VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9

502

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau trang 126,127,128,129,130 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Phần câu hỏi bài 6 trang 126, 127 Vở bài tập toán 9 tập 1

Câu 11.

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng.

Cho tam giác ABC không là tam giác cân. Ta có:

(A) Đường tròn tiếp xúc với hai cạnh AB, AC có tâm nằm trên đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A.

(B) Đường tròn tiếp xúc với hai cạnh AB, AC có tâm nằm trên đường phân giác xuất phát từ đỉnh A.

(C) Đường tròn tiếp xúc với hai cạnh AB, AC có tâm nằm trên đường cao xuất phát từ đỉnh A.

(D) Cả ba khẳng định trên đều sai.

Phương pháp giải:

Dùng kiến thức : Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Đường tròn tiếp xúc với hai cạnh AB, AC có tâm nằm trên đường phân giác xuất phát từ đỉnh A.

Chọn B.

Câu 12.

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án sai

Trong một tam giác đều, ta có:

(A) Tâm đường tròn nội tiếp trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

(B) Tâm đường tròn nội tiếp là trực tâm của tam giác đó.

(C) Tâm đường tròn nội tiếp là trọng tâm của tam giác đó..

(D) Cả ba khẳng định trên đều sai.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất của tam giác đều : Giao điểm ba đường phân giác trùng với trọng tâm, trực tâm của tam giác đó.

Tìm đáp án sai trong các đáp án đã cho.

Trả lời:

Vì trong tam giác đều, giao điểm ba đường phân giác trùng với trọng tâm, trực tâm của tam giác đó nên đáp án A, B, C đều đúng.

Chọn D.

Bài 22 trang 127 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm).

a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC.

b) Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD song song với AO.

c) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC; biết OB=2cm, OA=4cm.

Phương pháp giải:

a) Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau.

b) Dùng tính chất đường trung bình trong tam giác.

c) Dùng định lí Py-ta-go và tính chất của tam giác cân, tam giác đều. 

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

a) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tại A ta có :

AB=AC,OAB^=OAC^.

Tam giác ABC có hai cạnh bằng nhau nên là tam giác cân, lại có AO là tia phân giác nên AOBC.

b) Ta chứng minh OH là đường trung bình của tam giác CBD. Gọi H là giao điểm của và BC. Ta có

BH=HC (vì trong tam giác cân tia phân giác hạ từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến).

Mặt khác, DO=CO (bán kính) nên OH là đường trung bình của tam giác CBD, suy ra BD//OH, tức là BD//AO.

c) Tính AC: Áp dụng định lí Py-ta-go ta có : AC2=AB2=AO2BO2=4222=12(cm)

suy ra AC=12=23(cm).

Xét tam giác vuông OAC, ta có sinOAC^=OCOA=24=12 nên AOC^=30o, do đó BAC^=2.OAC^=60o.

Tam giác ABC là tam giác đều vì là tam giác cân có một góc 60o

Do đó AB=BC=AC=23(cm).

Chú ý :

Câu b) còn có thể giải theo cách khác như sau :

Chứng minh BDBC và AOBC từ đó suy ra BD//AO.

Bài 23 trang 128 Vở bài tập toán 9 tập 1

Từ một điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Qua điểm M thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn O, nó cắt các tiếp tuyến AB và AC theo thứ tự ở D và E. Chứng minh rằng chu vi tam giác ADE bằng 2AB

Phương pháp giải:

- Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, tìm cặp đoạn thẳng bằng nhau.

- Xác định chu vi ΔADE bằng tổng của các đoạn thẳng nào, thay các đoạn thẳng chưa thuộc AB,AC bằng những đoạn thẳng thuộc AB,AC.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

Chu vi tam giác ADE bằng AD+DE+AE =AD+DM+ME+AE(1)

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có

DM=DB(2)

ME=EC(3)

Từ (1);(2);(3) suy ra

AD+DM+ME+AE=AD+BD+EC+AE=AB+AC

Ta lại có AB=AC nên chu vi tam giác ADE bằng 2AB.

Bài 24 trang 128 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O), điểm I nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến IA, IB với đường tròn (A, B là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của IO và AB. Cho biết AB = 24cm, IA = 20cm.

a) Tính độ dài AH, IH, OH.

b) Tính bán kính của đường tròn (O). 

Phương pháp giải:

a) Áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và định lí Py-ta-go.

b) Áp dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài đoạn OA.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

a) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có IA=IB, IO là tia phân giác của AIB^

Tam giác  IAB cân tại I có IH là đường phân giác nên cũng là đường cao và đường trung tuyến.

Do đó AH=HB=AB2=12(cm).

Tính IH: Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông IAH ta có :

IH2=AI2AH2=202122=256

Suy ra IH=16cm.

Tính OH: Xét tam giác OAI vuông tại A, đường cao AH, ta có :

AH2=OH.IH hay 122=OH.16. Do đó OH=12216=9(cm).

b) Tính OA: Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông AHO ta có OA=AH2+OH2=122+92=225(cm).

Do đó OA=15cm.

Bài 25 trang 129 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB (đường kính của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai nửa đường tròn). Gọi Ax, By là các tia vuông góc với AB (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (M khác A và B), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, nó cắt Ax và By theo thứ tự ở C và D.

Chứng minh rằng: 

a) COD^=900

b) CD=AC+BD

c) Tích AC.BD không đổi khi điểm M di chuyển trên nửa đường tròn.

Phương pháp giải:

a) Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và tính chất hai tia phân giác của hai góc kề bù.

b) Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tại một điểm thì điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

c) Áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và hệ thức h2=b.c vào tam giác vuông COD.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 7)

a) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có

OC là tia phân giác của AOM^

OD là tia phân giác của MOB^

Hai góc AOM^ và MOB^ kề bù nên OCOD. Vậy COD^=90o.

b) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có :

AC=MC,BD=MD.

Suy ra AC+BD=MC+MD=CD

Vậy CD=AC+BD.

c) Ta có AC=MC,BD=MD, nên AC.BD=MC.MD

Xét tam giác COD vuông tại O, đường cao OM, ta có

CM.DM=OM2.

Gọi R là bán kính của đường tròn (O), ta có OM=R.

Do đó AC.BD=R2 (không đổi).

Bài 26 trang 130 Vở bài tập toán 9 tập 1

Trên hình , tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O)

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 8)

a) Chứng minh rằng:

2AD=AB+ACBC.

b) Tìm các hệ thức tương tự hệ thức ở câu a).

Phương pháp giải:

Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tìm các cặp đoạn thẳng bằng nhau và biến đổi về phải sao cho kết quả bằng vế trái.

Trả lời:

a) Ta có AB=AD+BD,AC=AF+FC,BC=BE+EC nên

AB+ACBC=(AD+BD)+(AF+FC)(BE+EC)

=(AD+AF)+(DBBE)+(FCEC).

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có

DB=BE,FC=CE,AF=AD

Suy ra AB+ACBC=AD+AF=2AD.

Vậy 2AD=AB+ACBC. 

b) Tương tự như hệ thức ở câu a), ta có :

2BE=BA+BCCA

2CF=CA+CBAB.

Bài 27 trang 130 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi các tiếp điểm của đường tròn (I) với AB, AC theo thứ tự  là D, E.

a) Tứ giác ADIE là hình gì ? Vì sao ?

b) Tính bán kính của đường tròn (I), biết AB = 13cm, AC = 84cm. 

Phương pháp giải:

a) Chứng minh tứ giác là hình chữ nhật có một cặp cạnh kề bằng nhau.

b) Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau đề tìm các cặp cạnh bằng nhau; tìm AD rồi suy ra độ dài của DI.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 9)

a) Tứ giác ADIE có A^=90o (theo giả thiết) 

D^=90o (vì AB là tiếp tuyến của (I))

E^=90o (vì AC là tiếp tuyến của (I))

Do đó ADIE là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật ADIE có DI=IE (bán kính) nên ADIE là hình vuông.

b) Trước tiên ta tính BC: Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông ABC ta có BC2=AB2+AC2=132+842=169+7056=7225.

Suy ra BC=85cm.

Kẻ IHBC, ta có AB+ACBC=(AD+BD)+(AE+EC)(BH+HC).

Ta lại có

DB=BH,EC=HC,AE=AD nên AB+ACBC=AD+AE=2AD.

Do AB=13cm nên AB+ACBC=2AD

Suy ra 2AD=13+8485=12(cm).

Do đó AD=6cm.

Tứ giác ADIE là hình vuông (câu a) nên ID=AD=6cm.

Vậy bán kính của đường tròn (I) bằng 6cm. 

Chú ý :

Trong phần b), ta chứng minh một hệ thức tương tự bài 26 để sử dụng.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá