Toán 9 Ôn tập chương 3 | Giải Toán lớp 9

586

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Ôn tập chương 3 chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Ôn tập chương 3

Bài tập trang 103-104 SGK Toán 9

Bài 88 trang 103 SGK Toán 9 tập 2: Hãy nêu tên mỗi góc trong các hình dưới đây:

(Ví dụ. góc trên hình 66b) là góc nội tiếp).

Phương pháp giải:

Định nghĩa:

- Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn

- Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn.

- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh tại tiếp điểm, một cạnh là tia tiếp tuyến và cạnh kia chứa dây cung.

- Góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn (xem lại SGK toán 9 tập 2 trang 80)

Lời giải:

a) Góc ở tâm.

b) Góc nội tiếp.

c) Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung.

d) Góc có đỉnh bên trong đường tròn.

e) Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.

Bài 89 trang 104 SGK Toán 9 tập 2: Trong hình 67, cungAmBcó số đo là600. Hãy:  

a) Vẽ góc ở tâm chắn cung AmB. Tính góc AOB.

b) Vẽ góc nội tiếp đỉnh C chắn cung AmB. Tính góc ACB.

c) Vẽ góc tạo bởi tia tiếp tuyến Bt và dây cung BA. Tính góc ABt.

d) Vẽ góc ADB có đỉnh D ở bên trong đường tròn. So sánh ADB^  với ACB^ .AB

e) Vẽ góc AEB có đỉnh E ở bên ngoài đường tròn (E và C cùng phía đối với AB). So sánh AEB^ với ACB^ 

Phương pháp giải:- Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn. Số đo góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn.

- Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn. Số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn

- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh tại tiếp điểm, một cạnh là tia tiếp tuyến và cạnh kia chứa dây cung. Số đo góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo cung bị chắn.

Lời giải:

  a) Từ O nối với hai đầu mút của cung 

Ta có AOB^ là góc ở tâm chắn cung AB

Vì AOB^ là góc ở tâm chắn cung AB nên

AOB^ =sđAmB=600

b) Lấy một điểm C bất kì trên (O). Nối C với hai đầu mút của cung AmB. Ta được góc nội tiếp ACB^Khi đó: ACB^=12sđAmB=12600=300  

c) Vẽ bán kính OB. Qua B vẽ BtOB. Ta được góc ABt là góc tạo bởi tia tiếp tuyến Bt với dây cung BA.

Ta có: ABt^=12sđAmB=300   

d) Lấy điểm D bất kì ở bên trong đường tròn (O). Nối D với A và D với B, ta được góc ADB là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn (O)

Đường thẳng AD cắt đường tròn tại điểm thứ hai là K, DB cắt đường tròn tại điểm thứ hai là C.

Ta có:  

ACB^=12sđAmBADB^=12(sđAmB+sđCK)Mà sđAmB+sđCK>sđAmB(do sđCK>0) nên ADB^>ACB^  

e) Lấy điểm E bất kì ở bên ngoài đường tròn, nối E với A và E với B, chúng cắt đường tròn lần lượt tại J và I.

Ta có góc AEB là góc ở bên ngoài đường tròn (O)

Có:

ACB^=12sđAmBAEB^=12(sđAmBsđIJ)Mà sđAmB– sđIJ<sđAmB (do sđIJ>0)

Nên AEB^<ACB^

Bài 90 trang 104 SGK Toán 9 tập 2: a) Vẽ hình vuông cạnh 4cm.

b) Vẽ đường tròn ngoại tiếp hình vuông đó. Tính bán kính R của đường tròn này.

c) Vẽ đường tròn nội tiếp hình vuông đó. Tính bán kính r của đường tròn này.

Phương pháp giải:+) Đường tròn ngoại tiếp hình vuông là đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của hình vuông.

+) Đường tròn nội tiếp hình vuông là đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của hình vuông.

+) Sử dụng định lý Pytago để tính toán.

Lời giải:

a) Dùng êke ta vẽ hình vuông ABCD có cạnh bằng 4cm như sau:

- Vẽ AB=4cm.

- Vẽ BCAB và BC=4cm

- Vẽ DCBC và DC=4cm

- Nối D với A, ta có ADDC và AD=4cm

b) Ta có ABCD là hình vuông. Gọi O là giao điểm của 2 đường chéo AC và BD khi đó ta có: OA=OB=OC=OD. Nên O chính là tâm của đường tròn ngoại tiếp hình vuông.

Tam giác ABC là tam giác vuông cân nên AB=BC.

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ABC, ta có: 

AC2=AB2+BC2=2AB2AC2=2.42=32AC=32=42Vậy AO=R=AC2=422=22 

Vậy R=22 cm

c) Vẽ OHDC.Tương tự ta kẻ từ O các đường vuông góc đến các cạnh AD, AB, BC. Khi đó ta có

Đường tròn tâm O, bán kính OH. Đó là đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD

Ta có: OH=AD2=2(cm)  Vậy r=OH=2cm

Bài 91 trang 104 SGK Toán 9 tập 2: Trong hình 68, đường tròn tâm O có bán kính R=2cm, góc AOB=750.

a) Tính số đo cung ApB.

b) Tính độ dài hai cung AqB và ApB.

c) Tính diện tích hình quạt tròn OAqB 

Phương pháp giải:
+) Trên đường tròn bán kính R, độ dài l của 1 cung n0 được tính theo công thức l=πRn180

+) Diện tích hình quạt tròn bán kính R, cung n0 được tính theo công thức: S=πR2n360(hayS=lR2)

Lời giải:

a) Ta có AOB^ là góc ở tâm chắn cung AqB nên:

AOB^ = sđAqB hay sđAqB=750

Vậy sđApB =360°AqB =3600750=2850

b) lAqB là độ dài cung AqB, ta có:

lAqB =πRn180=π.2.75180=56π(cm) 

Gọi lApB là độ dài cung ApB ta có:

lApB=πRn180=π.2.285180=19π6(cm)

c) Diện tích hình quạt tròn OAqB là:  SOAqB=πR2n360=π22.75360=5π6(cm2)

Bài 92 trang 104 SGK Toán 9 tập 2: Hãy tính diện tích miền gạch sọc trong các hình 69, 70, 71 (đơn vị độ dài: cm).

Phương pháp giải:

+) Công thức tính diện tích hình tròn bán kính R là: S=πR2

+) Diện tích hình quạt tròn bán kính R, cung n0 được tính theo công thức: S=πR2n360(hayS=lR2)

Lời giải:

a) Hình 69

Diện tích hình tròn bán kính R=1,5 là: S1=πR2=π.1,52=2,25π

Diện tích hình tròn bán kính r=1 là: S2=πr2=π.12=π

Vậy diện tích miền gạch sọc là: 

S=S1S2=2,25ππ=1,25π (đvdt)

b) Hình 70

Diện tích hình quạt có bán kính R=1,5n0=800

S1=πR2n360=π1,52.80360=π2 

Diện tích hình quạt có bán kính r=1n0=800

S2=πr2n360=π.12.80360=2π9

Vậy diện tích miền gạch sọc là: S=S1S2=π22π9=9π4π18=5π18

c) Hình 71

Diện tích hình vuông cạnh a=3 là:

S1=a2=32=9

Diện tích phần không gạch sọc bằng diện tích 4 quạt tròn bán kính R=1,5cm và có số đo cung là 900.

Hay tổng diện tích 4 quạt này bằng diện tích hình tròn bán kính R=1,5cm.

Diện tích hình tròn có R=1,5 là:

S2=πR2=π.1,52=2,25π=7,06

Vậy diện tích miền gạch sọc là:

S=S1S2=97,06=1,94 (cm2).

Bài 93 trang 104 SGK Toán 9 tập 2: Có ba bánh xe răng cưa A,B,C cùng chuyển động ăn khớp với nhau. Khi một bánh xe quay thì hai bánh xe còn lại cũng quay theo. Bánh xe A  60 răng, bánh xe B có 40 răng, bánh xe C  20 răng. Biết bán kính bánh xe C  1cm. Hỏi:

a) Khi bánh xe C quay 60 vòng thì bánh xe B quay mấy vòng?

b) Khi bánh xe A quay 80 vòng thì bánh xe B quay mấy vòng?

c) Bán kính của các bánh xe A và B là bao nhiêu? 

Phương pháp giải:

Công thức tính chu vi của đường tròn bán kính R là: C=2πR

Lời giải:

Ta có bánh xe A có 60 răng, bánh xe B có 40 răng, bánh xe C có 20 răng nên suy ra chu vi của bánh xe B gấp đôi chu vi bánh xe C, chu vi bánh xe A gấp ba chu vi bánh xe C.

Chu vi bánh xe C là: C1=2πR=2.3,14.1=6,28(cm)

Chu vi bánh xe B là: C2=2C1=6,28.2=12,56(cm)

Chu vi bánh xe A là: C3=3C1=6,28.3=18,84(cm)

a) Khi bánh xe C quay được 60 vòng thì quãng đường đi được là:

60.6,28=376,8(cm)

Khi đó số vòng quay của bánh xe B là:

376,8:12,56=30 (vòng)

b) Khi bánh xe A quay được 80 vòng thì quãng đường đi được là:

80.18,84=1507,2 (cm)

Khi đó số vòng quay của bánh xe B là:

1507,2:12,56=120 (vòng)

c) Bán kính bánh xe B là: 12,56:(2π)=12,56:6,28=2(cm) 

Bán kính bánh xe A là: 18,84:(2π)=18,84:6,28=3(cm)

Bài 94 trang 105 SGK Toán 9 tập 2: Hãy xem biểu đồ hình quạt biểu diễn sự phân phối học sinh của một trường THCS theo diện ngoại trú, bán trú, nội trú (h.72). Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Có phải 12 số học sinh là học sinh ngoại trú không?

b) Có phải 13 số học sinh là học sinh bán trú không?

c) Số học sinh nội trú chiếm bao nhiêu phần trăm?

d) Tính số học sinh mỗi loại, biết tổng số học sinh là 1800 em. 

:
Phương pháp giải:
Tính số đo các góc ở tâm, sau đó tính tỉ lệ. 

ab của m là m.ab

Lời giải:

Ta có: O1^=300;O2^=900;O3^=600;AOB^=1800

a) Đúng vì:

O2^=900=12AOB^

b) Đúng vì:

O3^=600=13AOB^

c) Số học sinh nội trú chiếm : 30180 .100% = 16,7% 

d) Vì 12 số học sinh là học sinh ngoại trú nên số học sinh ngoại trú là z=12.1800=900 em

Vì 13 số học sinh là học sinh bán trú nên số học sinh bán trú là y=13.1800=600 em

Số học sinh nội trú là 1800900600=300 em

Bài 95 trang 105 SGK Toán 9 tập 2: Các đường cao hạ từ A  B của tam giác ABC cắt nhau tại H (góc C khác 900) và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt tại D  E. Chứng minh rằng:

a) CD=CE ;     b) ΔBHD cân ;     c) CD=CH.

Phương pháp giải:

a)  Sử dụng: “Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau” và hai góc phụ nhau từ đó suy ra hai cung bằng nhau và hai dây bằng nhau.

b)  Chứng minh tam giác BHD có BK vừa là đường cao vừa là đường phân giác nên nó là tam giác cân

c)  Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng  

Lời giải:

 

a) Gọi K là giao điểm của BC và AD

Gọi I là giao điểm của BE và AC 

Cách 1:

Ta có: ADB^=AEB^ (1) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung AB)

DBC^+ADB^=900 (2) (do tam giác BDK vuông tại K)

AEB^+CAE^=900 (3) (do tam giác AIE vuông tại I)

 Từ (1), (2), (3) CBD^=CAE^ (cùng phụ với hai góc bằng nhau)

Có CBD^ là góc nội tiếp chắn cung CD

EAC^ là góc nội tiếp chắn cung CE 

⇒ sđCDsđCE

Suy ra CD=CE

Cách 2:

Vì BCAD nên AKB^=900

Lại có AKB^ là góc có đỉnh bên trong đường tròn chắn cung AB và CD nên

AKC^=sđDC+sđBA2=900

Suy ra sđAB+sđCD=1800 (1) 

Vì BEAC nên AIB^=900

Lại có AIB^ là góc có đỉnh bên trong đường tròn chắn cung AB và CE nên

AIB^=sđCE+sđAB2=900

Suy ra sđAB+sđCE=1800 (2)

Từ (1) và (2) suy ra sđCE=sđCD

Suy ra CE=CD, do đó CE=CD.

b) Ta có EBC^ và CBD^ là góc nội tiếp lần lượt chắn cung CE và CD trong đường tròn O và CDCE

nên EBC^=CBD^ ( 2 góc nội tiếp chắn 2 cung bằng nhau thì bằng nhau)

 BK là phân giác của HBD^

Lại có BK vuông góc với HD (giả thiết H là trực tâm của tam giác ABC). Suy ra BK vừa là đường cao vừa là đường phân giác của tam giác HBD nên  BHD cân tại B

c) Vì BHD cân nên đường cao BK đồng thời là đường trung trực.

Điểm C nằm trên đường trung trực của HD nên CH=CD

Bài 96 trang 105 SGK Toán 9 tập 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và tia phân giác của góc A cắt đường tròn tại M. Vẽ đường cao AH. Chứng minh rằng:

a) OM đi qua trung điểm của dây BC.

b) AM là tia phân giác của góc OAH.

Phương pháp giải:

a) + Sử dụng hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau

+ Chỉ ra M là điểm chính giữa cung BC.

b) + Chứng minh OM//AH

+ Sử dụng tính chất hai đường thẳng song song và tính chất tam giác cân.

Lời giải:

a) Vì AM là tia phân giác của BAC^ nên BAM^=MAC^  

 BM=MC ( 2 góc nội tiếp bằng nhau thì chắn 2 cung bằng nhau)

 M là điểm chính giữa cung BC  

Vậy OMBC và OM đi qua trung điểm của BC (định lí)

b) Ta có : OMBC và AHBC nên AH//OM

HAM^=AMO^  (2 góc so le trong)  (1)

Vì OA=OM (= bán kính đường tròn (O)) nên OAM cân tại O  AMO^=MAO^  (2)

Từ (1) và (2)  HAM^=MAO^ 

Vậy AM là đường phân giác của góc OAH^

Bài 97 trang 105 SGK Toán 9 tập 2: Cho tam giác ABC vuông ở A. Trên AC lấy một điểm M và vẽ đường tròn đường kính MC. Kẻ BM cắt đường tròn tại D. Đường thẳng DA cắt đường tròn tại S. Chứng minh rằng:

a) ABCD là một tứ giác nội tiếp;

b) ABD^=ACD^ ;

c) CA là tia phân giác của góc SCB

Phương pháp giải:

+ Sử dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp: Nếu hai đỉnh kề một cạnh của một tứ giác cùng nhìn cạnh đối diện dưới các góc bằng nhau thì tứ giác đó là tứ giác nội tiếp.

+ Sử dụng: “Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau” 

Lời giải:

a) Ta có góc MDC^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O) nên MDC^=900

 CDB là tam giác vuông nên nội tiếp đường tròn đường kính BC.

Ta có ABC vuông tại A.

Do đó ABC nội tiếp trong đường tròn tâm I đường kính BC.

Ta có A và D là hai đỉnh kề nhau cùng nhìn BC dưới một góc 900 không đổi nên tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn đường kính BC

b) Trong đường tròn (I): ABD^=ACD^ (góc nội tiếp cùng chắn cung AD.

Vậy ABD^=ACD^

c) Ta có:ADB^+BDS^=1800 ( 2 góc kề bù)

Mà MCS^+MDS^=1800 (tứ giác CMDS nội tiếp đường tròn (O))

Từ đó ta có: ADB^=MCS^ (1)

Lại có tứ giác ABCD nội tiếp nên ADB^=ACB^(góc nội tiếp cùng chắn cung AB (2)

Từ (1) và (2)  MCS^=ACB^

Vậy tia CA là tia phân giác của góc SCB

Bài 98 trang 105 SGK Toán 9 tập 2: Cho đường tròn (O) và một điểm A cố định trên đường tròn. Tìm quỹ tích các trung điểm M của dây AB khi điểm B di động trên đường tròn đó.
Phương pháp giải:
+ Phần thuận: Lập luận để có AMO^=90 suy ra quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính AO.

+ Chứng minh phần đảo và kết luận. 

Lời giải:

 

+) Phần thuận: Giả sử M là trung điểm của dây AB. Do đó, OMAB hay AMO^=90. Khi B di động trên đường tròn (O) điểm M luôn nhìn đoạn OA cố định dưới một góc vuông. Vậy quỹ tích của điểm M là đường tròn tâm I đường kính OA

+) Phần đảo: Lấy điểm M bất kì trên đường tròn (I). Nối M với A, đường thẳng MA cắt đường tròn (O) tại B. Nối M với O, ta có AMO^=900 hay OMAB

⇒ M là trung điểm của AB

Kết luận: Tập hợp các trung điểm M của dây AB là đường tròn đường kính OA.

Bài 99 trang 105 SGK Toán 9 tập 2: Dựng ΔABC, biết BC=6cm, góc BAC^=800, đường cao AH có độ dài là 2cm.
Phương pháp giải:
Dựng cung chứa góc 80 trên cạnh BC.

Vẽ đường thẳng song song với BC và cách BC khoảng 2cm.

Từ đó xác định điểm A và tam giác ABC. 

Lời giải:

 Cách dựng như sau:

- Dựng đoạn BC=6cm

- Dựng cung chứa góc 800 trên đoạn BC (như bài 46 trang 86)

- Dựng đường thẳng xy//BC và cách BC một khoảng là 2cm. Đường thẳng xy cắt cung chứa góc 800 tại hai điểm A và A

- Tam giác ABC là tam giác phải dựng thỏa mãn các điều kiện của đề bài

Chứng minh:

+ Theo cách dựng có BC = 6cm.

+ A ∈ cung chứa góc 800 dựng trên đoạn BC nên BAC^=800

+ A ∈ xy song song với BC và cách BC 2cm nên chiều cao AH=2cm.

Vậy ΔABC thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Biện luận: Do xy cắt cung lớn BC tại hai điểm nên bài toán có hai nghiệm hình (ABC và ABC)

Lý thuyết Ôn tập chương 3

1. Góc ở tâm 

Định nghĩa góc ở tâm

- Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.

Số đo cung

- Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

- Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung 2  mút với cung lớn).

- Số đo của nửa đường tròn bằng 1800 . Cả đường tròn có số đo 3600. Cung không có số đo 00 (cung có 2  mút trùng nhau).

So sánh hai cung

Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau:

- Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.

- Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Định lý

Nếu C là một điểm nằm trên cung AB  thì 

số đo cung AB=số đo cung AC+ số đo cung BC.

2. Liên hệ giữa cung và dây

Định lý 1:

Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:

+)  Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau.

+) Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau.

Định lý 2:

Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:

+) Cung lớn hơn căng dây lớn hơn.

+) Dây lớn hơn căng cung lớn hơn.

Chú ý

+) Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.

+) Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì đi qua trung điểm của dây căng cung ấy.

+) Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây ( không đi qua tâm ) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.

+) Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc với dây căng cung ấy và ngược lại.

3. Góc nội tiếp

Định nghĩa:

Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.

- Cung nằm bên trong góc nội tiếp được gọi là cung bị chắn.

Ví dụ: Trên hình 2, góc ACB^ là góc nội tiếp chắn cung AB

Định lý

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Ví dụ: Trên hình 2, số đo góc ACB^ bằng nửa số đo cung nhỏ AB .

Hệ quả

Trong một đường tròn:

a) Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.

b) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

c) Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.

d) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Định nghĩa:

Cho đường tròn tâm (O) có Ax là tia tiếp tuyến tại tiếp điểm A và dây cung AB. Khi đó, góc BAx là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.

Ví dụ : Góc BAx (hình 3) là góc tạo bởi tia tiếp tuyến Ax và dây cung AB .

Định lý:

Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Ví dụ: Số đo góc BAx (hình 3) bằng nửa số đo cung nhỏ AB .

Hệ quả:

Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn, góc có đỉnh bên ngoài đường tròn

a. Góc có đỉnh bên trong đường tròn

Định nghĩa: Trong hình dưới , góc BIC nằm trong đường tròn (O) được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.

Định lý: Số đo của góc đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

Ví dụ: Trong hình trên, BIC^=12(số đo cung BC+ số đo cung AD ).

b. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn

Định nghĩa: Góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn và các cạnh đều có điểm chung  với đường tròn (hình 2,3,4 )  là góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.

Định lý: Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn. 

6. Đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp

Định nghĩa

Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác nội tiếp đường tròn.

Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác ngoại tiếp đường tròn.

Định lý

Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

7. Tứ giác nội tiếp

Định nghĩa

Tứ giác nội tiếp đường tròn là tứ giác có bốn đỉnh nằm trên đường tròn đó.Định lý

- Trong  một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 180.

- Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

Một số dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

- Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180.

- Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối với đỉnh đó.

- Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm ( mà có thể xác định được ). Điểm đó là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

- Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới cùng một góc α.

Chú ý : Trong các hình đã học thì hình chữ nhật , hình vuông, hình thang cân nội tiếp được đường tròn.

8. Độ dài đường tròn, cung tròn

Công thức tính độ dài đường tròn (chu vi đường tròn)

Cho  đường tròn (O;R), độ dài (C) của đường tròn ( hay chu vi của đường tròn) là

C=2πRhay C=πdvới d=2R là đường kính của (O) .

Công thức tính độ dài cung tròn

 Trên đường tròn bán kính R , độ dài l của một cung n được tính theo công thức l=πRn180.

9. Diện tích hình tròn, quạt tròn

Công thức tính diện tích hình tròn

Diện tích S của một hình tròn bán kính R được tính theo công thức S=πR2

Công thức tính diện tích hình quạt tròn

Diện tích hình quạt tròn bán kính R, cung n được tính theo công thức

S=πR2n360hayS=l.R2 ( với l là độ dài cung ncủa hình quạt tròn).

 

Đánh giá

0

0 đánh giá