Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc | Giải Toán lớp 9

552

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 84 SGK Toán 9 Tập 2: Cho đoạn thẳng CD.

a) Vẽ ba điểm N1;N2;N3 sao cho CN1D^=CN2D^=CN3D^=900

b) Chứng minh rằng các điểm N1;N2;N3 nằm trên đường tròn đường kính CD.Phương pháp giải:

a) Vẽ hình

b) Sử dụng: Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.

Lời giải:

a) Vẽ hình.

b) Gọi I là trung điểm cạnh CD.

Cách 1:

Vì tam giác CN1D vuông tại N1 nên IN1=IC=ID=CD2 ( đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)

Tương tự với hai tam giác vuông CN2D;CN3D ta có IN2=IN3=IC=ID=CD2

Vậy IN1=IN2=IN3=CD2  hay N1;N2;N3 thuộc đường tròn đường kính CD.

Cách 2: 

Vì CN1D^=900 nên là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn đường kính CD. Do đó, N1 nằm trên đường tròn đường kính CD.

Tương tự, N2,N3 nằm trên đường tròn đường kính CD.

Vậy N1;N2;N3 thuộc đường tròn đường kính CD.

Trả lời câu hỏi 2 trang 84 SGK Toán 9 Tập 2: Vẽ một góc trên bìa cứng (chẳng hạn, góc 750). Cắt ra, ta được một mẫu hình như phần gạch chéo ở hình 39. Đóng hai chiếc đinh A, B cách nhau 3cm trên một tấm gỗ phẳng.

Dịch chuyển tấm bìa trong khe hở sao cho hai cạnh của góc luôn dính sát vào hai chiếc đinh A, B. Đánh dấu các vị trí M1, M2, M3, …, M10 của đỉnh góc (AM1B^=AM2B^=...=AM10B^=750)

Qua thực hành, hãy dự đoán quỹ đạo chuyển động của điểm M.

Phương pháp giải:

Thực hành theo yêu cầu rồi rút ra nhận xét

Lời giải:

Qũy đạo chuyển động của điểm M là hai cung tròn đối xứng nhau qua dây AB.

Bài tập trang 86-87 SGK Toán 9
Bài 44 trang 86 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho tam giác ABC vuông ở A, có cạnh BC cố định. Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác trong. Tìm quỹ tích điểm I khi A thay đổi.

Phương pháp giải:

+ Tính góc BIC^ rồi kết luận theo quỹ tích cung chứa góc dựng trên đoạn BC.

+ Sử dụng: Với đoạn thẳng BC và góc α(00<α<1800) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn CMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn CB.

Lời giải:

                              

* Dự đoán : Quỹ tích điểm I là cung chứa góc 135º dựng trên đoạn BC.

* Chứng minh :

Phần thuận : 

Điểm A luôn nhìn đoạn thẳng AB dưới một góc 90 nên quỹ tích điểm A là đường tròn đường kính BC.

Xét tam giác ABC vuông tại A nên ACB^+ABC^=90, lại có BI là phân giác góc B và CI là phân giác góc C nên

ICB^=12ACB^;IBC^=12ABC^ICB^+IBC^=12(ACB^+ABC^)=12.90=45

Xét tam giác IBC có BIC^+IBC^+ICB^=180BIC^=18045=135

Nên số đo góc BIC luôn không đổi.

Vậy khi điểm A thay đổi trên đường tròn đường kính BC thì điểm I thay đổi và luôn nhìn đoạn thẳng BC dưới một góc 135.

Vậy điểm I thuộc hai cung chứa góc 135 dựng trên đoạn BC.

Phần đảo: 

Chứng minh mọi điểm I thuộc cung chứa góc 135º dựng trên đoạn BC, đều có tam giác ABC thỏa mãn điều kiện. 

+ Lấy I trên cung chứa góc 135º dựng trên đoạn BC

+ Kẻ tia Bx sao cho BI là phân giác của góc CBx

+ Kẻ tia Cy sao cho CI là phân giác của góc BCy

+ Bx cắt Cy tại A.

Khi đó I là giao điểm của hai đường phân giác trong tam giác ABC

Ta có: 

BAC^=1800(B^+C^)=18002(IBC^+ICB^)=18002(1800BIC^)=18003600+2.1350=900

Vậy ΔABC vuông tại A thỏa mãn đề bài. 

Kết luận: Quĩ tích các điểm I là hai cung chứa góc 135 dựng trên đoạn BC.

Bài 45 trang 86 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho các hình thoi ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo của các hình thoi đó.

Phương pháp giải:

Với đoạn thẳng AB và góc α(00<α<1800) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Lời giải:

                    

Dự đoán: Quỹ tích cần tìm là nửa đường tròn đường kính AB.

Chứng minh: 

Phần thuận:

Vì ABCD là hình thoi nên ACBD tại O. (Tính chất)

Vậy điểm O nhìn AB cố định dưới góc 900.

 Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB.

Phần đảo: 

Chứng minh với mọi điểm O thuộc nửa đường tròn đường kính AB ta đều có hình thoi ABCD thỏa mãn đề bài.

+ Lấy điểm O thuộc nửa đường tròn đường kính AB

+ Lấy C đối xứng với A qua O

+ Lấy D đối xứng với B qua O.

Tứ giác ABCD có AC cắt BD tại O là trung điểm mỗi đường

⇒ ABCD là hình bình hành (Dấu hiệu nhận biết)

Mà O thuộc nửa đường tròn đường kính AB 

AOB^=900

⇒ AC ⊥ DB

⇒ Hình bình hành ABCD là hình thoi (Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc)

Kết luận: Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB (khác A và B)

Bài 46 trang 86 sgk Toán lớp 9 tập 2: Dựng một cung chứa góc 550 trên đoạn thẳng AB=3cm.

Phương pháp giải:

Với đoạn thẳng AB và góc α(00<α<1800) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Cách vẽ cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

+ Vẽ tia Ax tạo với AB một góc α

+ Vẽ đường thẳng AyAx.

+ Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB. Gọi O là giao của Ay với d.

+ Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.

Cung AmB là một cung chứa góc α.

Lời giải:

                                   

Cách dựng:

- Dựng đoạn thẳng AB=3cm (dùng thước đo chia khoảng mm).

- Dựng góc xAB^=550 (dùng thước đo góc và thước thẳng).

- Dựng tia Ay vuông góc với Ax (dùng êke).

- Dựng đường trung trực d của đoạn thẳng AB (dùng thước có chia khoảng và êke). Gọi O là giao điểm của d và Ay.

- Dựng đường tròn tâm O, bán kính OA (dùng compa).

Ta có: AmB là cung chứa góc 550 dựng trên đoạn thẳng AB=3cm (một cung).

Chứng minh:

+ O thuộc đường trung trực của AB

⇒ OA = OB

⇒ B thuộc đường tròn (O; OA).

Ax ⊥ AO ⇒ Ax là tiếp tuyến của (O; OA).

⇒ Góc BAx là góc tạo bởi tiếp tuyến Ax và dây AB

Lấy M ∈ cung AmB thì góc AMB là góc nội tiếp chắn cung nhỏ AB 

BAx^=AMB^(Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung)

AMB^=550

⇒ AmB là cung chứa góc 55º dựng trên đoạn AB = 3cm.

Kết luận: Bài toán có một nghiệm hình. 

Bài 47 trang 86 sgk Toán lớp 9 tập 2: Gọi cung chứa góc 550 ở bài tập 46 là AmB. Lấy điểm M1 nằm bên trong và điểm M2 nằm bên ngoài đường tròn chứa cung này sao cho M1,M2 và cung AmB nằm cùng về một phía đối với đường thẳng AB. Chứng minh rằng:

a) AM1B^>550;

b) AM2B^<550.

Phương pháp giải: 

Sử dụng:

+ Số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn

+ Số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn 

Lời giải:

a) M1 là điểm bất kì nằm trong cung chứa góc 550 (hình vẽ).

                                      

Gọi A,B theo thứ tự là giao điểm của M1A,  M1B với cung tròn.

Ta có AAB^=12 sđ AB=55 (góc nội tiếp chắn cung AB và cung AmB là cung chứa góc 55)

Vì AM1B^ là góc có đỉnh nằm trong đường tròn chắn cung AB và AB nên:  

AM1B^ =sđAB+sđAB2>12sđAB=550.

Vậy AM1B^>550 

b)  M2 là điểm bất kì nằm ngoài đường tròn (hình vẽ ) 

 

                                   

Ta có M2A,M2B lần lượt cắt đường tròn tại A,B.

AAB^=12 sđ AB=55 (góc nội tiếp chắn cung AB và cung AmB là cung chứa góc 55)

Vì góc AM2B^ là góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn chắn cung AB và AB nên:

AM2B^=sđABsđAB2<12sđAB=550.
Vậy  AM2B^<550.

Bài 48 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho hai điểm A,B cố định. Từ A vẽ các tiếp tuyến với đường tròn tâm B bán kính không lớn hơn AB. Tìm quỹ tích các tiếp điểm.

Phương pháp giải:

Với đoạn thẳng AB và góc α(00<α<1800) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Lời giải:

 

                        

Dự đoán: Quỹ tích là đường tròn đường kính AB.

+ Phần thuận:

Tiếp tuyến TA vuông góc với bán kính BT tại tiếp điểm T.

Suy ra ATB^=900

Do AB cố định nên quỹ tích của T là đường tròn đường kính AB.

+ Phần đảo:

Lấy T thuộc đường tròn đường kính AB

ATB^=900 ( Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

⇒ AT ⊥ TB và BT < AB

⇒ AT tiếp xúc với đường tròn tâm B, bán kính BT < BA.

Kết luận: Quỹ tích các tiếp điểm là đường tròn đường kính AB. 

Bài 49 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2: Dựng tam giác ABC, biết BC=6cm,  A^=400 và đường cao AH=4cm.

Phương pháp giải:

Dựng cung chứa góc 40 trên cạnh BC.

Vẽ đường thẳng song song với BC và cách BC khoảng 4cm.

Từ đó xác định điểm A và tam giác ABC. 

Lời giải:

                                 

Cách dựng:

+ Kẻ đoạn thẳng AB=6cm

+ Dựng cung chứa góc 40 trên đoạn BC.

- Vẽ đường trung trực d của đoạn BC

- Vẽ tia Bx tạo với BC góc 40

- Vẽ tia ByBx, tia By cắt đường thẳng d tại O. Vẽ cung BmC tâm O bán kính OB sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ BC không chứa Bx. Cung BmC chính là cung chứa góc 40 cần dựng. 

+ Vẽ đường thẳng t song song với BC và cách BC một khoảng 4cm. Gọi giao điểm của đường thẳng t  với cung BmC là A và A.

Khi đó có hai tam giác thỏa mãn đề bài là ABC hoặc tam giác ABC. 

Chứng minh:

+ Theo cách dựng có BC = 6cm.

+ A ∈ cung chứa góc 40º dựng trên đoạn BC

BAC^=400

+ A ∈ t song song với BC và cách BC 4cm nên chiều cao của tam giác ABC là 4cm.

Vậy ΔABC thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Biện luận:

Vì t cắt cung  BmC tại 2 điểm nên bài toán có 2 nghiệm hình

Bài 50 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho đường tròn đường kính AB cố định. M là một điểm chạy trên đường tròn. Trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI=2MB.

a) Chứng minh AIB^ không đổi.

b) Tìm tập hợp các điểm I nói trên.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông và tỉ số lượng giác của góc nhọn

b) Chứng minh theo hai phần: Phần thuận và phần đảo.

Lập luận để có quỹ tích là cung chứa góc AIB dựng trên đoạn BC.

Chú ý đến giới hạn của quỹ tích. 

Lời giải:

a) Gọi O là trung điểm AB. Xét đường tròn tâm O có AMB^  là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên AMB^=90  hay AMMB

Xét tam giác vuông MBI có MI=2MBtanMIB^=MBMI=MB2MB=12

AIB^=α=26034 không đổi 

b) Phần thuận:

Khi điểm M thay đổi trên đường tròn đường kính AB thì điểm I thay đổi và luôn nhìn cạnh AB dưới một góc AIB^=α=26034 không đổi 

Vậy điểm I thuộc hai cung chứa góc α=26034 dựng trên đoạn AB.

Nhưng tiếp tuyến PQ với đường tròn đường kính AB tại A là vị trí giới hạn của AM. Do đó điểm I thuộc hai cung PmB,QmB.

Hai điểm P, Q là các điểm giới hạn của quỹ tích, điểm B là điểm đặc biệt của quỹ tích

Phần đảo:

Lấy điểm I bất kỳ thuộc cung QmB (hoặc cung PmB). Nối AI cắt đường tròn tâm O tại M. Ta chứng minh MI=2MB.

Xét (O) có AMB^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên AMB^=90AMBMBMI^=90

Xét tam giác BMI vuông ở M có BIM^=α (do I bất kỳ thuộc cung QmB là cung chứa góc α dựng trên đoạn AB) nên tanBIM^=tanα=12 mà tanBIM^=BMMIBMMI=12MI=2BM

Kết luận: Quỹ tích các điểm I là hai cung PmB,QmB

Bài 51 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho I,O lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC với A^=600. Gọi H là giao điểm của các đường cao BB  CC.

Chứng minh các điểm B,C,O,H,I cùng thuộc một đường tròn.

Phương pháp giải:

Với đoạn thẳng AB và góc α(00<α<1800) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Nên ta chỉ ra BOC^=BHC^=BIC^

Lời giải:

                                

+) Ta có: BOC^=2BAC^=2.600=1200  (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn một cung BC).                (1)

+) Lại có  BHC^=BHC^ (hai góc đối đỉnh)

Xét tứ giác AB'HC' có: BHC^+HCA^+HBA^+A^=3600 (tổng các góc của tứ giác bằng 3600) nên BHC^=360HCA^HBA^A^ =360909060=120

BHC^=1200.           (2)  

+) Vì I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC nên BI; CI lần lượt là tia phân giác góc B, góc C.

Xét tam giác ABC có B^+C^+A^=180 (Định lí tổng 3 góc trong một tam giác) B^+C^=18060=120

Xét tam giác BIC có BIC^+IBC^+ICB^=1800 (Định lí tổng 3 góc trong một tam giác) 

BIC^=180IBC^ICB^=180B^2C^2=180B^+C^2=18060=120

Do đó BIC^=1200.  (3)

Từ (1), (2), (3) ta thấy các điểm O,H,I cùng nằm trên các cung chứa góc 1200 dựng trên đoạn thẳng BC. hay 5 điểm B,C,O,H,I cùng thuộc một đường tròn. 

Bài 52 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2: "Góc sút" của quả phạt đền 11 mét là bao nhiêu độ? Biết rằng chiều rộng cầu môn là 7,32m. Hãy chỉ ra hai vị trí khác trên sân có cùng "góc sút" như quả phạt đền 11m.

Phương pháp giải:

Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Lời giải:

                                              

Gọi vị trí đặt bóng để sút phạt đền là M, và bề ngang cầu môn là PQ thì M nằm trên đường trung trực của PQ.

Gọi H là trung điểm PQ, thì PH=PQ2=7,322=3,66

PMH^=α. 

Do M nằm trên đường trung trực của PQ nên MH  PQ.

Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác vuông MPH, ta có:

tanα=3,66110,333α=18036.

Vậy góc sút phạt đền là 2α=2.1803637012

Vẽ cung chứa góc 37012 dựng trên đoạn thẳng PQ. Bất cứ điểm nào trên cung vừa vẽ cũng có “góc sút” như quả phạt đền 11m.

Lý thuyết Bài 6: Cung chứa góc

1. Các kiến thức cần nhớ 

a. Quỹ tích cung chứa góc

Với đoạn thẳng AB và góc α (0<α<180) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn AMB^=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Chú ý : Hai cung chứa góc α nói trên là hai cung tròn đối xứng nhau qua AB. Hai điểm A,B được coi là thuộc quỹ tích.

Đặc biệt : Quỹ tích các điểm  nhìn đoạn thẳng  cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính .

b. Cách vẽ cung chứa góc

Bài toán:Cho đoạn thẳng AB và góc α(00<α<1800). Tìm tập hợp các điểm M thoả mãn AMB^=α .

- Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB ;

- Vẽ tia Ax tạo với AB một góc α;

- Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

- Vẽ cung AmB , tâm O , bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax. Cung AmB được vẽ như trên là một cung chứa góc α.

c. Cách giải bài toán quỹ tích

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất T là một hình H nào đó, ta phải chúng minh hai phần :

Phần thuận : Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình H.

Phần đảo : Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T.

Từ đó đi đến kết luận quỹ tích các điểm M có tính chất T là hình H.

(Thông thường với bài toán: “Tìm quỹ tích …” ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh)

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1 : Quỹ tích là cung chứa góc α .

Phương pháp :

- Tìm đoạn cố định trong hình vẽ.

- Nối điểm phải tìm với hai đầu đoạn thẳng cố định đó, xác định góc α không đổi.

- Khẳng định điểm phải tìm quỹ tích thuộc cung chứa góc αdựng trên đoạn cố định.

Dạng 2 : Chứng minh nhiều điểm thuộc đường tròn

Phương pháp :

Chứng minh nhiều điểm cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ làABvà cùng nhìn đoạn cố định AB dưới một góc không đổi.

Dạng 3 : Dựng cung chứa góc

Phương pháp :

Thực hiện quy trình dựng sau đây :

+ Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB;

+ Vẽ tia Ax tạo với AB một góc α;

+ Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

+ Vẽ cung AmB , tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax. Cung AmB được vẽ  như trên là một cung chứa góc α.

Đánh giá

0

0 đánh giá