VBT Toán lớp 9 Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung | Giải VBT Toán lớp 9

546

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung trang 97,98,99,100 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

 Phần câu hỏi bài 4 trang 97, 98 Vở bài tập toán 9 tập 2

Câu 9

Khoanh tròn vào chữ cái dưới hình chỉ góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung trong hình 22.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung : “Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh tại tiếp điểm, một cạnh là tia tiếp tuyến và cạnh kia chứa dây cung”.

Trả lời:

Theo định nghĩa ta thấy chỉ có hình c thỏa mãn.

Chọn C. 

Câu 10

Cho đường tròn (O ; R) và dây cung BC bằng R. Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B, C cắt nhau ở A. Số đo của góc BAC là: 

(A) 95o                                     (B) 100o

(C) 110o                                   (D) 120o

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. 

Phương pháp giải:

Chứng minh tam giác OBC đều

Sử dụng tổng bốn góc trong tứ giác bằng 360 để tính BAC^.

Trả lời:

 (ảnh 2)

Câu 11.

Cho đường tròn tâm O, đường kính AB, lấy điểm M khác A và B trên đường tròn. Gọi N là giao điểm của BM với tiếp tuyến A của đường tròn. Biết BOM^=120o . Số đo của góc NAM là:

(A) 20o                                     (B) 30o

(C) 45o                                     (D) 60o

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. 

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất tia tiếp tuyến, tính chất tam giác đều và tính chất hai góc kề bù.

Trả lời:

 (ảnh 3)

Ta có MOB^+MOA^=180 (hai góc kề bù)  nên MOA^=180120=60 

Xét tam giác OMA có OA=OM (= bán kính) lại có MOA^=60ΔOMA là tam giác đều nên MAO^=60

Lại có AN là tiếp tuyến của (O)ABNANAB^=90

Từ đó MAN^=NAB^MAO^=9060=30.

Chọn B.

Bài 17 trang 98 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho đường tròn tâm O, đường kính AB, lấy điểm P khác A và B trên đường tròn. Gọi T là giao điểm của AP với tiếp tuyến tại B của đường tròn . Chứng minh APO^=PBT^

Phương pháp giải:

Sử dụng hệ quả: Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

Và tính chất tam giác cân. 

Trả lời:

 (ảnh 4)

Xét ΔAOP, ta có OA=OP vì đều là bán kính 

Do đó, ΔAOP cân APO^=PAO^.(1)

Mặt khác,

PAB^=PBT^ cùng chắn cung BP.         (2) 

Từ (1) và (2) suy ra APO^=PBT^.

Bài 18 trang 98 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho hai đường tròn (O) và (O) cắt nhau tại A và B. Tiếp tuyến A của đường tròn (O) cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai P. Tia PB cắt đường tròn (O) tại Q. Chứng minh đường thẳng AQ song song với tiếp tuyến tại P của đường tròn (O).

Phương pháp giải:

Sử dụng : Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

Trả lời:

 (ảnh 5)

Đối với đường tròn (O) ta có

 PAB^=BPx^ vì PAB^ là góc nội tiếp chắn cung PB và BPx^ là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung BP  (1)

Đối với đường tròn (O), ta có:

AQB^=PAB^ vì AQB^ là góc nội tiếp chắn cung AB và PAB^ là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung AB  (2)

Vậy từ (1) và (2) BPx^=ABQ^ nên AQ//Px vì hai góc so le trong bằng nhau

Bài 19 trang 99 Vở bài tập toán 9 tập 2

Chứng minh định lí đảo của định lí về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. Cụ thể là:

Nếu góc BAx (với đỉnh A nằm trên đường tròn, một cạnh chứa dây cung AB), có số đo bằng nửa số đo cung AB căng dây đó và cung này nằm bên trong góc đó thì cạnh Ax là một tia tiếp tuyến của đường tròn. 

Phương pháp giải:

Ta chứng minh OAAx để chỉ ra Ax là tiếp tuyến của (O).

Trả lời:

Kẻ đường kính vuông góc với AB tại H  và cắt cung AB tại M  AM=BM vì đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua điểm chính giữa của cung đó. 

Ta có AOM^= sđ AM =12 sđAB   (1)

Theo giả thiết ta có

BAx^=12 sđAB          (2)

vì AM=MB và từ (1) và (2) AOM^=BAx^

Trong ΔAOH vuông tại H ta có:

 AOH^+HAO^=90 

Vậy BAx^+HAO^=90AxOA tại A.

Suy ra Ax là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 20 trang 99 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Một tiếp tuyến của đường tròn P cắt đường thẳng AB tại T (Điểm B nằm giữa O và T).

Chứng minh BTP^+2TPB^=90o 

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức:

+ Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.

+ Số đo của góc ở tâm bằng số đo của cung bị chắn

+ Trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90.

Trả lời:

 (ảnh 6)

Kẻ OPPT. Ta có

TPB^=12 sđBP vì số đo góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng 12 số đo cung bị chắn.

Do đó,  TPB^=12BOP^ vì BOP^ là góc ở tâm chắn cung BP.                    (1)

Trong tam giác vuông TOP vuông ở P ta có BTP^+BOP^=90

Từ (1) ta có : BTP^+2TPB^=90.

Bài 21 trang 100 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho A,B,C là ba điểm trên một đường tròn. At là tiếp tuyến của đường tròn tại A. Đường thẳng song song với At cắt AB tại M và cắt AC tại N. Chứng minh AB.AM=AC.AN

Phương pháp giải:

+ Sử dụng tính chất hai đường thẳng song song

+ Sử dụng hệ quả: Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

+ Chứng minh ΔABCΔANM để suy ra đẳng thức cần chứng minh.

Trả lời:

 (ảnh 7)

 (ảnh 8)

Vì At//MN nên BAt^=AMN^(1) (hai góc ở vị trí so le trong)

mà BAt^=ACB^ (2) vì cùng chắn AB 

Từ (1) và (2) suy ra AMN^=ACB^

Vậy ΔABCΔANM (vì A^ chung và AMN^=ACB^)

Do đó ABAN=ACAMAB.AM=AC.AN (đpcm)

Bài 22 trang 100 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho đường tròn (O) và điểm M nằm bên ngoài đường tròn đó. Qua điểm M kẻ tiếp tuyến MT và cắt MAB. Chứng minh MT2 = MA.MB.

Phương pháp giải:

+ Sử dụng hệ quả: Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

+ Chứng minh ΔMTAΔMBT để suy ra đẳng thức cần chứng minh.

Trả lời:

 (ảnh 9)

Xét ΔMTA và ΔMBT có MTA^=ABT^ (do MTA^ là góc tạo bởi tiếp tuyến MT và dây cung ATABT^ là góc nội tiếp chắn cung AT) và M^ chung Vậy ΔMTAΔMBT(gg)

Suy ra MTMB=MAMTMT2=MA.MB (đpcm)

Nhận xét: Đoạn thẳng MT được gọi là trung bình nhân của hai đoạn MA và MB.

Đánh giá

0

0 đánh giá