VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp| Giải VBT Toán lớp 9

481

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp trang 113,114,115 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp

 Phần câu hỏi bài 8 trang 113 Vở bài tập toán 9 tập 2

Câu 19

Cho một đường tròn bán kính r nội tiếp trong tam giác vuông cân và một đường tròn bán kính R ngoại tiếp tam giác ấy. Khi đó tỉ số Rr bằng:

(A) 1+2                    (B) 2+2

(C) 21                     (D) 22

Phương pháp giải:

+ Xác định tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền và suy ra bán kính R.

Xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao ba đường phân giác và suy ra bán kính r.

+ Sử dụng định lý Pytago và tính chất đường phân giác trong tam giác để biến đổi.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Xét tam giác ABC vuông cân tại A. Gọi D là trung điểm BC và E là giao điểm đường phân giác ACB^ và AD.

Khi đó DA=DB=DC(=12BC)  nên D là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và bán kính của nó là R=AD

Vì ABC cân tại A nên AD vừa là đường trung tuyến vừa là đường phân giác nên E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC và bán kính của nó là r=DE.

Xét tam giác CAD có CE là phân giác góc ACD nên EDEA=DCAC (tính chất đường phân giác)

Suy ra EDED+EA=DCDC+CAEDAD=DCDC+CArR=DCDC+CA (1)

Xét tam giác ABC, theo định lý Pytago ta có BC=AB2+AC2=AC2+AC2=2AC2=AC2  (vì AB=AC) nên DC=BC2=AC22  suy ra DCDC+CA=AC22AC22+AC=AC22AC2+2AC2=222+22=22+2=12+1 (2)

Từ (1) và (2) suy ra rR=12+1Rr=2+1

Chọn A.

Câu 20

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Trong đa giác đều, tâm…..trùng với tâm……..và được gọi là tâm……

Phương pháp giải:

Ta sử dụng: Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

Trả lời:

Trong đa giác đều, tâm đường tròn ngoại tiếp trùng với tâm đường tròn nội tiếp và được gọi là tâm đa giác đều.

Bài 38 trang 113 Vở bài tập toán 9 tập 2

a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2 cm.

b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn (O) ở câu a).

c) Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn (O ; r).

Phương pháp giải:

+ Xác định tâm và bán kính của đường tròn sau đó vẽ đường tròn

+ Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

a)  Lấy điểm O làm tâm, vẽ đường tròn có tâm O và bán kính R=2cm.

b) Kẻ hai đường kính AC và BD vuông góc với nhau. Nối AB,BC,CD,DA ta được hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn (O).

c) Kẻ OHABOH là bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD.

Xét ΔAOB là tam giác vuông cân tại O và OHAB nên OH là vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến của ΔAOB.

Suy ra OH=HA=HB(1). Do đó,  OA2=OH2+AH2, hay OA2=2.r2.

Mà OA=2r=2.

Vẽ đường tròn (O;r) là đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD vì tiếp xúc với bốn cạnh của hình vuông.

Bài 39 trang 114 Vở bài tập toán 9 tập 2

a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh a=3cm

b) Vẽ tiếp đường tròn (O;R) ngoại tiếp tam giác đều ABC. Tính R

c) Vẽ tiếp đường tròn (O;r) nội tiếp tam giác đều ABC. Tính r

d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O;R).

Phương pháp giải:

Sử dụng: Tâm tam giác đều vừa là tâm đường tròn ngoại tiếp và vừa là tâm đường tròn nội tiếp.

Tính bán kính dựa vào định lý Pytago và tính chất trọng tâm tam giác.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

a) Vẽ tam giác đều ABC,  cạnh a=3cm bằng thước và compa.

b) Vẽ đường tròn (O;R) ngoại tiếp ΔABC :

-  Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực AA,BB,CC của tam giác đềuABC nên O là tâm của  đường tròn ngoại tiếp ΔABC.

- Vẽ đường tròn tâm (O;R) tâm O   bán kính R=OA,  ta được đường tròn ngoại tiếp tam giác đều  ABC vì nó đi qua ba đỉnh của tam giác đều ABC.  

Ta có AA là đường cao của tam giác đều ABC cạnh a ,

AA=a32;R=OA=23AA=a3.

Vậy bán kính  của đường tròn ngoại tiếp R=a3.

c) Vẽ đường tròn (O;r) nội tiếp:

Tại  tâm O vẽ  bán kính r=OA . Ta được đường tròn nội tiếp tam giác ABC vì (O;r) tiếp xúc với AB;BC;AC theo thứ tự tại C,A,B.

Mà OA=13.AA=a23cm

Vậy r=a23.

d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O;R) :

Vẽ ba tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại A,B,C. Giao điểm của chúng là I;J;K.Ta được tam giác đều IJKngoại tiếp đường tròn (O;R)IJK là tam giác đều  có các góc bằng  60.

Bài 40 trang 115 Vở bài tập toán 9 tập 2

Trên đường tròn bán kính R lần lượt đặt theo cùng một chiều, kể từ điểm A, ba cung AB,BC,CD sao cho sđAB=60o, sđBC=90o, sđCD=120o.

a) Tứ giác ABCD là hình gì ?

d) Chứng minh rằng hai đường chéo của tứ giác ABCD vuông góc với nhau.

c) Tính độ dài các cạnh của tứ giác ABCD theo R.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng số đo cả đường tròn bằng 360 để tính số đo cung AD.

Sử dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác có hai cạnh đáy song song và hai cạnh bên (hoặc hai góc ở đáy) bằng nhau.

b) Sử dụng: Số đo góc có đỉnh bên trong đường tròn bẳng nửa tổng số đo hai cung bị chắn

c) Sử dụng định lý Pytago và tính chất tam giác đều.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

a) Xét cung DA , ta có : 

DA= 360 (sđ AB+ sđBC+ sđCD=360270=90.

Vậy sđDA=90 ta có : sđBC = sđDA

 ACD^=BAC^=12 sđAD. Do đó, ta có AB//DC và BC=AD BC=DA.

Vậy tứ giácABCD là hình thang cân.

b) Gọi E là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Góc  AEB có đỉnh  nằm bên trong đường tròn nên ta có:

AEB^=12 (sđ AB + sđ CD). Từ giả thiết ta có sđCD=120; sđAB =60

Vậy  AEB^=90ACBD.

c) Ta có AOB^= sđAB =60 là góc ở tâm và  OA=OB=AB

ΔAOB là tam giác đều.

Vậy  AB=R.

Ta có AOD^= sđ AD =90và OA=OD=RΔAOD là tam giác vuông cân.

AD2=OA2+OD2=2R2. Vậy AD=R2 và BC=AD=R2, vì ABCD là hình thang cân.

Kẻ OHCD tại H

VBT Toán lớp 9 Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

Vì sđCD =120 COD^=1200.

Lại có ΔDOC cân tại O có OH là đường cao nên OH cũng là đường phân giác

HOC^=DOC^:2=1200:2=600.

Xét ΔOCH vuông tại H ta có:

HC=OC.sinCOH^=R32.

Mà H là trung điểm của CD (định lý đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây ấy).

CD=2.CH=R3.

Vậy AB=R;DC=R3;BC=AD=R2 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá