Toán 9 Bài 9: Độ dài đường tròn, cung tròn | Giải Toán lớp 9

504

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 9: Độ dài đường tròn, cung tròn chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 9: Độ dài đường tròn, cung tròn

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 92 Toán 9 Tập 2: Em hãy tìm số π bằng cách sau:

Vật liệu: Tấm bìa, kéo, compa, thước có chia khoảng, sợi chỉ.

a) Vẽ trên bìa năm đường tròn tâm O1, O2, O3, O4, O5 có bán kính khác nhau.

b) Cắt ra thành năm hình tròn.

c) Đo chu vi năm hình tròn đó bằng sợi chỉ (càng chính xác càng tốt).

d) Điền vào bảng sau ( đơn vị độ dài : cm)

e) Nêu nhận xét.

Phương pháp giải:

Đo và điền vào bảng rồi nhận xét

Lời giải:

Đường tròn

O1

O2

O3

O4

O5

Đường kính d

2

3

4

5

6

Độ dài C của đường tròn

6,4

9,5

12,6

15,5

18,9

C/d

3,2

3,167

3,15

3,1

3,15

e) Nhận xét: Ta có π=Cd3,2+3,167+3,15+3,1+3,155=3,1534

Trả lời câu hỏi 2 trang 93 Toán 9 Tập 2: Hãy điền biểu thức thích hợp vào các chỗ trống (…) trong dãy lập luận sau:

Đường tròn bán kính R (ứng với cung 360o) có độ dài là …

Vậy cung 1o, bán kính R có độ dài là 2πR360=...

Suy ra cung no, bán kính R có độ dài là …

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính chu vi đường tròn bán kính R là C=2πR

Lời giải:

Đường tròn bán kính R (ứng với cung 360o) có độ dài là 2πR

Vậy cung 1o, bán kính R có độ dài là 2πR360=πR180

Suy ra cung no, bán kính R có độ dài là πRn180

Bài tập trang 94-96 SGK Toán 9
Bài 65 trang 94 sgk Toán lớp 9 tập 2: Lấy giá trị gần đúng của π  3,14, hãy điền vào ô trống trong bảng sau (đơn vị độ dài:cm, làm tròn kết quả đến chữ thập phân thứ hai).

Phương pháp giải:

Cho đường tròn bán kính R. Khi đó đường kính của đường tròn là: d=2R và độ dài đường tròn là: C=2πR=πd.

Lời giải:

Từ C=2πRR=C2πC=πdd=Cπ.

Vậy dùng các công thức trên để tìm các giá trị chưa biết trong ô trống. Ta điền vào bảng sau: 

Bài 66 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2: a) Tính độ dài cung 600 của một đường tròn có bán kính 2dm.

b) Tính chu vi vành xe đạp có đường kính 650mm.

Phương pháp giải:

+) Độ dài cung tròn n0 của đường tròn bán kính R là: l=πRn180.

+) Chu vi đường tròn bán kính R là C=2πR=πd.

Lời giải:

a)  Độ dài cung 60 là l=πRn180=π.2.60180=2π3 (dm) 2,1 ( dm)

b) Chu vi vành xe đạp là C=πd=π.650=650π(mm)  2042 (mm)=2,042 

Bài 67 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2: Lấy giá trị gần đúng của π  3,14, hãy điền vào ô trống trong bảng sau (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất và đến độ): 

Phương pháp giải:

Cho đường tròn bán kính R. Khi đó:

Độ dài cung có số đo n0 của đường tròn là: l=πRn180.

Suy ra n=180lπR;R=180lπn

Lời giải:

Vận dụng công thức: l=πRn180 để tìm R hoặc n0 hoặc l.

Ta có: R=180lπn;n=180lπR. 

+  Với R=10cm;n=90 thì  độ dài cung tròn là l=πRn180=π.10.90180=15,7cm

+ Với l=35,6cm;n=50 thì  bán kính đường tròn là R=180lπn=180.35,6π.5040,8cm

+ Với R=21cm;l=20,8cm thì số đo n của cung tròn là n=180lπR=180.20,8π.2157

+ Với R=6,2;n=41 thì độ dài cung là l=πRn180=π.6,2.411804,4cm

+ Với n=25;l=9,2cm thì bán kính của đường tròn là R=180lπn=180.9,2π.2521,1cm 

Thay số vào, tính toán ta tìm được các giá trị chưa biết trong ô trống và điền vào bảng sau: 

Bài 68 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho ba điểm A,B,C thẳng hàng sao cho B nằm  giữa A  C. Chứng minh rằng độ dài của nửa đường tròn đường kính AC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB  BC.

Phương pháp giải:

+) Độ dài đường tròn đường kính d là C=πd. Suy ra độ dài nửa đường tròn.

Lời giải:

 

Gọi C1,C2,C3 lần lượt là độ dài của các nửa đường tròn đường kính AC,AB,BC, ta có:

C1 =12π.AC              (1)

 C2 =12π.AB               (2)

C3 =12π.BC              (3)

Từ (1), (2), (3) ta thấy: 

 C2+C3=12π(AB+BC)=12πAC=C1 

Vậy C1=C2+C3.

Bài 69 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2: Máy kéo nông nghiệp có hai bánh sau to hơn hai bánh trước. Khi bơm căng, bánh xe sau có đường kính 1,672m và bánh xe trước có đường kính là 88cm. Hỏi khi bánh xe sau lăn được 10 vòng thì bánh xe trước lăn được mấy vòng?

Phương pháp giải:

+) Chu vi của bánh xe có đường kính d là độ dài đường tròn đường kính dC=πd.

+) Quãng đường bánh xe đi được khi bánh xe quay n vòng là: s=n.C.

Lời giải:

Đổi 88 cm = 0,88 m

Chu vi bánh xe sau: 1,672π(m). 

Chu vi bánh xe trước: 0,88π(m). 

Quãng đường đi được của 2 bánh xe là như nhau.

Khi bánh xe sau lăn được 10 vòng thì quãng đường đi được là: π.1,672.10=16,72π(m). 

Khi đó số vòng lăn của bánh xe trước là: π.16,72π.0,88=19 vòng.

Bài 70 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2: Vẽ lại ba hình (tạo bởi các cung tròn) dưới đây và tính chu vi mỗi hình (có gạch chéo)

Phương pháp giải:

+) Sử dụng thước và compa để vẽ hình.

+) Chu vi hình tròn đường kính d là: C=πd.

Lời giải:

Cách vẽ:

- Hình 52: Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4cm. Vẽ hai đường trung trực của các cạnh hình vuông, chúng cắt nhau tại O.

Lấy O làm tâm vẽ đường tròn bán kính 2cm ta được hình a.

- Hình 53: Vẽ hình vuông như hình a. Lấy O làm tâm vẽ nửa đường tròn bán kính 2cm tiếp xúc với các cạnh AB,AD,BC. Lấy C,D làm tâm vẽ cung phần tư đường tròn về phía trong hình vuông các cung tròn đã vẽ tạo nên hình b.

- Hình 54: Vẽ hình vuông như hình a. Lấy A,B,C,D làm tâm vẽ về phía trong hình vuông bốn cung tròn, mỗi cung là phần tư đường tròn. Bốn cung này tạo nên hình c.

Tính chu vi mỗi hình:

- Hình 52: Đường kính đường tròn này là 4cm.

Vậy hình tròn có chu vi là: 3,14.4=12,56 (cm).

- Hình 53: Hình tròn gồm hai cung: một cung là nửa đường tròn, hai cung có mỗi cung là một phần tư đường tròn nên chu vi hình bằng chu vi của hình tròn ở hình 52, tức là 12,56 cm.

- Hình 54: Hình gồm bốn cung tròn với mỗi cung tròn là một phần tư đường tròn nên chu vi hình bằng chu vi hình tròn ở hình 52 tức là 12,56cm.

Bài 71 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2: Vẽ lại hình tạo bởi các cung tròn dưới đây với tâm lần lượt là B,C,D,A theo đúng kích thước đã cho (hình vuông ABCD dài 1cm ). Nếu cách vẽ đường xoắn AEFGH. Tính độ dài đường xoắn đó.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng thước và compa để vẽ hình.

+) Độ dài của đường tròn bán kính R là: C=2πd

Lời giải:

Cách vẽ: Vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 1cm.

Vẽ 14 đường tròn tâm B, bán kính 1 cm, ta có cung AE

Vẽ 14 đường tròn tâm C, bán kính 2 cm, ta có cung EF

Vẽ 14 đường tròn tâm D, bán kính 3 cm, ta có cung FG

Vẽ 14 đường tròn tâm A, bán kính 4 cm, ta có cung GH

Độ dài đường xoắn:

               lAE14 . 2π.1

               lEF14 . 2π.2

               lFG14 . 2π.3

               lGH14 . 2π.4

Vậy: Độ dài đường xoắn là:

lAE+lEF+lFG+lGH 

=14 .2π(1+2+3+4)=5π

Bài 72 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2: Bánh xe của một ròng rọc có chu vi là 540mm. Dây cua-roa bao bánh xe theo cung AB có độ dài 200mm. Tính góc AOB (h.56)

Phương pháp giải:

+)  Sử dụng công thức tính  chu vi đường tròn có bán kính R là C=2πRR=C2π

 +) Sử dụng công thức tính độ dài cung l=πRn180  với n là số đo cung và R là bán kính đường tròn.

Từ đó suy ra số đo cung AB và góc AOB.

Lời giải:

Chu vi bánh xe là C=540mm nên bán kính bánh xe R=C2π=5402π=270π(mm)

Cách 1: Cung AB có độ dài 200mm và có số đo n  nên độ dài  lAB=πRn180n=180.lABπR=180.200π.270π=4003133

Vậy AOB^133 (góc ở tâm chắn cung AB). 

Cách 2: Vì góc ở tâm chắn cung và độ dài cung là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên 

AOB^3600=lABC nên AOB^3600=200540 AOB^133

Bài 73 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2: Đường tròn lớn của Trái Đất dài khoảng 40000km. Tính bán kính Trái Đất.

Phương pháp giải:

+) Áp dụng công thức độ dài đường tròn bán kính R là: C=2πR. Từ đó tính được bán kính Trái Đất.

Lời giải:

Gọi bán kính Trái Đất là R thì độ dài đường tròn lớn là: C=2πR=40000km.

 R=400002π6369(km). 

Bài 74 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2: Vĩ độ của Hà Nội là 20001. Mỗi vòng kinh tuyến của Trái Đất dài khoảng 40000km. Tính độ dài cung kinh tuyến từ Hà Nội đến xích đạo.

Phương pháp giải:

+)  Sử dụng công thức tính  chu vi đường tròn có bán kính R là C=2πRR=C2π

 +) Sử dụng công thức tính độ dài cung l=πRn180  với n là số đo cung và R là bán kính đường tròn. 

Lời giải:

Đổi 2001=20+160=(120160)o

Cách 1:

Vĩ độ của Hà Nội là 20001 có nghĩa là cung kinh tuyến từ Hà Nội đến xích đạo có số đo là   (120160)o.

Vậy độ dài cung kinh tuyến từ Hà Nội đến xích đạo là:

l=πRn180=C360=20000.1201601802224,07km 

Cách 2: 

Vì độ dài cung và số đo cung là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên lC=120160360.

Do đó, l40000=120160360 nên l=120160360.40000 2224,07 (km)

Bài 75 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho đường tròn (O), bán kính OM. Vẽ đường tròn tâm O, đường kính OM. Một bán kính OA của đường tròn (O) cắt đường tròn (O)  B.

Chứng minh cung MA và  cung MB có độ dài bằng nhau.

Phương pháp giải:

+) Góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn.

+) Góc ở tâm có số đo bằng số đo cung bị chắn.

+) Độ dài cung n0 của đường tròn bán kính R là: l=πRn180.

Lời giải:

Đặt MOB^=α

MOB^=sđMB=2α (góc nội tiếp và góc ở tâm của đường tròn (O) cùng chắn cung BM).

 Độ dài cung MB là:

lMB=π.OM.2α1800=π.OM.α900(1)

Xét đường tròn (O), ta có:

AOM^ là góc ở tâm chắn cung AMsđAM=α.

 Độ dài cung MA là:

lMA=π.OM.α1800=π.2.OM.α1800=πOM.α900(2)

(Vì OM=2OM)

Từ (1) và (2) lMB=lMA.

Bài 76 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2: Xem hình 57 và so sánh độ dài của cung AmB với độ dài đường gấp khúc AOB.

Phương pháp giải:

Độ dài cung có số đo n0 của đường tròn bán kính R là l=πRn180

Lời giải:

Ta có góc AOB là góc ở tâm chắn cung AmB nên sđAmB=AOB^=1200

Ta có độ dài cung AmB là: lAmB=πR.120180=2πR3=2R.π32,09.R 

Độ dài đường gấp khúc AOB là d. 

d=AO+OB=R+R=2R.

Vậy lAmB>d.

Lý thuyết Bài 9: Độ dài đường tròn, cung tròn

1. Các kiến thức cần nhớ 

Công thức tính độ dài đường tròn (chu vi đường tròn)

Cho  đường tròn (O;R), độ dài (C) của đường tròn ( hay chu vi của đường tròn)

 C=2πRhay C=πdvới d=2R là đường kính của (O) .

Công thức tính độ dài cung tròn

Trên đường tròn bán kính R, độ dài l của một cung n được tính theo công thức l=πRn180

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính độ dài đường tròn, cung tròn

Phương pháp:

Sử dụng các công thức tính chu vi đường tròn và độ dài cung tròn.

Dạng 2: Bài toán tổng hợp

Phương pháp:

Sử dụng linh hoạt các kiến thức đã học để tính góc ở tâm, bán kinh đường tròn. Từ đó tính được độ dài đường tròn và độ dài cung tròn.

Đánh giá

0

0 đánh giá