VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn | Giải VBT Toán lớp 9

562

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn trang 138,139,140,141,142  chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn

Bài 36 trang 138 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O) có đường kính BC, dây AD vuông góc với BC tại H. Gọi E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Gọi (I), (K) theo thứ tự là các đường tròn ngoại tiếp tam giác HBE, HCF.

a) Hãy xác định vị trí tương đối của các đường tròn: (I) và (O), (K) và (O), (I) và (K).

b) Tứ giác AEHF là hình gì ? vì sao ?

c) Chứng minh đẳng thức AE.AB = AF.AC 

d) Dây AD vuông góc với BC tại vị trí nào thì EF có độ dài lớn nhất ?

Phương pháp giải:

a) Xét khoảng cách giữa hai tâm và tổng hoặc hiệu hai bán kính rồi xác định vị trí tương đối của hai đường tròn.

b) Chứng minh tứ giác có ba góc vuông dựa vào kiến thức : “Tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với bán kính tại tiếp điểm.

c) Dùng hệ thức lượng về chiều cao và độ dài hình chiếu của các cạnh góc vuông lên cạnh huyền : h2=b.c

d) Ta cần chứng minh KFEF và IEEF.

e) Biểu diễn độ dài EF theo độ dài của AD rồi biện luận để tìm vị trí của dây đó vuông góc với BC.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

a) Đường tròn (I) có bán kính là BI.

Đường tròn (O) có bán kính là OB.

Ta có OI=OBBI nên hai đường tròn tiếp xúc trong.

- Đường tròn (K) có bán kính là KC.

Đường tròn (O) có bán kính là OC.

Ta có OK=OCKC nên hai đường tròn tiếp xúc trong.

- Đường tròn (I) có bán kính là IH.

Đường tròn (K) có bán kính là HK.

Ta có IK=IH+HK nên hai đường tròn tiếp xúc ngoài.

b) BAC^=90o vì tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính AB.

AEH^=90o vì HEAB,AFH^=90ovì HEAC.

Tứ giác AEHF có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.

c) Tam giác AHB vuông tại H, đường cao AH nên AE.AB=AH2(1)

Tam giác AHC vuông tại  H, đường cao AH nên AF.AC=AH2(2)

Từ (1) và (2) suy ra AE.AB=AF.AC

d) Ta cần chứng minh KFEF và IEEF.

Gọi G là giao điểm của AH và EF, ta có AEHF là hình chữ nhật (theo câu b), do đó GH=GA;GF=GE, mà AH=EF nên GH=GF, suy ra GFH^=GHF^(3)

Tam giác KHF cân tại K nên KFH^=KHF^(4)

Từ (3) và (4) suy ra  GFH^+KFH^=GHF^+KHF^, tức là GFK^=AHK^.

Ta lại có AHK^=90o nên GFK^=90o.

Đường thẳng EF vuông góc với bán kính FK tại F nên EF là tiếp tuyến của

Chứng minh tương tự, EF là tiếp tuyến của (I).(K).

Vậy EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

e) Theo tính chất hình chữ nhật, EF=AH.

Đường kính BC vuông góc với dây AD nên AH=HD=12AD.

Suy ra EF=12AD.

Do đó EF lớn nhất AD lớn nhất. Ta có AD là dây của đường tròn (O), do đó AD lớn nhất khi AD là đường kính , khi đó điểm H trùng với điểm O.

Vậy khi dây AD vuông góc với BC tại điểm O thì EF có độ dài lớn nhất.

Bài 37 trang 140 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A, BC là tiếp tuyến chung ngoài, B(O),C(O). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt BC ở điểm M. Gọi E là giao điểm của OM và AB, F là giao điểm của O’M và AC. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AEMF là hình chữ nhật

b) ME.MO = MF.MO’

c) OO’ là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là BC 

d) BC là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là OO’

Phương pháp giải:

a) Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, chứng minh tứ giác có ba góc vuông.

b) Dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông b2=ba

c) Chứng minh OO vuông góc với bán kính của đường tròn đường kính BC tại tiếp điểm.

d) Dùng tính chất của đường trung bình trong tam giác.

Chứng minh BC vuông góc với bán kính của đường tròn đường kính OO tại tiếp điểm.

Trả lời:

a)

VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

(h. 98a) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (O), ta có MA=MB, MO là tia phân giác của BMA^.

Tam giác AMB cân tại M, có MO là tia phân giác nên MOAB.

Chứng minh tương tự với đường tròn (O), ta có MA=MC,MO là tia phân giác của AMC^ nên MOAC.

Do MO và MO là hai tia phân giác của hai góc kề bù nên OMO^=90o.

Tứ giác AEMF có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.

b) Tam giác MAO vuông tại A,đường cao AE nên ME.MO=MA2(1)

Tam giác   MAO vuông tại A,đường cao AF nên MF.MO=MA2(2)

Từ (1) và (2) suy ra ME.MO=MF.MO.

c) Đường tròn đường kính BC có tâm M, bán kính MA. Ta có OOMA (vì MA là tiếp tuyến của đường tròn (O) và (O)).

Đường thẳng OO vuông góc với bán kính MA của đường tròn (M) tại A nên OO là tiếp tuyến của đường tròn (M), tức là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là BC.

d)

VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

(h. 98b) Gọi I là trung điểm của OO.

Đường tròn đường kính OO có tâm là I, bán kính là IM (vì MI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông OMO nên MI=IO=IO)

Hình thang OBCO(OB//OC) có BM=MC;OI=OI nên IM là đường trung bình, suy ra IM//OB//OC.

Ta lại có OBBC nên IMBC.

Đường thẳng BC vuông góc với bán kính IM của đường tròn (I) tại M nên BC là tiếp tuyến của đường tròn (I), tức là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính OO.

Bài 38 trang 141 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O ; R) và (O’ ; r) cắt nhau tại A và B (R > r). Gọi I là trung điểm của OO’. Kẻ đường thẳng vuông góc với IA tại A, đường thẳng này cắt các đường tròn (O) và (O’) theo thứ tự ở C và D (khác A).

a) Chứng minh rằng AC = AD

b) Gọi K là điểm đối xứng với điểm A qua I. Chứng minh rằng KB vuông góc với AB.

Phương pháp giải:

a) Áp dụng định lí về đường kính vuông góc với dây và định lí về đường trung bình của hình thang, chứng minh AM=AN.

b) Áp dụng tính chất hai đường tròn cắt nhau và tính chất đường trung bình trong tam giác để chứng minh.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

a) Kẻ OMCD,ONCD, ta có IA//OM//ON (vì cùng vuông góc với CD).

Hình thang OMNO có OI=OI và IA//OM//ON nên AM=AN (đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh bên của hình thang và song song với hai cạnh đáy thì đi qua trung điểm của cạnh bên còn lại).

Theo định lí về đường kính vuông góc với dây, ta có :

OMAC nên AM=MC=12AC,

ONAD nên AN=ND=12AD,

Do AM=AN nên AC=AD.

b) Gọi H là giao điểm của AB và OO. Theo tính chất của hai đường tròn cắt nhau, ta có

AH=HB và OOAB.

Tam giác AKB có AI=IK (vì K đối xứng với điểm A qua điểm I),

                              AH=HB  (chứng minh trên)

Nên IH là đường trung bình, suy ra IH//KB, tức là OO//KB.

Ta có KB//OO và OOAB nên KBAB.

Bài 39 trang 142 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Vẽ đường kính CD vuông góc với AB  tại I (điểm D thuộc dây cung nhỏ AB). Gọi E là điểm đối xứng với D qua điểm I.

a) Tứ giác ADBE là hình gì ? Vì sao ?

b) Vẽ đường tròn (O’) đường kính EC. Hãy xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’).

c) Gọi K là giao điểm của BC với đường tròn (O’), K khác C. Chứng minh rawmgf ba điểm A, E, K thẳng hàng.

d) Chứng minh rằng IK là tiếp tuyến của đường tròn (O’).

Phương pháp giải:

a) Dùng định lí đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây đó, chứng minh tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau.

b) So sánh OO và  tổng hoặc hiệu hai bán kính để tìm vị trí tương đối của hai hình tròn.

c) Vận dụng kiến thức : Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông , chứng minh EA//DB.

  Áp dụng tiên đề Ơ-clit : Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó để chứng minh ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

d) Dùng định lí : Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì đường thẳng đó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Ôn tập chương 2 - Đường tròn | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

a) Đường kính CD vuông góc với dây AB nên AI=IB.

Điểm E đối xứng với điểm D qua điểm I nên DI=IE.

Tứ giác ADBE có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.

Hình bình hành ADBE có ABED nên là hình thoi.

b) Đường tròn (O) có bán kính là OC, đường tròn (O) có bán kính là OC. Ta có OO=OCOC nên hai đường tròn (O) và (O) có vị trí tiếp xúc trong.

c) Tam giác EKC nội tiếp đường tròn đường kính EC nên EKC^=90o(1)

    Tam giác DBC nội tiếp đường tròn đường kính CD nên DBC^=90o(2)

Từ (1) và (2) suy ra EK//DB.

Tứ giác ADBE là hình thoi (câu a) nên EA//DB.

Qua E, ta có EK và EA cùng song song với DB nên A,E,K thẳng hàng (theo tiên đề Ơ-clit).

d) Tam giác EKC nội tiếp đường tròn đường kính EC nên EKC^=90o,suy ra AKB^=90o. Tam giác  AKB vuông tại K có KI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên KI=12AB, suy ra AKI^=KAI^(3).

Tam giác OEK cân tại O (vì OK=OE) nên OKE^=OEK^.

Ta lại có OEK^=AEI^ (đối đỉnh) nên OKE^=AEI^(4)

Từ (3) và (4) suy ra AKI^+OKE^=KAI^+AEI^=90o, tức là IKO^=90o.

Đường thẳng IK  vuông góc với O'K tại điểm K  nên IK  là tiếp tuyến của (O)

Đánh giá

0

0 đánh giá