VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9

484

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp trang 94,95,96,97 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp

Phần câu hỏi bài 3 trang 94 Vở bài tập toán 9 tập 2

Câu 7.

Khoanh tròn vào chữ cái dưới hình chỉ góc nội tiếp ở hình 13:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa góc nội tiếp : “Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó”.

Trả lời:

Theo định nghĩa ta thấy chỉ có hình d thỏa mãn.

Chọn D.

Câu 8.

Trên đường tròn lần lượt đặt ba cung AB,BC,CA có số đo là x+75o, 2x+25o, 3x22o. Số đo của góc ACB là:

(A)59(B)60

(C)61(D)75

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. 

Phương pháp giải:

Sử dụng “ số đo của cả đường tròn là 360” để tìm x, từ đó tính số đo cung AB.

Sử dụng số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn để tính góc ACB.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

Ta có sđAB + sđAC + sđBC

=360

x+75 +2x+25 +3x22 =360

6x=282x=47.

Suy ra sđAB =x+75=47+75=122

Nhận thấy ACB^ là góc nội tiếp chắn cung AB nên ACB^=12AB

=12.122=61.

Chọn C

Bài 10 trang 94 Vở bài tập toán 9 tập 2

Xem hình 14 (hai đường tròn có tâm là B, C và điểm B nằm trên đường tròn tâm C).
VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

a) Biết MAN^=30o , tính PCQ^

b) Nếu PCQ^=136o thì MAN^ có số đo bằng bao nhiêu ?

Phương pháp giải:

Ta sử dụng các kiến thức sau:

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.

Trả lời:

a) Vì MAN^=30 và A nằm trên đường tròn tâm B nên góc ở tâm  MBN^=2.MAN^=60.

Và B nằm trên đường tròn tâm C nên góc ở tâm  PCQ^=2.MBN^=120

b) Nếu PCQ^=136 thì ta có :

 MBN^=12PCQ^=68 và MAN^=12MBN^=34.

Bài 11 trang 95 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và S là một điểm nằm bên ngoài đường tròn. SA và SB lần lượt cắt đường tròn tại M và N. Gọi H là giao điểm của BM và AN. Chứng minh rằng SH vuông góc với AB

Phương pháp giải:

Sử dụng góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông để chỉ ra các đường cao của tam giác SAB.

Sử dụng tính chất trực tâm để suy ra SHAB.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

Vì M,N nằm trên đường tròn tâm O nên AMB^=ANB^=90 ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra ANSB và BMSA.

Do đó, AN;BM là hai đường cao của ΔSAB và H là giao điểm của AN và BM.

Vậy SHAB vì H là trực tâm của tam giác ABC.

Bài 12 trang 95 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho hai đường tròn (O) và (O) cắt nhau tại A và B. Vẽ các đường kính AC và AD của hai đường tròn. Chứng minh rằng ba điểm C,B,D thẳng hàng.

Phương pháp giải:

Sử dụng góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

Từ đó chứng minh ABC^+ABD^=180

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

Nối AB,BC,BD. Xét các góc nội tiếp :

Với đường tròn (O) ta có ABC^=90.

Vì ABC^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn.

Với đường tròn (O) ta có ABD^=90.

Vì ABD^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn.

 ABC^+ABD^=180

Vậy ba điểm C,B,D thẳng hàng.

Bài 13 trang 95 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho hai đường tròn bằng nhau (O)  và (O') cắt nhau tại A và B. Vẽ đường thẳng qua A cắt (O) tại M và cắt (O') tại N (A nằm giữa M và N). Hỏi BMN là tam giác gì ? Tại sao ?

Phương pháp giải:

Sử dụng các góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau để chỉ ra các góc bằng nhau

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 8)

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 7)

 

 

Từ giả thiết ta có cung AB của (O) và (O) bằng nhau BMN^=ANB^ vì hai góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

Vậy  ΔMBN là tam giác cân tại B.

Bài 14 trang 96 Vở bài tập toán 9 tập 2

Trên đường tròn (O) đường kính AB, lấy điểm M (khác A và B). vẽ tiếp tuyến của (O) tại A. Đừờng thẳng BM cắt tiếp tuyến đó tại C. Chứng minh rằng ta luôn có MA2=MB.MC

Phương pháp giải:

+ Sử dụng góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

+ Chứng minh ΔMAB đồng dạng với ΔMCA từ đó suy ra tỉ lệ cạnh để có đẳng thức cần chứng minh.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 9)

Nối AM

Xét ΔAMB và ΔAMC.

Ta có M^=90 vì góc nội tiếp chắn nửa đường tròn

Và MAC^=MBA^ vì MBA^+MAB^=90 (vì tam giác MAB vuông tại M ) và MAB^+MAC^=90 (do BAC^=90)

Hai tam giác vuông có góc nhọn bằng nhau   ΔMAB  ΔMCA nên ta có :

MAMC=MBMAMA2=MB.MC

Bài 15 trang 96 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho đường tròn (O) và một điểm M cố định không nằm trên đường tròn. Qua M kẻ hai đường thẳng. Đường thẳng thứ nhất cắt (O) tại A và B. Đường thẳng thứ hai cắt (O) tại C và D. Chứng minh MA.MB=MC.MD

Phương pháp giải:

Sử dụng hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau

Chứng minh các tam giác đồng dạng từ đó suy ra tỉ lệ cạnh và hệ thức cần chứng minh.

Trả lời:

a) M  nằm bên trong đường tròn

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 10)

Xét ΔMAC và ΔMDB, ta có:

AMC^=BMD^ (hai góc đối đỉnh)

CAB^=ADB^ vì cùng chắn cung AD

ΔMACΔMDB

Theo tính chất hai tam giác đồng dạng ta có :

 MAMD=MCMBMA.MB=MC.MD

b) M nằm bên ngoài đường tròn

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 11)

Xét đường tròn (O) có ADC^=ABC^  (hai góc nội tếp cùng chắn cung AC)

Xét ΔMAD và ΔMCB, ta có:

Góc M là góc chung

 B^=D^ vì cùng chắn cung AC

ΔMCBΔMAD

Theo tính chất của hai tam giác đồng dạng suy ra :

 MCMA=MBMDMC.MD=MA.MB

Bài 16 trang 97 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho AB,BC,CA là ba dây của đường tròn (O). Từ điểm chính giữa M của cung AB vẽ dây MN song song với dây BC. Gọi giao điểm của MN và AC là S. Chứng minh SM=SC và SN=SA.

Phương pháp giải:

Ta sử dụng các kiến thức sau:

+ Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.

+ Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

Từ đó chỉ ra các góc bằng nhau để có tam giác SMC,SAN cân, suy ra các cặp cạnh bằng nhau.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 13)

VBT Toán lớp 9 Bài 3. Góc nội tiếp | Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 12)

Từ giả thiết ta có MB=MA

Mà NC=MB vì MN//BC NMC^=MCB^

NC=MA

Do đó ta có SMC^=SCM^ hay ΔMSN cân tại SSM=SC.

Từ NC=MA ta có NAC^=ANS^ (các góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau thì bằng nhau) 

Hay ΔASN là tam giác cân tại SSN=SA.  (tính chất).

Đánh giá

0

0 đánh giá