC+AC

Lời giải:

Vì AB, AC là hai tiếp tuyến của (O) lần lượt tại B, C. Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: AB=AC

Vì DB, DM là hai tiếp tuyến của (O) lần lượt tại B, M. Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: DB=DM

Vì EM, EC là hai tiếp tuyến của (O) lần lượt tại M, C. Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: EM=EC

Chu vi tam giác ADE là: AD+DE+EA=AD+(DM+ME)+EA 

=(AD+DM)+(ME+EA)

=(AD+DB)+(EC+EA) (vì DM=DB và ME=EC)

=AB+AC=2AB (vì AC=AB).

Bài 28 trang 116 sgk Toán 9 - tập 1: Cho góc xAy khác góc bẹt. Tâm của các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên đường nào?
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau: Cho (O;R) với hai tiếp tuyến AB, AC. Khi đó:  AO là phân giác của góc BAC

Lời giải:

Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì tiếp xúc với hai cạnh góc xAy. Khi đó Ax, Ay là hai tiếp tuyến của đường tròn (O). Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

xAO^=yAO^ 

Hay AO là tia phân giác của góc xAy. Vậy tập hợp tâm các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên tia phân giác của góc xAy^.

Bài 29 trang 116 sgk Toán 9 - tập 1: Cho góc xAy khác góc bẹt, điểm B thuộc Ax. Hãy dựng đường tròn (O) tiếp xúc với Ax tại B và tiếp xúc với Ay.
Phương pháp giải:

Bài toán dựng hình chia làm 4 bước:

Bước 1. Phân tích: giả sử hình cần dựng đã được vẽ. Lập luận để tìm cách dựng được hình.

Bước 2. Dựng hình: Dựa vào bước phân tích trên liệt kê thứ tự các phép dựng hình cơ bản.

Bước 3. Chứng minh: Bằng lí luận, chứng minh hình vừa dựng thỏa mãn tất cả các giả thiết của bài toán.

Bước 4. Biện luận: thiết lập điều kiện giải được của bài toán. Tức là xét xem bài toán giải được trong trường hợp nào và có bao nhiêu nghiệm.  

Lời giải:

Phân tích: Giả sử đã dựng được hình thỏa mãn đề bài. Khi đó:

Đường tròn (O) tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nên tâm O nằm trên tia phân giác Am của góc xAy (xem lại bài 28 trang 116 SGK toán 9 tập 1).

Đường tròn (O) tiếp xúc với Ax tại B nên tâm O nằm trên đường thẳng dAx tại B

Vậy O là giao điểm của tia Am với đường thẳng d.

Cách dựng

- Dựng tia phân giác Am của góc xAy.

- Qua B dựng đường thẳng dAx, cắt tia Am tại O.

- Dựng đường tròn (O;OB), đó là đường tròn phải dựng.

Chứng minh

Vì OBAx tại B nên đường tròn (O;OB) tiếp xúc với Ax tại B

Vì O nằm trên tia phân giác của góc xAy nên O cách đều hai cạnh của góc xAy. Do đó đường tròn (O;OB) tiếp xúc với Ay.

Biện luận. Bài toán luôn có một nghiệm hình. 

Bài 30 trang 116 sgk Toán 9 - tập 1: Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB (đường kính của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai nửa đường tròn). Gọi Ax, By là các tia vuông góc với AB (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (M khác A  B), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, nó cắt Ax  By theo thứ tự ở C  D.

Chứng minh rằng: 

a) COD^=900

b) CD=AC+BD

c) Tích AC.BD không đổi khi điểm M di chuyển trên nửa đường tròn.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng tính chất hai đường tiếp tuyến cắt nhau: AB, AC là tiếp tuyến của (O) tại A, B thì

1) AB=AC

2) OA là tia phân giác của góc BOC^.

+) Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông: ΔABC vuông tại  A, đường cao AH. Khi đó AH2=HB.HC

Lời giải:

Ta có:

OAAx (gt)

OBBy (gt)

 Ax, By là các tiếp tuyến của đường tròn lần lượt tại A, B.

Vì CA, CM là hai tiếp tuyến của (O) lần lượt tại A và M, theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: CM=CA và O1^=O2^

Vì DB, DM là hai tiếp tuyến của (O) lần lượt tại B và M, theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: DM=DB và O3^=O4^

a) Ta có:

O1^+O2^+O3^+O4^=180o(O2^+O2^)+(O3^+O3^)=180o2O2^+2O3^=180oO2^+O3^=90oCOD^=90o

b) Ta có: CM=AC, MD=BD (chứng minh trên)

Lại có: CD=CM+MD=AC+BD (đpcm)

c) Ta có: CM=AC, MD=BD (chứng minh trên)

Xét tam giác COD vuông tại O, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:

MO2=MC.MD=AC.BD=R2

Vì bán kính đường tròn không đổi khi M di chuyển trên nửa đường tròn nên MO2 không đổi do đó tích AC.BD không đổi khi M di chuyển trên nửa đường tròn. 

Bài 31 trang 116 sgk Toán 9 - tập 1: Trên hình 82, tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O).

a) Chứng minh rằng:

2AD=AB+ACBC.

b) Tìm các hệ thức tương tự hệ thức ở câu a).

Phương pháp giải:

+) Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau: Nếu AB, AC là hai tiếp tuyến của (O) lần lượt tại A, B thì ta có: AB=AC

+) Chu vi tam giác ABC là CΔABC=AB+AC+BC

Lời giải:

a) Tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn tâm O nên AB, BC, AC lần lượt là tiếp tuyến tại D, E, F của đường tròn.

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: 

AD=AF; DB=BE; FC=CE.

Xét vế phải:

VP=AB+ACBC

=(AD+DB)+(AF+FC)(BE+EC)

Thay DB=BE, FC=CE vào biểu thức trên, ta được:

VP=(AD+BE)+(AF+CE)(BE+EC)

=AD+BE+AF+CEBEEC

=AD+AF+(BEBE)+(CEEC)

=AD+AF=2AD=VT. (Do AD=AF)

Vậy 2AD=AB+ACBC.

b) Các hệ thức tương tự là:

2BD=BA+BCAC;

2CF=CA+CBAB.

Nhận xét. 

Đặt p=AB+AC+BC2 là nửa chu vi của tam giác ABCAB=c; BC=a; CA=b.

Ta có: 2AD=AB+ACBC

=(AB+AC+BC)2BC

AD=AB+AC+BC22BC2

AD=pBC hay AD=pa.

Tương tự ta có các kết quả sau:

AD=AF=pa;

BD=BE=pb;

CE=CF=pc.

Bài 32 trang 116 sgk Toán 9 - tập 1: Cho tam giác đều ABC ngoại tiếp đường tròn bán kính 1cm. Diện tích của tam giác ABC bằng:

(A) 6cm2;

(B) 3cm2;

(C) 334cm2

(D) 33cm2.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng tính chất: Trong tam giác đều, đường cao đồng thời là đường trung tuyến.

+) Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: ΔABC vuông tại A. Khi đó: AB=BC.sinC; AC=BC.sinB

+) Công thức tính diện tích tam giác: S=12.h.a

trong đó h là độ dài đường cao, a là độ dài cạnh ứng với đường cao.

Lời giải:

Gọi (O) là đường tròn nội tiếp tam giác đều ABC và H là tiếp điểm thuộc AB. 

Khi đó OH=1 là bán kính của (O)

Ta có: CHAB

Trong tam giác đều ABC, đường cao CH cũng là đường trung tuyến.

Vì tam giác ABC đều nên O cũng là trọng tâm tam giác.

Theo tính chất đường trung tuyến, ta có:

OH=13CHCH=3.OH=3.1=3.

Vì tam giác ABC đều nên B^=60o.

Xét tam giác CHB, vuông tại HB^=60o, CH=3. Áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có:

CH=CB.sinBCB=CHsinB=3sin60o=23

Suy ra AB=AC=BC=23(cm).

Do đó diện tích tam giác ABC là

S=12CH.AB=12.3.23=33(cm2). 

Ta chọn (D).

Lý thuyết Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

1. Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

- Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

- Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của các góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

- Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm.

Nghĩa là cho đường tròn (O)B,C(O). Tiếp tuyến của (O) tại B,C cắt nhau tại A.

Khi đó

AB=AC

- Tia OA là phân giác góc BOC^

- Tia AO là phân giác góc BAC^

2. Đường tròn nội tiếp tam giác

Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, còn tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.

Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao của các đường phân giác các góc trong tam giác.

3. Đường tròn bàng tiếp tam giác

- Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với phần kéo dài của hai cạnh còn lại gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác. 

- Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác là giao điểm của 1 đường phân giác trong và 2 đường phân giác ngoài của tam giác

- Với một tam giác có ba đường tròn bàng tiếp.

Ví dụ: Xét tam giác ABC, tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác góc $A$ là giao điểm của hai đường phân giác ngoài tại B,C, hoặc là giao điểm của đường phân giác trong góc A và đường phân giác ngoài tại B (hoặc C).

CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP

Dạng 1: Chứng minh các đường thẳng song song (vuông góc), chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau.

Phương pháp:

Dùng tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.

Dạng 2: Chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến, tính độ dài, số đo góc và các yếu tố khác.

Phương pháp:

- Dùng định nghĩa tiếp tuyến; tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.

- Dùng khái niệm đường tròn nội tiếp, bàng tiếp.

- Dùng hệ thức lượng về cạnh và góc trong tam giác vuông.

Đánh giá

0

0 đánh giá