VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9

641

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc trang 105,106,107,108 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc

Phần câu hỏi bài 6 trang 105 Vở bài tập toán 9 tập 2

Câu 14

Hãy điền những từ còn thiếu vào các chỗ trống (…) trong các trường hợp sau:

a) Với đoạn thẳng AB và góc α(0o<α<180o) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là……

b) Khi α=90o thì hai cung……đường kính AB. Như vậy, ta có: Quỹ tích các điểm ……cho trước dưới một góc vuông là…..

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về cung chứa góc :

+ Với đoạn thẳng AB và góc α (0<α<180) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Chú ý : Hai cung chứa góc α nói trên là hai cung tròn đối xứng nhau qua AB. Hai điểm A,B được coi là thuộc quỹ tích.

Đặc biệt : Quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

Trả lời:

a) Với đoạn thẳng AB và góc α (0<α<180) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

b) Khi α=90 thì hai cung là hai nửa đường tròn đối xứng nhau qua đường kính AB.

Như vậy, ta có: Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

Câu 15

Cho tam giác ABC có A^=60o và cạnh BC cố định. Khi điểm A thay đổi thì quỹ tích các điểm A là:

(A) Đường tròn

(B) Một cung

(C) Hai cung

(D) Kết quả khác

Phương pháp giải:

Với đoạn thẳng AB và góc α (0<α<180) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Trả lời:

Vì BAC^=60 và BC cố định nên quỹ tích điểm A là hai cung chứa góc 60 dựng trên đoạn BC .

Chọn đáp án C.

Bài 29 trang 105 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh BC cố định. Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác trong. Tìm quỹ tích điểm I khi A thay đổi.

Phương pháp giải:

Ta chứng minh hai phần:

+ Phần thuận: Tính góc BIC^ rồi kết luận theo quỹ tích cung chứa góc dựng trên đoạn BC.

+ Phần đảo: Lấy I’ thuộc cung chứa góc vừa xác định xong, ta chứng minh I’ là giao của ba đường phân giác góc trong của tam giác ABC. (Với A được dựng sao cho IBA^=IBC^)

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

a) Phần thuận:

Điểm A luôn nhìn đoạn thẳng AB dưới một góc 90 nên quỹ tích điểm A là đường tròn đường kính BC.

Vì BIC^=I1^+I2^                       (1)

ΔAIB và ΔAIC lần lượt có góc I1 và I2 là các góc ngoài, nên ta có :

I1^=B1^+A1^   (2) và I2^=A2^+C1^        (3)

Cộng (2) với (3) và từ (1), ta được BIC^=A1^+B1^+A2^+C1^  mà B1^+C1^=902 vì theo giả thiết AI;BI và CI là các đường phân giác của góc các góc A,B,C.

Do đó, BIC^=A^+45=90+45=135BIC^ luôn không đổi.

Khi điểm A thay đổi trên đường tròn đường kính BC thì điểm I thay đổi và luôn nhìn đoạn thẳng BC dưới một góc 135.

Vậy điểm I thuộc hai cung tròn chứa góc 135 và dựng cố định trên đoạn BC.

b) Phần đảo:

Lấy I’ bất kì trên cung BmC (hoặc cung BmC), ta chứng minh I’ là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác ABC vuông tại A.

Nối BI;CI. Để xác định điểm A ta dựng góc IBx bằng góc IBC. Đường thẳng Bx cắt đường tròn đường kính BC chính là điểm A. Nối A với C và I ta được tam giác ABC vuông, A^=90 vì góc nội tiếp chắn nửa đường tròn

Vì I nằm trên cung BmC nên BIC^=135IBC^+ICB^=45.(4)

Mặt khác B^+C^=90  (5) 

             B^=IBC^+IBA^

             C^=ICB^+IOA^ nên từ (5) ta có :

IBA^+IBC^+ICB^+ICA^=90.

Từ (4) IBA^+ICA^=45(6)

Từ (4) và (6) ta có IBC^+ICB^=IBA^+ICA^.

Mà IBA^=IBC^ theo cách dựng,  nên ta có  ICB^=ICA^IC là đường phân giác  của góc C, hay I là  giao điểm các đường phân giác trong của tam giác ABC.

c) Kết luận: Quỹ tích các điểm I là giao điểm của ba đường phân giác trong thỏa mãn BIC^=135 là điểm thuộc hai cung tròn chứa góc 135 dựng trên đoạn BC.

Bài 30 trang 107 Vở bài tập toán 9 tập 2

Dựng một cung chứa góc 55 trên đoạn thẳng AB=3cm.

Phương pháp giải:

Thực hiện quy trình dựng sau đây :

1. Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB ;

2. Vẽ tia Ax tạo với AB một góc α ;

3. Vẽ đường thẳng Ay vuông  góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

4. Vẽ cung AmB , tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax. Cung AmB được vẽ  như trên là một cung chứa góc α.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

-Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.

- Vẽ tia Ax tạo với AB góc α=55

- Vẽ đường thẳng Ay , vuông góc với Ax.

- Gọi O là giao điểm của Ay và đường thẳng d

- Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax. Khi đó, cung AmB là cung chứa góc 55 cần dựng

Bài 31 trang 107 Vở bài tập toán 9 tập 2

Gọi cung chứa góc 55 ở bài 30 là AmB . Lấy điểm M1,M2 và cung AmB nằm cùng một phía đối với đường thẳng AB. Chứng minh rằng :

a)  AM1B^>55 ;

b) AM2B^<55.

Phương pháp giải:

 Sử dụng:

+ Số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn

+ Số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

a)

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

Gọi A,B lần lượt là giao của AM1;BM1 với đường tròn.

Góc AM1B là góc có đỉnh nằm trong đường tròn nên ta có :

AM1B^=12 (sđAB+ sđAB

Mà AAB^=12 sđAB=55 vì 12 (sđAB+ sđAB>12sđ AB nên AM1B^>55

b)

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

Góc AM2B là góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn nên ta có :

 AM2B^=12 (sđAB sđAB

Mà ABB^=12 sđAB=55 vì 12 (sđAB sđAB)<12AB nên AM2B^<55

Bài 32 trang 108 Vở bài tập toán 9 tập 2

Dựng tam giác ABC, biết BC=6cmA^=55 và đường cao AH=4cm.

Phương pháp giải:

Dựng cung chứa góc 40 trên cạnh BC.

Vẽ đường thẳng song song với BC và cách BC khoảng 4cm.

Từ đó xác định điểm A và tam giác ABC.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 7)

+ Kẻ đoạn thẳng BC=6cm;

+ Dựng cung chứa góc 40 trên đoạn BC;

- Vẽ đường trung trực d của đoạn BC

- Vẽ tia Bx tạo với BC góc 40

- Vẽ tia By vuông góc với tia Bx.

- Gọi O là giao điểm của By với d.

Vẽ cung BmC,  tâm O,  bán kính OB sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ BC không chứa Bx.

 Cung BmC chính là cung chứa góc 40 cần dựng.

+ Dựng đường thẳng Et song song với BC và cách BC một khoảng 4cm. Gọi giao điểm của đường thẳng Et  với cung BmC là A và A. Khi đó, tam giác ABC hoặc tam giác ABC là hai tam giác thỏa mãn yêu cầu đề bài

Bài 33 trang 108 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho đường tròn đường kính AB cố định, M là điểm chạy trên đường tròn (M khác cả A và B). Trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI=2.MB.

a) Chứng minh AIB^ không đổi.

b) Tìm tập hợp các điểm I nói trên. 

Phương pháp giải:

a) Sử dụng góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông và tỉ số lượng giác của góc nhọn

b) Chứng minh theo hai phần: Phần thuận và phần đảo.

Lập luận để có quỹ tích là cung chứa góc AIB dựng trên đoạn BC.

Chú ý đến giới hạn của quỹ tích.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 6. Cung chứa góc | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 8)

Nối IB 

a) Góc AMB là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn đường kính AB nên AMB^=90

ΔBMI là tam giác vuông.

Do đó, ta có : 

                       tanMIB^=MBMI=MB2MB=12 

Vậy AIB^=α không đổi. Bằng cách tra bảng số hoặc dùng máy tính bỏ túi, ta thấy  α2634.

b) Phần thuận:

Khi điểm M thay đổi trên đường tròn đường kính AB thì điểm I thay đổi và luôn nhìn cạnh AB dưới một góc MIB^ không đổi. Vậy điểm I thuộc hai cung chứa góc α sao cho tanα=12 dựng trên đoạn AB.

Nhưng tiếp tuyến PQ với đường tròn đường kính AB tại A là vị trí giới hạn của AM. Do đó,  điểm I thuộc hai cung PmB và QmB.

Hai điểm P,Q là các điểm giới hạn của quỹ tích, điểm B là điểm đặc biệt của quỹ tích

Phần đảo:

Lấy điểm I bất kỳ thuộc QmB (hoặc cung PmB

Nối AI cắt đường tròn đường kính AB  tại M. Ta chứng minh MI=2MB.

Xét ΔBMI vuông ở MtanBIM^=BMMI =tanα=12

MI=2BM.

Kết luận: Quỹ tích các điểm I là  cung PmB và cung QmB.

Đánh giá

0

0 đánh giá