Toán 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp | Giải Toán lớp 9

464

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 91 Toán 9 Tập 2: a) Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 2cm.

b) Vẽ một lục giác đều ABCDEF có tất cả các đỉnh nằm trên đường tròn (O).

c) Vì sao tâm O cách đều các cạnh của lục giác đều ? Gọi khoảng cách này là r.

d) Vẽ đường tròn (O; r).

Phương pháp giải:

c) Sử dụng hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.

Lời giải:

a)

b) Lục giác đều chứa 6 tam giác đều bằng nhau có cạnh = độ dài bán kính

Cách vẽ lục giác đều có tất cả các đỉnh nằm trên đường tròn (O)

Vẽ các dây cung AB = BC = CD = DE = EF = FA = R = 2 cm

c) Vì các dây cung AB = BC = CD = DE = EF = FA bằng nhau nên khoảng cách từ O đến các dây là bằng nhau ( định lí liên hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây)

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông OAH, ta có:

OH2+AH2=OA2

r2+12=22

r2=3

r=3 cm

d) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính r=3 cm

Bài tập trang 91-92 SGK Toán 9
Bài 61 trang 91 sgk Toán lớp 9 tập 2: a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.

b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn (O) ở câu a)

c) Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn (O;r)

Phương pháp giải:

+) Sử dụng compa và thước kẻ để vẽ hình.

+) Sử dụng định lý Pi-ta-go để tính r.

Lời giải:

a) Chọn điểm O làm tâm, mở compa có độ dài 2cm vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm(O;2cm).

Vẽ bằng eke và thước thẳng. 

b) Vẽ đường kính AC và BD vuông góc với nhau. Nối A với BB với CC với DD với A ta được tứ giác ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O;2cm)

c) Kẻ OHAD.

Khi đó ta có OH là bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD. Vì AB=BC=CD=DA ( ABCD là hình vuông) nên khoảng cách từ tâm O đến AB, BC, CD, DA bằng nhau và cùng bằng OH ( định lý liên hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây) 

Ta có: ΔOAD là tam giác vuông cân tại O lại có OH là đường cao H là trung điểm của ADOH=AH=HD.

r=OH=AH.

 Áp dụng định lý Pi-ta-go cho tam giác vuông OHD ta có:

OH2+AH2=OA2 r2+r2=222r2=4r=2(cm).

Vẽ đường tròn (O;2cm). Đường tròn này nội tiếp hình vuông, tiếp xúc bốn cạnh hình vuông tại các trung điểm của mỗi cạnh.

Bài 62 trang 91 sgk Toán lớp 9 tập 2: a) Vẽ tam giác ABC cạnh a=3cm.

b) Vẽ đường tròn (O;R) ngoại tiếp tam giác đều ABC. Tính R.

c) Vẽ đường tròn (O;r) nội tiếp tam giác đều ABC. Tính r.

d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O;R).

Phương pháp giải:

+) Sử dụng thước và compa để vẽ hình.

+) Tâm đường tròn ngoại tiếp là giao của 3 đường trung trực.

+) Tâm đường tròn nội tiếp là giao của 3 đường phân giác.

+) Sử dụng định lý Pi-ta-go và tính chất của tam giác đều để tính R và r.

Lời giải:

a) Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3cm (dùng thước có chia khoảng và compa).

+ Dựng đoạn thẳng AB = 3cm .

+Dựng cung tròn (A, 3) và cung tròn (B, 3). Hai cung tròn này cắt nhau tại điểm C.

Nối A với C, B với C ta được tam giác đều ABC cạnh 3cm.

b) Gọi A;B;C lần lượt là trung điểm của BC;AC;AB.

Tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC là giao điểm của ba đường trung trực (đồng thời là ba đường cao, ba trung tuyến, ba phân giác AA;BB;CC của tam giác đều ABC).

Dựng đường trung trực của đoạn thẳng BC và CA.

Hai đường trung trực cắt nhau tại O.

Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R=OA=OB=OC ta được đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Tính AA:

Xét tam giác AAC vuông tại A có AC=3;AC=32, theo định lý Pytago ta có AC2=AA2+AC2AA2=32324=94AA=332

Theo cách dựng ta có O cũng là trọng tâm tam giác ABC nên OA=23AA 

Ta có bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là   R=OA= 23AA = 23332 = 3(cm).

c) Do tam giác ABC là tam giác đều các trung điểm A’; B’; C’ của các cạnh BC; CA; AB đồng thời là chân đường phân giác hạ từ A, B, C đến BC, AC, AB.

Đường tròn nội tiếp (O;r) tiếp xúc ba cạnh của tam giác đều ABC tại các trung điểm A,B,C của các cạnh.

Hay đường tròn (O; r) là đường tròn tâm O; bán kính r=OA=OB=OC.

Ta có: r=OA=13AA =13.332 =32(cm).

d) Vẽ các tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại A,B,C. Ba tiếp tuyến này cắt nhau tại I,J,K. Ta có IJK là tam giác đều ngoại tiếp (O;R).  

Bài 63 trang 92 sgk Toán lớp 9 tập 2: Vẽ các hình lục giác đều, hình vuông, hình tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn (O;R) rồi tính cạnh của các hình đó theo R.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng compa và thước kẻ có chia độ dài để vẽ hình.

+) Sử dụng định lý Pi-ta-go để tính R.

Lời giải:

+) Hình a. 

Cách vẽ: vẽ đường tròn (O;R). Trên đường tròn ta đặt liên tiếp các cung A1A2 A2A3,...,A6A1 mà dây căng cung có độ dài bằng R. Nối A1 với A2A2 với A3,…, A6 với A1 ta được hình lục giác đều A1A2A3A4A5A6 nội tiếp đường tròn

Tính bán kính:

Gọi ai  là cạnh của đa giác đều có i cạnh.

a6=R (vì OA1A2 là tam giác đều)

+) Hình b.

Cách vẽ:

+ Vẽ đường kính A1A3 của đường tròn tâm O.

+ Vẽ đường kính A2A4A1A3

Tứ giác A1A2A3A4 có hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình vuông.

Nối A1 với A2;A2 với A3;A3 với A4;A4 với A1 ta được hình vuông A1A2A3A4 nội tiếp đường tròn (O). 

Tính bán kính:

Gọi độ dài cạnh của hình vuông là a.

Vì hai đường chéo của hình vuông vuông góc với nhau nên xét tam giác vuông OA1A2 có

a2=R2+R2=2R2a=R2

+) Hình c: 

Cách vẽ như câu a) hình a. 

Nối các điểm chia cách nhau một điểm thì ta được tam giác đều chẳng hạn tam giác A1A3A5  như trên hình c.

Tính bán kính: 

Gọi độ dài cạnh của tam giác đều  là a. 

A1H =A1O+OH=R+R2 =  3R2

A3H =AA2=a2  

A1A3=a

Trong tam giác vuông A1HA3 ta có: A1H2=A1A32A3H2.

Từ đó 9R24 = a2 - a24

a2=3R2a=R3

Bài 64 trang 92 sgk Toán lớp 9 tập 2: Trên đường tròn bán kính R lần lượt đặt theo cùng một chiều, kể từ điểm A, ba cung ABBCCD sao cho: sđAB=600sđBC=900sđCD=1200

a) Tứ giác ABCD là hình gì?

b) Chứng minh hai đường chéo của tứ giác ABCD vuông góc với nhau.

c) Tính độ dài các cạnh của tứ giác ABCD theo R.

Phương pháp giải:

a) Dựa vào các dấu hiệu nhận biết của các hình tứ giác đặc biệt và các tứ giác nào có thể nội tiếp đường tròn để chứng minh tứ giác ABCD là hình gì.

Chú ý rằng: Hình thang nội tiếp được đường tròn là hình thang cân.

b) Số đo của góc có đỉnh nằm trong đường tròn bằng nửa số đo của tổng hai cung bị chắn.

c) Sử dụng định lý : "Số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn."

Sử dụng định lý Pytagoo để tính toán.

Lời giải:

a) Xét đường tròn (O) ta có:

BAD^=900+12002=1050 (góc nội tiếp chắn BCD)     (1)

ADC^=600+9002=750 ( góc nội tiếp chắn ABC )          (2)

Từ (1) và (2) có:

BAD^+ADC^=1050+750=1800 (3)

Mà hai góc này ở vị trí trong cùng phía 

Nên AB//CD. Do đó tứ giác ABCD là hình thang, mà hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân. 

Vậy ABCD là hình thang cân suy ra (BC=AD và sđBC=sđAD=900)

b) Giả sử hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I.

CID^ là góc có đỉnh nằm trong đường tròn, nên:

CID^ =sđAB+sđCD2=600+12002=900

Vậy ACBD. 

c) Vì sđAB=600 nên AOB^=600 (góc ở tâm)

=>AOB đều, nên AB=OA=OB=R.

Vì  sđBC=900BOC^=900 (góc ở tâm)

BC=OB2+OC2=R2.

Kẻ OHCD.

Tứ giác ABCD là hình thang cân BCD^=ADC^=750.

Lại có ΔBOC vuông cân tại OBCO^=450.

OCD^=BCD^BCO^=750450=300.

Xét ΔOCH vuông tại H ta có:

HC=OC.cosOCH^=R32.

Mà H là trung điểm của CD (định lý đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây ấy).

CD=2.CH=R3. 

Lý thuyết Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp

1. Định nghĩa 

a) Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác này gọi là nội tiếp đường tròn.

b) Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn  nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là ngoại tiếp đường tròn.

2. Định lí

Bất kì đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp 

Tâm của một đường tròn ngoại tiếp trùng với tâm đường tròn nội tiếp và được gọi là tâm của đa giác đều.

3. Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp đa giác đều.

Đa giác đều n cạnh có độ dài mỗi cạnh là a,R là bán kính đường tròn ngoại tiếp và r là bán kính đường tròn nội tiếp đa giác. Ta có:

R = a2sin180nr = a2tan180n.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá