Toán 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn| Giải Toán lớp 9

700

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 81 Toán 9 Tập 2: Hãy chứng minh định lý trên.

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+ Số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn

+ Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

Lời giải:

Xét đường tròn (O) có 

BDC^=12BnC (góc nội tiếp chắn cung BnC

DBA^=12DmA (góc nội tiếp chắn cung DmA)

Mà BEC^=BDC^+DBA^ (góc ngoài của tam giác BDE) 

Do đó

Trả lời câu hỏi 2 trang 82 Toán 9 Tập 2: Chứng minh định lý:

"Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn."

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+ Số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn

+ Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

Lời giải:

Xét đường tròn (O)

Trường hợp 1: 

 

Ta có: BAC^ là góc ngoài của tam giác AEC.

Trường hợp 2: 

Ta có: BAC^ là góc ngoài của tam giác AEC

Trường hợp 3: 

Ta có: CAx^ là góc ngoài của tam giác AEC

Bài tập trang 82 - 83 SGK Toán 9
Bài 36 trang 82 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho đường tròn (O) và hai dây AB, AC. Gọi M,N lần lượt là điểm chính giữa của cung AB và cung AC. Đường thẳng MN cắt dây AB tại E và cắt dây AC tại H. Chứng minh rằng tam giác AEH là tam giác cân.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng: "Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn."

Lời giải:

                                

Xét đường tròn (O):

Vì  AHM^ là góc có đỉnh bên trong đường tròn chắn các cung AM và cung NC nên AHM^sđAM+sđNC2(1)   

Vì  AEN^ là góc có đỉnh bên trong đường tròn chắn các cung AN và cung MB nên AEN^sđMB+sđAN2(2)       

Ta có:

AM=MB(3) (M là điểm chính giữa cung AB).

NC=AN(4)  N là điểm chính giữa cung AC).

Từ (1),(2), (3), (4), suy ra AHM^=AEN^. Do đó AEH cân tại A

Bài 37 trang 82 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho đường tròn (O) và hai dây AB, AC bằng nhau. Trên cung nhỏ AC lấy một điểm M. Gọi S là giao điểm của AM  BC. Chứng minh: ASC^=MCA^.

Phương pháp giải:

+) Góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

Lời giải:

                            

Xét đường tròn (O), ta có:

ASC^ là góc có đỉnh ở ngoài đường tròn chắn cung MC và AB.

ASC^=sđABsđMC2 (1)

và MCA^ sđAM2   (2) (góc nội tiếp chắn cung AM)

Theo giả thiết thì: AB=AC=>AB=AC  (hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau).  

sđABsđMC=sđACsđMC=sđAM  (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra: ASC^=MCA^. (đpcm)

Bài 38 trang 82 sgk Toán lớp 9 tập 2: Trên một đường tròn, lấy liên tiếp ba cung AC,CD,DB sao cho

sđAC=sđCD=sđDB=600. Hai đường thẳng AC và BD cắt nhau tại E. Hai tiếp tuyến của đường tròn tại B và C cắt nhau tại T. Chứng minh rằng:

a) AEB^=BTC^;

b) CD là phân giác của BCT^.

Phương pháp giải:

+) Góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

+) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

+) Số đo góc nội tếp bằng nửa số đo cung bị chắn

Lời giải:

 

a) Xét đường tròn (O) có sđAC=sđCD=sđDB=600 nên sđAB=sđAC+sđCD+sđDB=600+600+600=1800.

Ta có AEB^ là góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn chắn cung CD và AB nên:

AEB^=sđABsđCD2=18006002=600.  

và BTC^  cũng là góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn chắn cung BC lớn và BC nhỏ (hai cạnh đều là tiếp tuyến của đường tròn) nên:

BTC^=sđBACsđBDC2=(1800+600)(600+600)2=600.  

 Vậy AEB^=BTC^=600. 

b) Xét đường tròn (O) có:

DCT^ là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung chắn cung CD nên:

 DCT^=sđCD2=6002=300.

DCB^ là góc nội tiếp chắn cung BD nên: DCB^=sđDB2=6002=300.

Vậy  DCT^=DCB^=300 =12BCT^hay  CD là phân giác của BCT^.

Bài 39 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho AB  CD là hai đường kính vuông góc của đường tròn (O). Trên cung nhỏ BD lấy một điểm M. Tiếp tuyến tại M cắt tia AB  E, đoạn thẳng CM cắt AB  S. Chứng minh ES=EM.

Phương pháp giải:

+) Góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

+) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

Lời giải:

                         

Xét đường tròn (O) có hai đường kính ABCD nên AOC^=BOC^=900 nên CA=CB.(1)

+) Ta có MSE^ là góc có đỉnh nằm trong đường tròn chắn cung AC và cung BM.

MSE^=sđCA+sđBM2   (2)

+) CME^ là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung CM

CME^=sđCM2=sđCB+sđBM2 (3)

Từ (1), (2), (3) ta có: MSE^=CME^ nên ESM  cân tại E và ES=EM (đpcm).

Bài 40 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2: Qua điểm S nằm bên ngoài đường tròn (O), vẽ tiếp tuyến SA và cát tuyến SBC của đường tròn. Tia phân giác của BAC^ cắt dây BC tại D. Chứng minh SA=SD.
Phương pháp giải:

+) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

+) Số đo của góc tạo bởi tiếp tuyến của dây cung bằng nửa số đo cung bị chắn. 

+) 2 góc nội tiếp bằng nhau chắn 2 cung bằng nhau.

Lời giải:

                 

Gọi E là giao điểm thứ hai của AD với đường tròn (O).

Xét đường tròn (O) ta có: 

 +) ADS^ là góc có đỉnh nằm trong đường tròn chắn cung AB và CE.

ADS^=sđAB+sđCE2.  (1)

+) SAD^ là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung AE.

SAD^=12sđAE.  (2)

+) Có: BAE^=EAC^ (do AE là phân giác góc BAC)

 BE=EC (hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau).

sđAB+sđBE=sđAB+sđECsđAE (3)

Từ (1) và (3) ADS^=sđAE2 (4)

Từ (2) và (4) ADS^=SAD^ tam giác SDA cân tại S hay SA=SD

Bài 41 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2: Qua điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O) vẽ hai cát tuyến ABC  AMN sao cho hai đường thẳng BN  CM cắt nhau tại một điểm S nằm bên trong đường tròn.

Chứng minh:  A^+BSM^=2CMN^.

Phương pháp giải:

+) Góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

+) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

+) Số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn.

Lời giải:

                         

Xét đường tròn (O) có:

+) A^ là góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn (O) chắn cung CN và BM A^=sđCNsđBM2  (1)

+) BSM^ là góc có đỉnh nằm trong đường tròn (O) chắn cung CN và BM BSM^=sđCN+sđBM2   (2)

Cộng (1) và (2) theo vế với vế:

A^+BSM^=2sđCN+(sđBMsđBM)2=sđCN         (3)

Mà CMN^ là góc nội tiếp chắn cung CN CMN^=sđCN2           

 2CMN^=sđCN.  (4) 

Từ (3) và (4) ta được:  A^+BSM^=2CMN^ (đpcm).

Bài 42 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn. P,Q,R theo thứ tự là các điểm chính giữa các cung bị chắn BC,CA,AB bởi các góc A,B,C.

a) Chứng minh APQR.

b) AP cắt CR tại I. Chứng minh tam giác CPI là tam giác cân.

Phương pháp giải:

+) Góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

+) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

Lời giải:

                        

a) Gọi giao điểm của AP và QR là K

Vì P,Q,R theo thứ tự là các điểm chính giữa các cung bị chắn BC,CA,AB bởi các góc A,B,C nên sđAR=sđRB=12sđAB , sđAQ=sđQC=12sđACsđPC=sđPB=12sđBC.  

Suy ra sđAR+sđQC+sđCP=12sđAB+12sđAC+12sđBC=12(sđAB+sđAC+sđCB)=12.3600=1800

Xét đường tròn (O) ta có:

 +) AKR^ là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn chắn cung AR và QP nên:  AKR^=sđAR+sđQP2=sđAR+sđQC+sđCP2=12.1800=900.

Vậy AKR^=900 hay APQR

b) Xét đường tròn (O) ta có:

+) CIP^  là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn chắn cung AR  và CP nên: CIP^=sđAR+sđCP2    (1)

+) PCI^ góc nội tiếp chắn cung PRnên PCI^=sđRB+sđBP2    (2) 

Theo giả thiết thì AR=RB  (3)

và  CP=BP        (4) 

Từ (1), (2), (3), (4) suy ra: CIP^=PCI^. Do đó CPI cân.

Bài 43 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho đường tròn (O) và hai dây cung song song AB,CD (A  C nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ BD); AD cắt BC tại I. Chứng minh AOC^=AIC^.
Phương pháp giải:

+) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

+) Hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau

Lời giải:

                                          

Vì AB//CD nênAC=BD ( 2 cung chắn giữa 2 dây song song thì bằng nhau) (1)

Ta có: AIC^ là góc có đỉnh ở trong đường tròn chắn cung AC và cung BD AIC^=sđAC+sđBD2                      

Theo (1) suy ra AIC^=sđAC+sđAC2=2.sđAC2=sđAC (3)

Mà AOC^=sđAC (góc ở tâm chắn cung AC)  (4)

Từ (3), (4), ta có AOC^=AIC^ (đpcm).  

Lý thuyết Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn

1. Các kiến thức cần nhớ

a. Góc có đỉnh bên trong đường tròn

Định nghĩa: Trong hình 1 , góc BIC nằm trong đường tròn (O) được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.

Định lý: Số đo của góc đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

Ví dụ: Trong hình 1BIC^=12 (sđBC+sđAD).

b. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn

Định nghĩa: Góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn và các cạnh đều có điểm chung  với đường tròn (hình 2,3,4 )  là góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.

Định lý: Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

Ví dụ: Trong hình 2 , BID^=12 (sđBDsđAC)

Trong hình 3 , BIC^=12 (sđBCsđAC)

Trong hình 4 , AIC^=12 (sđAmCsđAnC)

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Chứng minh hai góc hoặc hai đoạn thẳng bằng nhau. Tính góc và độ dài đoạn thẳng

Phương pháp:

+ Ta thường sử dụng các kiến thức về số đo của góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn, góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung để chứng minh các góc bằng nhau

+ Sử dụng định lý Pytago, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán.

Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, chứng minh các hệ thức.

Phương pháp:

+ Ta thường sử dụng các kiến thức về số đo của góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn, góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung để chứng minh các góc bằng nhau

+) Sử dụng quan hệ từ vuông góc đến song song.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá