Toán 9 Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn| Giải Toán lớp 9

648

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 103 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy đưa ra một ví dụ để chứng tỏ rằng đường kính đi qua trung điểm của một dây có thể không vuông góc với dây ấy.

Lời giải:


Ở hình vẽ trên, O là trung điểm của CD

AB đi qua trung điểm của CD nhưng AB không vuông góc với CD

Trả lời câu hỏi 2 trang 104 SGK Toán 9 Tập 1: Cho hình 67. Hãy tính độ dài dây AB, biết OA = 13 cm, AM = MB, OM = 5 cm.

 

Phương pháp giải:

+ Sử dụng định lý: Đường kính đi qua trung điểm một dây (không đi qua tâm) thì vuông góc với dây ấy.

+ Sử dụng định lý Pytago để tính toán. 

Lời giải:

Xét (O) có OM là 1 phần đường kính đi qua trung điểm M của dây AB 

OMAB (định lý)

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông OAM có:

OA2=AM2+OM2AM=OA2OM2=13252=12(cm)AB=2.AM=24(cm)

Bài tập trang 104 SGK Toán 9
Bài 10 trang 104 SGK Toán 9 tập 1: Cho tam giác ABC, các đường cao BD  CE. Chứng minh rằng:

a) Bốn điểm B, E, D, C cùng thuộc một đường tròn.

b) DE<BC

Phương pháp giải:

a) Sử dụng tính chất: Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng nửa cạnh đó để chứng minh ba đỉnh của tam giác vuông nằm trên đường tròn đường kính là cạnh huyền.

b) Sử dụng định lí: Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

Lời giải:

a) Gọi O là trung điểm của BCOB=OC=BC2.   (1)

Xét tam giác vuông DBC có: OD=12BC (2) (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)

Xét tam giác vuông BEC có OE=12BC(3) (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)

Từ (1),(2),(3) OB=OC=OD=OE=BC2

Do đó 4 điểm B, C, D, E cùng thuộc đường tròn (O) đường kính BC

b) Xét (O;BC2), với BC là đường kính.

Ta có DE là một dây không đi qua tâm nên ta có BC>DE ( vì trong một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất).

Bài 11 trang 104 SGK Toán 9 tập 1: Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD không cắt đường kính AB. Gọi H  K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A  B đến CD. Chứng minh rằng CH=DK

Gợi ý: Kẻ OM vuông góc với CD.

Phương pháp giải:

+) Kẻ đường kính vuông góc với dây.

+) Sử dụng tính chất: trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây.

+) Trong hình thang, đường thẳng song song với hai đáy và đi qua trung điểm của một cạnh bên thì đi qua trung điểm của cạnh bên còn lại.

Lời giải:

Vẽ OMCD 

Vì OM là một phần đường kính và CD là dây của đường tròn nên ta có M là trung điểm CD hay MC=MD   (1) (định lý)

Tứ giác AHKB có AHHK; BKHKHA//BK.

Suy ra tứ giác AHKB là hình thang.  

Xét hình thang AHKB, ta có:

OM//AH//BK (cùng vuông góc với CD)

mà AO=BO=AB2

MO là đường trung bình của hình thang AHKB.

MH=MK   (2)

Từ (1) và (2)  MHMC=MKMDCH=DK (đpcm)

Nhận xét: Kết quả của bài toán trên không thay đổi nếu ta đổi chỗ hai điểm C và D cho nhau.

Lý thuyết Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn

1. So sánh độ dài của đường kính và dây.

Định lý:

Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

Xét đường tròn (O,R):A(O),B(O)AB2R

2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây. 

Định lý 1:

- Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì qua trung điểm của dây ấy.

Xét (O,R):

CD là đường kính

AB là dây cung

CDAB tại H

=>H là trung điểm của AB

Định lý 2:Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.

 

Xét (O,R):

CD là đường kính

AB là dây cung, OAB

H là trung điểm của ABHCD

=> CDAB tại H

3. Các dạng toán thường gặp

Tính độ dài đoạn thẳng và các yếu tố liên quan.

Phương pháp:

Ta thường sử dụng các kiến thức sau:

+) Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây

Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.

+) Dùng định lý Pytago, hệ thức lượng trong tam giác vuông.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá